Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 - 12

cũng theo đánh giá của EIA trong trường hợp không có sự thay đổi lớn nào về chính sách năng lượng hiện nay thì nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng từ mức 85 triệu thùng/ngày hiện nay lên 118 triệu thùng/ngày vào năm 2030, trong đó riêng Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50% toàn bộ tiêu thụ thế giới. Do đó, đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu thô, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đang tích cực đầu tư nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế. Trong đó các loại nhiên liệu như nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, tế bào nhiên liệu… đang là những nguồn năng lượng tiềm tàng nhất.

2.5.1. Nhiên liệu sinh học

Hiện nay có khoảng 50 nước trên thế giới khai thác và sử dụng nhiên liệu sinh học ở các mức độ khác nhau. Đó là những nhiên liệu được sản xuất từ dầu thực vật sạch, ethanol (chiết mía đường, sắn), diesel sinh học… Ethanol là loại nhiên liệu được chiết xuất từ nguồn gốc thực vật, đã được sử dụng cho ô tô vào đầu thế kỷ XX. Cũng vào thời điểm đó, ngành công nghiệp lọc dầu phát triển nhanh chóng, đưa xăng dầu lên vị trí hàng đầu. Nhờ giá rẻ, khối kượng cung cấp lớn và nhiều tiện lợi khác của xăng dầu đã đẩy cồn ra khỏi thị trường nhiên liệu ô tô. Giờ đây do giá nhiên liệu cao nên ở nhiều nước vị trí của cồn đang được phục hồi và dạng nhiên liệu này đang được xem là một hướng ưu tiên trong chính sách phát triển nhiên liệu tái tạo. Việc sản xuất và đưa nhiên liệu sinh học vào sử dụng giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu xăng dầu, hơn nữa, chất thải từ nhiên liệu sinh học sạch hơn nhiều so với chất thải từ các loại nhiên liệu truyền thống như xăng dầu, than.78

Xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học của thế giới ngày càng tăng. Năm 2006 toàn thế giới đã sản xuất khoảng 50 tỷ lít ethanol (75% dùng làm nhiên liệu) so với năm 2003 là 38 tỷ lít. Năm 2005 sản xuất 4 triệu tấn diesel sinh học và năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 20 triệu tấn. Brazil là nước đầu tiên

78 Phát triển nhiên liệu sinh học, Tạp chí Thương mại, số 14/2007.

sử dụng ethanol làm nhiên liệu ở qui mô công nghiệp từ năm 1970. Tất cả các loại xăng của nước này đều pha khoảng 25% ethanol (E25), mỗi năm tiết kiệm được trên 2 tỷ USD do không phải nhập dầu mỏ. Hiện tại, nước này có khoảng 3 triệu ô tô sử dụng hoàn toàn ethanol và trên 17 triệu ô tô sử dụng E25.

Nhiên liệu sinh học là một trong những giải pháp ưu tiên trong chính sách năng lượng của nhiều nước trên thế giới. Giải pháp này không những giúpgiảm sự phụ thuộc vào xăng dầu mà còn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giúp xóa đói giảm nghèo, tăng việc làm, tăng thêm sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhiên liệu sinh học, Bộ Công nghiệp đã triển khai xây dựng “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học” đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, với mục tiêu sản xuất xăng E10

(xăng pha cồn với hàm lượng cồn tối đa 10%) và dầu sinh học nhằm thay thế 1 phần nhiên liệu truyền thống hiện nay.79

Mặc dù hiện nước ta có khá nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất nhiên liệu sinh học thành công như sản xuất biodiesel từ đậu nành, mè, dầu phế thải; sản xuất cồn 96% ethanol từ mía, bắp, sắn… thậm chí chất lượng gasohol sản xuất từ cồn công nghiệp của trường ĐH Bách Khoa - TP Hồ Chí Minh đã thử nghiệm thành công trên ô tô, xe máy, đạt tiêu chuẩn của Mỹ. Bên cạnh đó, hiện đã xó nhiều nhà máy ở miền Tây Nam Bộ tự xây dựng hoặc liên kết để chế biến mỡ cá basa thành biodiesel. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn nhiên liệu sinh học, còn chờ chính sách, cơ chế của Nhà nước tạo được động lực cho lĩnh vực này phát triển. Như vậy, tiềm năng phát triển nguồn sinh học ở nước ta là khá lớn, song điều quan trọng là cần có chính sách khuyến khích của Nhà nước nhằm phát triển trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất, hệ thống phân phối. Có như vậy chúng ta sẽ giải quyết được 3 vấn đề


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

79 Nguyễn Mạnh, Phát triển nhiên liệu sinh học, Thời báo Kinh tế Việt Nam, (31/07/2007).

đang tồn tại: giảm sự phụ thuộc vào xăng dầu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hơn nữa là phát triển kinh tế nông thôn.

Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 - 12

2.5.2. Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt nguyên tử khác phóng ra từ ngôi sao này. Theo ước tính, dòng năng lượng này sẽ còn duy trì trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Đây là một nguồn năng lượng tái tạo quí báu của loài người.80

Trong khi các dạng năng lượng truyền thống đặc biệt là dầu thô đang ngày một cạn kiệt, thì ánh sang mặt trời được coi là một trong những kho năng lượng quí giá có thể thay thế được. So với các dạng năng lượng khác, năng lượng mặt trời có ưu thế hơn là vừa sạch, vừa rẻ, lại gần như vô tận. Bởi thế, nó đã sớm được con người nghĩ đến và tìm cách khai thác. Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang ngày càng bùng nổ và có thể cung cấp 2,5% nhu cầu điện của thế giới vào năm 2025 thay cho nguồn nhiên liệu hóa thạch - theo báo cáo của tổ chức Hòa Bình Xanh và hiệp hội công nghiệp sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời châu Âu (EPIA). Theo 2 tổ chức này, vào năm 2025, nguồn năng lượng mặt trời sẽ thay cho sản lượng điện hàng năm của khoảng 150 nhà máy điện chạy bằng than đá. Báo cáo cho biết các hệ thống sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời hiện đang cung cấp 0,5% nhu cầu điện của thế giới và có thể tăng lên 2,5% vào năm 2025, sau đó tăng vọt lên 16% vào năm 2040.

Trên thế giới, khi giá dầu ngày càng có xu hướng tăng cao thì một số quốc gia đã đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu năng lượng mặt trời như là một giải pháp khả quan và hữu hiệu. Thưc tế đã chứng minh các doanh nghiệp điện tử lớn ở Nhật đã vô cùng thành công trong lĩnh vực sản xuất pin năng lượng mặt trời. Đồng thời Chính phủ nước này cũng trợ cấp khuyến khích


80 Bách khoa toàn thư Việt Nam: www.vi.wikipedia.org. , tra cứu 10/04/2009

việc áp dụng các công cụ năng lượng mặt trời. Mô hình này còn được áp dụng thành công ở Hàn Quốc và các nước châu Âu khác.

Ở nước ta, từ hơn hai mươi năm trở lại đây đã sử dụng nhiều loại thiết bị thu hứng ánh sáng mặt trời để phục vụ cho quá trình sản xuất như: thiết bị sấy, thiết bị đun nước nóng, thiết bị chưng cất nước và dàn pin mặt trời. Các thiết bị này nhìn chung phù hợp với điều kiện khí hậu và đặc điểm địa lý nước ta. Cụ thể, Việt Nam nằm ở khu vực xích đạo nên rất có tiềm năng về năng lượng mặt trời, cường độ bức xạ trung bình từ 1.600 - 2.720h/năm, rất thuận lợi cho việc phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời. Tiềm năng năng lượng mặt trời nước ta rất lớn, đặc biệt là khu vực phía Nam. Bức xạ mặt trời thay đổi từ 3-4,5 kwh/m2/ngày vào mùa hè. Cả nước có khoảng hơn 100 trạm quan trắc để theo dõi dữ liệu về năng lượng mặt trời. Tính trung bình trên toàn quốc thì năng lượng bức xạ mặt trời là 4-5 kWh/m2 mỗi ngày81.

Việt Nam đã phát triển nguồn điện mặt trời từ những năm 1960 song tới nay vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam công bố chọn địa điểm đặt các nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Ninh Thuận, Phú Yên. Theo kế hoạch, các nhà máy trên sẽ hoạt động từ năm 2015 đến 2020 với công suất tổng cộng là 2000 MW82.

Nhìn chung, nguồn năng lượng mặt trời ở nước ta hiện nay chưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có. Trong điều kiện giá xăng dầu ngày càng tăng và các nguồn khai thác có xu hướng cạn kiệt, ngay từ bây giờ, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu khai thác nguồn năng lượng này vừa để giảm bớt và thay thế xăng dầu, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất và đặc biệt là không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.


81 Báo công nghiệp tiếp thị, số 5-2005 và Trung tâm nghiên cứu năng lượng và môi trường Việt Nam.

82 Website Bộ ngoại giao: http://www.mof.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns070806153331, tra cứu ngày 06/04/2009

2.5.3. Năng lượng gió

Một trong những loại năng lượng có thể tái tạo là gió. Theo thống kê của ngành điện, sản lượng điện năng sản xuất từ sức gió hiện nay trên thế giới tăng liên tục, năm 1994 là 3.527,5 MW, năm 1997 là 7.500MW và hiện nay là trên 10.000 MW… Sử dụng nguồn điện bằng sức gió không lo hết nhiên liệu hay cạn kiệt nguồn nước như thủy điện hay nhiệt điện, đặc biệt không gây những tác động đáng kể tới môi trường. Mặc dù Việt Nam không có nhiều tiềm năng gió như các nước châu Âu song so với Đông Nam Á thì lại có tiềm năng tốt nhất. Tuy nhiên năng lượng gió ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Theo ước tính, tiềm năng xây dựng năng lượng gió ở nước ta từ nay tới năm 2030 là 400 MW. Cho tới nay, Việt Nam đã xây dựng xong và đang vận hành cột gió phát điện công suất 850kW ở Bạch Long Vỹ. Ngoài ra, trung tâm năng lượng tái tạo và thiết bị nhiệt (RECTARE), ĐH Bách Khoa - TP Hồ Chí Minh đã lắp đặt trên 800 cột gió ở 40 tỉnh thành. Hiện còn có dự án xây dựng 20 cột gió với tổng công suất

15MW tại tỉnh Bình Định. Viện năng lượng đang nghiên cứu xây dựng các trang trại gió qui mô lớn, một trong số đó là trang trại 20MW ở Khánh Hòa83. Tổng công ty điện lực Việt Nam dự định tài trợ xây dựng một trang trại gió với công suất 20 MW. Như vậy, năng lượng gió cùng với năng lượng mặt trời là những nguồn năng lượng thiên nhiên hữu ích và ngày càng phổ biến trong

đời sống kinh tế và xã hội.

2.5.4. Tế bào nhiên liệu

Đây là loại biến đổi năng lượng hóa học của nhiên liệu (ví dụ như hydro) trực tiếp thành năng lượng điện. Khác với pin và ắc quy, tế bào nhiên liệu không bị mất điện và cũng không có khả năng tích điện. Tế bào nhiên liệu hoạt động liên tục khi nhiên liệu (hydro) và oxy được đưa từ ngoài vào.


83 Công nghiệp tiếp thị: http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/diendan/2006/10/16110.ttvn, tra cứu ngày 11/04/2009

Hiện nay, trên thị trường ô tô, hãng Toyota đã cho ra đời loại xe Toyota Fine N sử dụng pin nhiên liệu. Cũng trong thời gian này, hãng Ford Motor cũng giới thiệu loạt xe buýt chạy bằng nhiên liệu hydro vừa thay thế nhiên liệu xăng vừa làm giảm khí thải. Công nghệ này đang được thúc đẩy để tiến gần tới sản xuất đại trà trong vòng 5 năm tới. Trên thế giới, từ 20 năm nay, nhiều hãng sản xuất xe đã nghiên cứu về xe có nhiên liệu hydro, sử dụng tế bào nhiên liệu để chuyển hóa năng lượng và dùng động cơ điện để vận hành. Kỹ thuật này đã được phát triển cho xe buýt, xe du lịch, xe tải nhẹ. Ở Đức đã có 2 hãng đóng tàu cung cấp loại tàu ngầm vận hành bằng điện được cung cấp từ máy phát điện diesel hoặc từ một hệ thống tế bào nhiên liệu hydro. Ngoài

ra, người ta cũng tiến hành thử nghiệm chạy xe buýt sử dụng nhiên liệu hydro trên cùng tuyến đường xe buýt bình thường84. Loại tế bào nhiên liệu này khi được đưa vào ứng dụng sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm lượng dioxit cacbon, một trong các khí gây ra hiệu ứng nhà kính, các oxit của lưu huỳnh và nitơ là các khí gây ô nhiễm môi trường. Theo ý kiến từ Bộ năng

lượng Mỹ, nhiên liệu hydro cũng có thể sử dụng một cách an toàn như các loại nhiên liệu phổ biến khác nếu như nó được bảo quản một cách thích hợp.85


84 Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org.

85 Tổng hợp từ Hội Khoa học công nghệ tự động Việt Nam và www.vietbao.vn, tra cứu 12/04/2009

KẾT LUẬN

Đối với toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, những quan ngại về an ninh năng lượng trong những năm gần đây không ngừng gia tăng. Những căng thẳng về nguồn cung, nhu cầu cũng như biến động về giá cả dầu mỏ luôn là chủ đề nóng bỏng trong những năm gần đây. Với đặc điểm nổi bật là thị trường nhập khẩu xăng dầu, sự biến động giá xăng dầu nước ta trong thời gian qua hầu như cùng chiều với giá dầu thô thế giới song mức độ không giống nhau.

Khóa luận đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, xăng dầu là nguồn năng lượng có vị trí chiến lược trong các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ như giao thông vận tải, sản xuất than, điện, thép… an ninh quốc phòng và tiêu dùng. Đối với tất cả các quốc gia, xăng dầu là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là nhu cầu không thể thiếu của một xã hội hiện đại. Bên cạnh đó khoá luận còn trình bày những điểm khái quát chung về thị trường dầu mỏ thế giới và vai trò quan trọng của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC trong thị trường này.

Thứ hai, thị trường xăng dầu nước ta hình thành khoảng hơn một thế kỷ song đã có nhiều thay đổi về quy mô, tính chất và cả về số lượng, chất lượng của chủ thể tham gia. Cho đến trước khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động nguồn xăng dầu nước ta hoàn toàn phải nhập từ nước ngoài. Chính yếu tố này khiến thị trường xăng dầu Việt Nam luôn phải chịu ảnh huởng từ thị trường thế giới và giá xăng dầu liên tục biến động trong những năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2004-2008. Những bất ổn về giá của thị trường xăng dầu trong giai đoạn này tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thị trường xăng dầu nước ta có khuynh hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào vào nguồn xăng dầu nhập khẩu, thay đổi về hình thức tổ chức quản lý, rời bỏ sự

quản lý về giá của Nhà nước để tiến tới xây dựng một thị trường tự do cạnh tranh, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, trước tình hình bất ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian qua, các giải pháp cần thiết đã và đang được áp dụng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực tới đời sống - xã hội. Trong điều kiện hiện tại của nước ta, việc cần thiết nhất là phải có các nhà máy lọc hóa dầu nhằm đảm bảo một nguồn cung trong nước. Tiếp đó chúng ta cần tích cực nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới thay thế. Nhà nước cần tăng cường mức dự trữ xăng dầu quốc gia để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, hạn chế những bất lợi từ biến động giá xăng dầu trên thị trường thế giới tới nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cần phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu và điều hành giá cả mặt hàng này, mở rộng và khuyến khích cho thị trường xăng dầu cạnh tranh và phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022