Một Số Loại Hình Cơ Sở Lu Lịch Tiêu Biểu

của thời gian nghỉ phép và thời gian sử dụng phép trong năm. Nếu thời gian nghỉ phép ngắn, du khách thường đi du lịch một lần trong năm và thời gian chính vụ là xu hướng được lựa chọn nhiều, cường độ du lịch sẽ tăng cao vào mùa chính. Ngược lại, khi quỹ thời gian nghỉ phép dài ngày, du khách sẽ lựa chọn đi du lịch nhiều lần trong một năm, tỉ trọng nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch ở mùa chính, thu hút nhu cầu ngoài mùa. Sự gia tăng thời gian nhàn rỗi là yếu tố góp phần làm giảm cường độ tập trung nhu cầu vào ngoài thời vụ du lịch truyền thống. (2) Thời gian nghỉ học của các trường học tác động lên thời gian rỗi của học sinh và phụ huynh, điều này có vai trò trong việc lựa chọn thời gian đi du lịch của các bậc cha mẹ. Ở Việt Nam, kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên trùng với mùa du lịch biển nên đã làm tăng cường độ mùa du lịch chính.

Ngược lại, số lượng người hưu trí ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình tăng, họ có thể đi du lịch bất kỳ thời gian nào trong năm nếu có điều kiện kinh tế, vì thế đây là lực lượng làm giảm cường độ mùa du lịch chính.

Phong tục tập quán

Dưới tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán được hình thành qua thời gian, dần trở thành lâu đời và có giá trị trong đời sống cộng đồng dân cư các vùng, miền với những màu sắc khác nhau, mang tính độc đáo, hấp dẫn riêng. Điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi cũng tạo thêm nhiều phong tục, tập quán mới bên cạnh những phong tục xưa được cộng đồng tôn trọng gìn giữ.

Ở một khía cạnh nhất định, phong tục tập quán sẽ trở thành yếu tố tác động trực tiếp đến cầu du lịch, tạo nên sự tập trung của cầu du lịch vào những thời vụ nhất định. Ở Việt Nam, phong tục có sức ảnh hưởng mạnh và rõ rệt trong việc tạo nên thói quen đi du lịch của con người, vì thế cũng tác động lên tính thời vụ trong du lịch. Có thể nhận thấy rất rõ, khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch, ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội, lễ tục diễn ra, đây chính là khoảng thời gian quý cho những khách du lịch quan tâm đến du lịch tâm linh, phong tục tập quán quốc gia, vùng miền.

Nhân tố mang tính tổ chức - kỹ thuật

Sự sẵn sàng đón tiếp du khách là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ thông qua lượng cung trong hoạt động du lịch. Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và

cách tổ chức hoạt động trong các cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu theo thời gian.

Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có ảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác động đến thời vụ du lịch.

Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức kinh doanh du lịch, khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau mùa chính hoặc dùng các hình thức khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố của luồng khách du lịch giúp cho khách du lịch nắm được các thông tin về điểm du lịch để họ có kế hoạch đi nghỉ sớm hoặc sau mùa chính một khi họ thấy có lợi.

Các nhân tố khác

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 6

Sự quần chúng hóa trong du lịch

Quần chúng hóa trong du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông du khách có khả năng thanh toán ở mức trung bình (thường ít có kinh nghiệm đi du lịch) thường thích đi nghỉ biển vào mùa hè, mùa du lịch chính bởi: (1) Đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể vào chính vụ do chi phí tổ chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ, mặc dù vào vụ chính có phí du lịch cao nhưng lại được giảm giá cho số đông; (2) Họ thường không hiểu điều kiện nghỉ ngơi của từng tháng nên họ chọn những tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp thời tiết bất lợi là nhỏ nhất; (3) Do ảnh hưởng của xu hướng và sự bắt chước lẫn nhau của du khách. Những người mới tham gia vào dòng khách du lịch thường không nắm được điều kiện nghỉ ngơi của từng vùng, từng địa phương một cách cụ thể. Họ lựa chọn thời gian đi nghỉ ngơi dưới tác động của các nhân tố tâm lý và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người khác. Họ thường đi nghỉ vào thời gian mà các nhân vật nổi tiếng đi nghỉ.

Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ vốn có trong du lịch. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảm giá vào trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi ngoài mùa chính để thu hút khách.

Một số yếu tố đặc biệt khác

Một số khách sạn phục vụ đối tượng khách du lịch công vụ là chính thì thời vụ của các khách sạn này phụ thuộc lớn vào thời gian họp tổng kết của các doanh nghiệp.

Với một số điểm du lịch phục vụ cho loại hình du lịch thể thao dựa vào tự nhiên như trượt tuyết, suối nước nóng, lướt sóng hay đánh golf, thì thời vụ của điểm du lịch lại phụ thuộc vào sự kết hợp của các yếu tố về điều kiện thời tiết (tuyết rơi, lượng nước…), điều kiện cơ sở hạ tầng bổ sung (tuyết nhân tạo, đập nước nhân tạo…) và thời gian đi du lịch của du khách. Các yếu tố trên vừa có thể tác động riêng lẻ vừa đồng thời tác động lên tính thời vụ trong du lịch bởi trên thực tế mùa du lịch thường chịu sự tác động đồng thời của một vài yếu tố. Tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có sự tác động ngược lại của một yếu tố khác.

Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn. Việc phân bổ không đồng đều của hoạt động du lịch theo thời gian cũng gây ảnh hưởng không tốt đến các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan. Do đó, các nhà kinh doanh cần nghiên cứu kỹ tính thời vụ của hoạt động du lịch tại địa phương; cần hiểu rõ các mối liên hệ và ràng buộc qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến độ dài của mùa du lịch, từ đó tìm ra khả năng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoặc xây dựng thời vụ du lịch thứ hai trong năm, nâng cao công suất và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du lịch, khách sạn.

4.3. Một số giải pháp khắc phục sự bất lợi của thời vụ du lịch‌

4.3.1. Xác định khả năng kéo dài thời vụ du lịch :

+ Xác định thể loại du lịch nào phù hợp.

+ Giá trị và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch.

+ Số lượng du khách trong đó và tiềm năng.

+ Sức tiếp nhận của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch.

+ Khả năng cung ứng nguồn lao động.

+ Kinh nghiệm tổ chức.

+ Khả năng kết hợp các thể loại du lịch khác nhau.

4.3.2. Hình thành thời vụ du lịch thứ hai trong năm

Cần phải xác định được những loại hình du lịch và phải dựa trên các tiêu chuẩn

sau:

+ Tính hấp dẫn của các tài nguyên du lịch đưa vào khai thác cho thời vụ thứ hai.

+ Xác định nguồn khách tiềm năng theo số lượng và cơ cấu.

+ Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm trang thiết bị nhằm thỏa mãn nhu cầu cho du khách quanh năm.

4.3.3. Nghiên cứu thị trường

Để xác định số lượng và thành phần của luồng du khách triển vọng ngoài mùa du lịch chính, phải chú ý đến các nhóm du khách sau :

+ Khách du lịch công vụ.

+ Công nhân viên không được sử dụng phép năm vào mùa du lịch chính.

+ Các gia đình có con nhỏ không bị hạn chế thời gian nghỉ vào mùa chính.

+ Những người hưu trí.

+ Những người có nhu cầu đặc biệt.

Chúng ta cần nghiên cứu, nắm bắt được thông tin về sở thích của các nhóm du khách về các dịch vụ du lịch chủ yếu, tạo điều kiện cho các tổ chức du lịch đổi mới cơ sở vật chất – kỹ thuật, đa dạng hóa chương trình vui chơi, giải trí, cung ứng vật tư và công tác phục vụ tốt hơn.

4.3.4. Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách quanh năm cho cả nước, vùng và khu du lịch :

+ Thực hiện sự phối hợp giữa những người tham gia vào việc cung ứng sản phẩm du lịch ngoài thời vụ du lịch chính để tạo được sự thống nhất về quyền lợi và hành động.

+ Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, tạo cho nó có khả năng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách.

4.3.5. Sử dụng tích cực các động lực kinh tế

+ Đối với du khách, các tổ chức và công ty du lịch sử dụng chính sách giảm giá, khuyến mãi để kích thích du khách đi du lịch ngoài mùa chính.

+ Khuyến khích tính chủ động của của các tổ chức kinh doanh du lịch, các cơ sở trong việc kéo dài thời vụ du lịch.

5. Một số loại hình cơ sở lu lịch tiêu biểu‌

5.1 Khách sạn‌

Trong các loại hình cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn là loại hình cơ sở lưu trú chủ yếu, đặc thù nhất, phổ biến nhất của ngành du lịch nói chung và của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch nói riêng. Trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch khách sạn là loại hình cơ sở lưu trú tiêu biểu nhất, phát triển nhất về dịch vụ, chất lượng, đa dạng về thể loại, có số lượng lớn, có mặt hầu hết ở các đô thị, các điểm du lịch trên thế giới. Trong Điều 4 – Luật Du lịch của nước ta đã đề cập “khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu” đã nói lên vị trí quan trọng của khách sạn. Chính vị trí quan trọng của loại hình khách sạn trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch nên việc nghiên cứu chi tiết về khách sạn trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đã được dành viết ở chương 2.

5.2 Nhà nghỉ du lịch‌

- Khái niệm

Trong lịch sử phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch nhà nghỉ, nhà trọ. Nhà trọ từng có thời gian chiếm một tỉ trọng cao nhất (đặc biệt là khi chưa có khách sạn). Mặt khác nhà nghỉ, nhà trọ còn được xem là những tiền đề cho sự ra đời của khách sạn sau này. Ngày nay nhà nghỉ, nhà trọ trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch không còn chiếm vị trí số 1 như trước, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại và phát triển với những đặc điểm riêng (để thích ứng với điều kiện mới). Nó vẫn có mặt ở hầu hết những đầu mối giao thông, trung tâm đô thị, và các điểm du lịch, ở hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt là ở các nước có du lịch chưa phát triển).

Việc xem xét khái niệm của loại hình cơ sở lưu trú này khá phức tạp vì trong thực tế của hoạt động du lịch đặc biệt là ở Việt Nam, việc gọi tên “nhà nghỉ, nhà trọ, nhà khách” nhiều khi chỉ mang ý nghĩa hình thức. Vì có những “nhà nghỉ” như các nhà nghỉ công đoàn, nhà nghỉ thuộc công an, quân đội … có thể có quy mô khá lớn (thậm chí trên 50 buồng), có chủng loại dịch vụ đa dạng, chất lượng khá cao (mang đủ những đặc điểm của một khách sạn) nhưng vẫn được đặt tên là “nhà nghỉ” hay “nhà khách” vì có những lý do khác nhau. Mặt khác có sự đan xen giữa loại hình “nhà nghỉ” với bungalow (nhà nghỉ giải trí) vì trong thực tế cũng có những cơ sở có thể liệt kê và một trong hai loại này đều được.

Trong tài liệu này, việc xem xét thuật ngữ nhà nghỉ đơn thuần mang ý nghĩa về mặt du lịch. Với quan điểm loại hình này có quy mô nhỏ, dịch vụ đơn giản …như vậy những cơ sở lưu trú mang tên gọi là “nhà nghỉ, nhà trọ, nhà khách” trong thực tế ở Việt Nam chưa hẳn đã đúng với khái niệm này .

Chính vì vậy, thuật ngữ nhà nghỉ du lịch đã được đưa ra để phân biệt với nhà nghỉ thông thường ở Việt Nam .

Nhà nghỉ du lịch (Guest house) là loại hình cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ, chủng loại dịch vụ ít, đội ngũ nhân viên phục vụ thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau.

- Các thể loại

Căn cứ theo vị trí của nhà nghỉ du lịch và đặc điểm kiến trúc có thể chia nhà nghỉ ra các thể loại sau :

+ Nhà nghỉ đô thị: là thể loại nhà nghỉ ở đô thị, thường có kiến trúc tương tự như khách sạn (có quy mô, kiến trúc, dịch vụ … kém hơn), có nhiều tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ nhưng thấp hơn khách sạn .

+ Nhà nghỉ thôn dã: là thể loại nhà nghỉ ở nông thôn, hay những nơi có phong cảnh đẹp (bờ biển, rừng, núi …), thường có kiến trúc đơn giản (thường tương tự như kiến trúc ở địa phương và phù hợp với cảnh quan), dịch vị ít, thỏa mãn nhu cầu gần gũi cuộc sống thiên nhiên, hoặc dân dã của khách.

+ Nhà nghỉ độc đáo: là thể loại nhà nghỉ thường ở những nơi đặc biệt có phong cảnh đẹp, có kiến trúc độc đáo, cơ sở vật chất kỹ thuật đặc sắc, sắp đặt, bố trí, độc đáo và thường có tiện nghi khá cao, đáp ứng được những khách du lịch có cảm giác mạnh, cảm giác lạ thường .

- Đặc điểm

+ Vị trí, kiến trúc xây dựng

Tương ứng với từng thể loại nhà nghỉ, mà chúng thường có vị trí, kiến trúc xây dựng khác nhau như :

Nhà nghỉ đô thị: thường được xây dựng ở các đô thị, có kiến trúc tương tự khác sạn, một số nhà nghỉ được cải tạo từ nhà ở có sẵn.

Nhà nghỉ thôn dã: được xây dựng tại các miền thôn quê, hay những nơi có phong cảnh đẹp, có khí hậu tốt (bờ biển, rừng, núi …), thường có kiến trúc mang phong cách địa phương, thấp tầng (chỉ từ 1 đến 2 tầng).

Nhà nghỉ độc đáo: thường được xây dựng ở những vị trí đặc biệt có phong cảnh đẹp, có kiến trúc mang trang thiết bị độc đáo, thường có tiện nghi khá cao, đáp ứng như cầu khách du lịch thích cảm giác mạnh, cảm giác lạ thường và khả năng thanh toán cao.

Ngoài ra còn có một số nhà nghỉ du lịch vốn là nhà ở của cư dân, khi hoạt động du lịch phát triển mạnh ở vùng đó, họ thường cải tạo nhà ở của mình thành nhà nghỉ nhằm phục vụ khách du lịch. Chính vì vậy những nhà nghỉ thuộc loại này thường có kết cấu không đồng bộ, nhưng chính đặc điểm thô mộc, tự nhiên của nó trong một số trường hơp lại là yếu tố hấp dẫn khách du lịch.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong các nhà nghỉ nói chung, cơ sở vật chất kỹ thuật thường khá đơn giản so với khách sạn .

Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhà nghỉ thường tập trung vào những trang thiết bị phục vụ cho khách là chủ yếu. Chỉ những nhà nghỉ có quy mô lớn thường mới có quầy lễ tân và một sốt ít dich vụ bổ sung.

Nhìn chung buồng ngủ của khách trong các nhà nghỉ thường có diện tích nhỏ, tiện nghi khá đầy đủ nhưng chất lượng thường kém hơn so với khách sạn (phổ biến từ 8 đến 12m2 )

+ Đặc điểm về sản phẩm

Do nhà nghỉ thường có quy mô nhỏ, nên sản phẩm của nhà nghỉ chủ yếu là dịch vụ lưu trú, một số ít có thêm dịch vụ ăn uống, tất nhiên những sản phẩm ăn uống của nhà nghỉ thường rất đơn giản, hoặc là đồ ăn nhanh. Các dịch vụ bổ sung thường không có, hoặc nếu có thì có rất ít chủ yếu là dịch vụ thông tin liên lạc, cung cấp thông tin, giặt là … Trong trường hợp có nhiều nhà nghỉ tập trung thành một quần thể du lịch có thể ở

đây sẽ có số lượng dịch vụ bổ sung đa dạng hơn so với những nhà nghỉ đơn lẻ, tuy nhiên xét một cách khái quát có thể nói sản phẩm của nhà nghỉ chủ yếu là dịch vụ lưu trú, và một dịch vụ khác như: ăn uống, cung cấp thông tin, giặt là …

Do những đặc điểm về sản phẩm đã nêu trên của nhà nghỉ, nên giá cả về dịch vụ tại nhà nghỉ thường thấp hơn so với một số loại hình cơ sở lưu trú khác như khách sạn, Resort …

+ Đặc điểm về đối tượng khách

Đối với những nhà nghỉ ở đô thị hoặc ở những điểm du lịch đa số khách lưu trú thuộc nhóm khách có khả năng thanh toán trung bình (vì ở nơi đây thường có các loại hình cơ sở lưu trú khác có chất lượng cao hơn đấp ứng nhu cầu của khách). Một sốt ít đối tượng khách lưu trú ở nhà nghỉ có thể vẫn có khả năng thanh toán cao nhưng họ không thể tìm được dựng những loại hình cơ sở lưu trú khác có chất lượng cao hơn do sự quá tại của cầu du lịch (chẳng hạn vào chính vụ du lịch).

Một số nhà nghỉ xây ở những nơi mới phát triển du lịch, hoặc ở những vùng du những lý do nhất định mà khả năng cung ứng du lịch chưa cao, đặc điểm của đối tượng khách thường đa dạng hơn, do đây là một trong những cơ sở cung ứng chủ yếu về dịch vụ lưu trú cho khách.

Đối với những nhà nghỉ độc đáo hoặc những nhà nghỉ được xây dựng ở nơi có vị trí đặc biệt (phong cách đẹp, gần gũi tự nhiên …) đối tượng khách thường là những người yêu thiên nhiên, thích cuộc sống giản dị, hòa mình vào thiên nhiên, muốn tìm cảm giác thư thái nhẹ nhàng trong chuyến du lịch của mình.

Đối tượng khách của các nhà nghỉ ở Việt Nam thường đa dạng hơn. Nếu xét từ nhà nghỉ theo nghĩa của tài liệu này thì đa số khách lưu trú ở nhà nghỉ thường là người có thu nhập trung bình hoặc thấp, lưu trú trong thời gian ngắn. Một số nhà nghỉ còn phục vụ khách lưu trú theo giờ.

+ Tổ chức lao động

Do quy mô và những đặc điểm nói trên nên tổ chức lao động trong các nhà nghỉ thường rất đơn giản. Số lượng lao động ít hơn, tính chuyên môn hóa không cao, một người thường phải đảm nhiệm nhiều chuyên môn khác nhau về lễ tân, bảo vệ, phục vụ buồng, có lúc kiêm cả nhiệm vụ của nhân viên chế biến món ăn …

- Những ưu thế và hạn chế

Ưu thế cơ bản của loại hình nhà nghỉ là giá cả (giá rẻ, hợp lý) một số nhà nghỉ còn có ưu thế về vị trí (gần trung tâm đô thị, gần nơi du lịch …). Đối với những nhà nghỉ độc

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí