Mối Quan Hệ Giữa Du Lịch Và Một Số Lĩnh Vực Khác - Các Điều Kiện Để Phát Triển Du Lịch 86248

Khách thường muốn tìm về đời sống dân dã, bình dị nơi thôn quê. Yêu thích văn hóa, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của địa phương.

Đặc điểm về lao động

Đội ngũ lao động ở làng du lịch địa phương có tính chuyên môn hóa không cao, quá trình phục vụ nhiều lúc mang tính tự phát, chưa được đào tạo đúng mức.

Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ và giao tiếp có thể khai thác được nhiều yếu tố văn hóa (phong tục tập quán, tôn giáo – tín ngưỡng, truyền thống…) của địa phương tạo ra những sức hấp dẫn riêng đối với khách.

- Những ưu thế và hạn chế

Vì mỗi thể loại làng du lịch có những đặc điểm khác biệt nhất định do đó chúng cũng có những ưu thế và hạn chế khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét ưu thế và hạn chế của từng loại du lịch .

+ Đối với làng du lịch cao cấp: ưu thế nổi bật của loại hình cơ sở lưu trú du lịch này

là :

Chất lượng cao,bkhách được thực sự hòa mình vào thiên nhiên với tính chất du lịch

tích cực, hưởng trọn vẹn các dịch vụ của một kỳ nghỉ.

Lực lượng lao động được đào tạo bài bản, có tính chuyên môn hóa cao. Có các chuyên gia hướng dẫn khách trong các chương trình giải trí, thể thao.

Sản phẩm trọn gói do đó tận thu được khả năng tiêu dung của khách. Một số hạn chế của loại hình cơ sở lưu trú này:

Chi phí đầu tư, xây dựng cũng như tiến hành hoạt động kinh doanh, phục vụ khá cao. Khó khăn trong việc hạ giá thành và cạnh tranh với một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác.

Giá cả thường khá cao.

Thị trường khách còn hạn chế chỉ tập chung ở loại hình khách “quý tộc ”

+ Đối với làng du lịch địa phương

Ưu thế nổi bật của loại hình cơ sở lưu trú du lịch là: Giá cả hợp lý

Có thể khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của nhiều làng quê để phát triển du lịch. Đặc biệt những làng cổ, làng nghề truyền thống hoặc những làng quê có kiến trúc đặc biệt, làng quê gần những điểm du lịch nổi tiếng.

Chi phí kinh doanh thường không cao, cho nên có thể hạ được giá thành các sản phẩm du lịch.

Đối tượng khách tương đối đa dạng.

Một số hạn chế của loại hình cơ sở lưu trú này: Chất lượng cao.

Lực lượng lao động hạn chế về tính chuyên môn hóa.

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1. Trình bày khái niệm du lịch, khách du lịch, điểm đến du lịch và các loại hình du lịch mà Anh/chị đã biết?

Câu 2. Trình bày một số loại hình cơ sở lưu trú mà Anh/chị đã biết?

CHƯƠNG 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC KHÁC - CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Mã chương: NHKS 07.02

Giới thiệu:

Trong chương 2, người học sẽ được trang bị các kiến thức như: mối quan hệ giữa du lịch và các ngành kinh tế khác, văn hóa – xã hội, moi trường, các điều kiện chung và điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch

Mục tiêu:

Nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa du lịch và các ngành kinh tế khác, văn hóa – xã hội, moi trường, các điều kiện chung và điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch

Nội dung chính:

1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác

1.1. Mối quan hệ giữa du lịch và các ngành kinh tế khác

Vai trò của du lịch được đánh giá rất khác nhau giữa các nước. Ở một số nơi, nó được coi là cách thức tốt nhất để kiếm được những đồng ngoại tệ quý giá, cải thiện mối quan hệ với các nước khác và được xem như là phương tiện bộc lộ cho thế giới biết đến một đất nước tươi đẹp, được quản lý và điều hành tốt. Quan điểm đối lập lại cho rằng du lịch không có ảnh hưởng tích cực. Nó phá hủy các nền văn hóa và hình mẫu cuộc sống ở một khu vực và làm hỏng các cảnh đồng quê xinh đẹp.

Du lịch có thể tạo ra sự kích thích thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng có hai mặt của vấn đề: những đánh giá tốt về du lịch trên phương diện này thì có thể lại có hại trên phương diện khác. Nếu cho rằng du lịch luôn luôn mang lại lợi ích kinh tế là không chính xác và cũng tương tự như vậy khi cho rằng du lịch luôn luôn tạo ra các vấn đề tồn tại về kinh tế là không đúng.

Mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương phải tự mình tiến hành phân tích và rút ra được các kết luận của chính mình trên cơ sở các tình huống riêng biệt như liệu du lịch sẽ có ảnh hưởng tích cực? Và liệu có nên tích cực khuyến khích sự phát triển du lịch?

Một trong những khó khăn lớn nhất của công việc phân tích trên là cố gắng so sánh các nước phát triển với các nước đang phát triển. Sự khác biệt giữa hai nền kinh tế đó làm

cho việc rút ra các kết luận chung và có giá trị là rất khó khăn. Phần này sẽ xem xét các đặc điểm tác động kinh tế chủ yếu của du lịch, trên cơ sở đó liên hệ áp dụng cho cả hai nhóm nước đã phát triển và đang phát triển.

CẦU

Du khách

Điểm đến

Sức chứa


ĐẶC ĐIỂM DU KHÁCH


ĐẶC ĐIỂM ĐIỂM ĐẾN

Du lịch có hiệu quả trực tiếp đối với một số ngành và lĩnh vực kinh doanh như giao thông vận chuyển, lưu trú và ăn uống thông qua doanh thu của các bộ phận này tăng đáng kể. Mặt khác, một số ngành khác có liên quan đến du lịch như công nghiệp hàng tiêu dùng, nông nghiệp cũng có lợi ích từ du lịch. Đó là hiệu quả gián tiếp của sự phát triển du lịch. Để hiểu được vấn đề này, cần tìm hiểu xem đồng tiền chi tiêu của du khách được thẩm thấu qua nền kinh tế của mỗi khu vực như thế nào và hiệu quả tăng thêm của tiến trình thẩm thấu đó.


Yếu tố

Thời gian lưu trú




Kiểu loại hoạt động




Mức độ sử dụng




Mức độ hài lòng




Các đặc điểm kinh tế - xã hội



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 9


Triển vọng môi trường




Cơ cấu kinh tế




Tổ chức chính trị




Trình độ phát triển du lịch





Cơ cấu và tổ chức xã hội


động lực


68

CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH

Kiểm soát tác động

Yếu tố tĩnh tại



Yếu tố kết quả

Sơ đồ 1: Các yếu tố cấu thành và tác động của du lịch

Hiệu quả bội

Đồng tiền do du khách chi tiêu là “đồng tiền mới” tại một khu vực vì du khách đã mang tiền từ nơi này đến nơi khác. Những đồng tiền mới này được sử dụng để chi trả các khoản phát sinh trong kỳ nghỉ của du khách. Ví dụ, du khách từ Đà Nẵng ra thăm Hà Nội có thể chi tiêu cho phòng khách sạn, vé máy bay, các bữa ăn tại khách sạn hoặc các nhà hàng. Các du khách này cũng có thể đến nhà hát, mua sắm hàng lưu niệm và mua tour thăm quan Hà Nội và các vùng phụ cận.

Từ những chi tiêu ban đầu đó của du khách làm nảy sinh các quá trình chi tiêu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, người lao động và những cơ sở kinh doanh khác. Tiếp theo ví dụ trên khi du khách vào các nhà hàng để thưởng thức các món ăn ở Hà Nội. Để chuẩn bị và phục vụ các món ăn, nhà hàng sẽ phải thuê nhân viên nấu bếp, dọn dẹp, phục vụ bàn, quản lý cũng như kế toán và thủ quỹ. Ngoài ra họ cũng cần mua nguyên liệu, thực phẩm, dụng cụ ăn uống, đồ đạc, các trang thiết bị phục vụ giải trí. Họ cũng phải chi trả các chi phí in ấn thực đơn, danh thiếp… Cơ sở kinh doanh này cũng sẽ phải nộp thuế kinh doanh và các khoản đóng góp khác cho địa phương. Các nhân viên được trả lương sẽ sử dụng tiền lương và tiền thưởng để trả các khoản chi cho nhu cầu cá nhân và gia đình, ngoài ra có thể để dành (tiết kiệm). Các nhà hàng sẽ trả tiền mua nguyên liệu thực phẩm cho những người cung cấp (cơ sở thương mại). Đến lượt mình, các nhà cung cấp sử dụng tiền thu được để chi trả cho những người sản xuất trực tiếp. Như vậy, đồng tiền chi tiêu của du khách được sử dụng vài lần tạo nên một chuỗi chi tiêu – thu nhập – chi tiêu – thu nhập… và lan truyền đi khắp địa phương.

Do đó, hiệu quả bội là hiệu quả tăng thêm về thu nhập của một khu vực từ những thu nhập ban đầu của du lịch (hoặc chi tiêu của khách du lịch). Nó có thể được xác định bằng cách nhân thêm một hệ số vào lượng thu nhập ban đầu của du lịch. Vì vậy, một số tác giả Việt Nam gọi là “hiệu quả số nhân trong du lịch”.

Tuy nhiên, không phải tất cả số tiền nhận được sẽ cần thiết phải chi tiêu hết hoặc đọng lại toàn bộ trong nền kinh tế của một địa phương nhất định. Một số nhân viên sẽ để dành (tiết kiệm) tiền, những nhân viên không phải là người địa phương có thể gửi tiền về quê, các cơ sở kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu, các công ty chi nhánh của công ty đa quốc gia sẽ gửi lợi nhuận về công ty chính của mình ở nước khác. Do đó những khoản

tiền này được đưa ra khỏi chuỗi chi tiêu – thu nhập của khu vực. Thuật ngữ “rò rỉ - thất thoát” được áp dụng cho những khoản tiền đi ra khỏi chuỗi chi tiêu – thu nhập hoặc bị mất đi, không còn được sử dụng ở địa phương nữa. Do có sự rò rỉ này làm cho chuỗi chi tiêu – thu nhập chấm dứt.

Sự rò rỉ sẽ làm hiệu quả bội về thu nhập từ du lịch của một khu vực. Do đó, nếu khu vực tự cung cấp được nhiều hơn và đồng tiền quay được nhiều lần trong khu vực hơn thì người dân ở đó và nền kinh tế địa phương sẽ có lợi nhiều hơn từ du lịch. Tuy nhiên, nếu khu vực cần nhập vào hầu hết các phương tiện vật chất (để cung cấp cho du khách) thì vấn đề quan trọng và phải tính xem có bao nhiêu tiền thu được vào và lượng tiền đó lại thất thoát ra khỏi khu vực như thế nào.

Một số công trình nghiên cứu thực hiện ở một nhiều nước khác nhau chỉ ra rằng lợi ích kinh tế (tác động tích cực về kinh tế) của du lịch có thể rất khác nhau do mức độ của hiệu quả bội và sự rò rỉ của thu nhập. Tại Quốc đảo Bahamas, các công trình nghiên cứu trong nhiều năm đã chỉ ra rằng 79% chảy vào đất nước lại dùng để chi trả cho các hàng hóa nhập khẩu cần thiết. Do đó cần thiết phải đánh giá lại khả năng tồn tại của du lịch trong mối quan hệ với tỉ lệ rò rỉ (thất thoát) cao vì các chi tiêu thoát ra khỏi khu vực. Một số quốc gia khác có khả năng tự cung ứng hầu hết các nhu cầu của khách du lịch nên tỉ lệ thất thoát rất thấp, ví dụ ở Hy Lạp là 10% còn ở Nam Tư chỉ có 2%, đối với các nước này, lợi ích kinh tế từ du lịch sẽ lớn hơn rất nhiều.

Chiến lược đẩy mạnh việc thu hút du khách Nhật Bản đến Úc gây nhiều tranh luận ở đất nước này trên cơ sở các khái niệm kinh tế về hiệu quả bội và sự rò rỉ. Các cuộc tranh luận nảy sinh bởi vì người Nhật mua một số khách sạn, công ty xe du lịch và nhà hàng của Úc. Khi du khách Nhật tới đây nếu họ đi bằng hãng hàng không Nhật, lưu trú tại các khách sạn, đi tour du lịch bằng xe do người Nhật làm chủ với hướng dẫn viên người Nhật và nếu họ ăn trong các nhà hàng cũng của người Nhật điều hành, nhà hàng lại sử dụng các nhân viên và đầu bếp người Nhật, sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật thì giá trị cuối cùng của du lịch đối với nền kinh tế là rất nhỏ vì tất cả các lĩnh vực trên sẽ rút tiền ra khỏi nền kinh tế Úc để quay về Nhật.

Do vậy, khi đánh giá tác động kinh tế của du lịch ngoài việc phân tích mức chi tiêu, thời gian lưu trú của khách, tổng thu nhập thu được còn cần xác định được sự rò rỉ

(thất thoát) giá trị thực của số thu nhập và tỉ lệ thu nhập từ du lịch còn đọng lại trong nền kinh tế của nước đón khách.

Các tác động về kinh tế

- Cải thiện cán cân thương mại quốc gia

Khách du lịch quốc tế đến mang theo tiền từ các quốc gia khác. Điều này có hiệu quả giống như một ngành sản xuất và du khách có “trách nhiệm” mang ngoại tệ vào, do đó làm cải thiện cán cân thanh toán thương mại của quốc gia. Du lịch được coi như một loại hàng hóa xuất khẩu có thể có giá trị như khoáng sản hoặc nông sản ở một số nước (và có lẽ có giá trị hơn vì nó không làm cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên như ngành khai khoáng). Nếu du lịch được duy trì thường xuyên và phù hợp thì có thể coi nó như là một tác nhân giữ ổn định một khoản thu từ xuất khẩu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước có các mặt hàng xuất khẩu chính có thể có sự nhạy cảm về giá cả hoặc thị trường của các mặt hàng này có thể đang bị thu hẹp. Đặc biệt càng có ý nghĩa đối với các nước bị lệ thuộc và sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn về kinh tế nếu mùa màng thất bát do thời tiết không thuận lợi.

Du lịch quốc tế góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia. Thiếu ngoại tệ thường gây ra sự hạn chế chủ yếu về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào đều mong muốn cải thiện nền công nghiệp, hệ thống giao thông, nguồn năng lượng… của mình nhưng phải đối mặt với nhu cầu ngoại tệ khổng lồ để chi trả cho việc nhập khẩu công nghệ. Du khách quốc tế có thể giúp cung cấp khoản ngoại tệ cần thiết đó.

Lợi ích trên có được với điều kiện có một lượng đáng kể du khách Quốc tế đến và mang theo ngoại tệ. Lượng ngoại tệ thu được không bị rò rỉ khỏi nền kinh tế. Đồng thời, các du khách quốc tế đến và chi tiêu nhiều hơn công dân quốc gia đó đi du lịch nước ngoài.

Nếu người Việt Nam đi nước ngoài trong các kỳ nghỉ mang theo tiền bạc (dưới dạng ngoại tệ hoặc séc du lịch) và chi tiêu tiền bạc ở nước ngoài thì lợi ích kinh tế của du lịch bị ảnh hưởng. Các nước đang phát triển như Việt Nam cần nhiều khách du lịch đến đất nước hơn số công dân nước mình đi du lịch nước ngoài để đảm bảo có lợi ích kinh tế dương trong cán cân thương mại quốc gia. Những năm gần đây do sự phát triển kinh tế, thu nhập của người dân được nâng lên nên số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng

tăng dần. Có một số cách để hạn chế đi du lịch nước ngoài, buộc họ ở nhà trong các kỳ nghỉ và do đó giúp cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán thương mại. Một số nước áp dụng thị thực hoặc giấy phép cho người đi du lịch nước ngoài. Một số nước khác hạn chế số lượng tiền người đi du lịch có thể mang ra khỏi đất nước. Cũng có trước hợp ở một số nước không có những quy chế pháp lý đặc biệt nhưng vì mức độ thu nhập của dân cư nói chung thấp, điều đó có nghĩa là một người thu nhập trung bình thì đơn giản không thể có điều kiện kinh tế cho một chuyến đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra, tỉ giá trao đổi cũng có ảnh hưởng tới số người đi du lịch nước ngoài. Khi tỉ giá trao đổi các ngoại tệ mạnh biến động một cách đột biến sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng chú ý của mô hình du lịch.

Trong năm 1997 đồng tiền của một số nước Châu Á và khu vực Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia… bị mất giá so với đồng Đôla Mỹ. Điều đó đã làm giảm số du khách của những quốc gia này đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự giao động của tỷ giá trao đổi ngoại tệ sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến du lịch ở các quốc gia có khoảng cách gần và những người nhạy cảm với tỷ giá trao đổi. Còn đối với những nơi đến du lịch có khoảng cách xa thì sự ảnh hưởng này có phần giảm.

Ngoài ra, ở các nước phát triển, hiệu quả của du lịch có thể không đáng chú ý hoặc chủ yếu như đối với các nước đang phát triển. Bởi vì, các nước phát triển có thể có sự phối hợp tốt của nhiều loại hàng hóa xuất khẩu và không chỉ dựa vào một vài loại sản phẩm để tạo sự cân bằng cho cán cân thanh toán thương mại. Do đó, lợi ích của du lịch đối với cán cân thương mại cua một quốc gia cần được đánh giá một cách thận trọng.

- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới

Nếu quan sát bất cứ một khu du lịch nào, nhìn vào số nhân viên đang làm việc trong các khách sạn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm,các nhà hàng… thì rõ ràng du lịch đã tạo ra những công việc này. Khái niêm hiệu quả bội cũng được áp dụng ở đây vì du lịch còn tạo nên nhiều việc làm cho các ngành và lĩnh vực khác. Chắc chắn, đây là một yếu tố tích cực khi đánh giá tác động của du lịch đối với bất kỳ một quốc gia nào. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng nhận định: ngành du lịch đã đẩy mạnh quá trình tạo thêm việc làm và là một động lực chính của công tác giảm nghèo trong nhiều thập niên qua và xu hướng này sẽ gia tăng trong thập niên tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023