của các nhân vật thường đan cài vào nhau làm nổi bật những chân dung, tính cách, số phận nhân vật trong chiều sâu triết lí.
4. Một thành tựu nữa của truyện ngắn giai đoạn này là thi pháp thể hiện. Về kết cấu, trong quá trình phát triển đa số không theo trình tự truyền thống mà có nhiều đảo lộn trật tự hoặc được lược bỏ, tổ chức theo dòng phát triển tâm lý của nhân vật hoặc thay đổi ngôi vị người trần thuật. Kiểu kết cấu linh hoạt này, giúp nhà văn đi sâu khám phá sự vi tế của nội tâm nhân vật, tạo nên những bức tranh tâm lý sinh động, lôi cuốn, đem đến cho độc giả với những logic phát triển bất ngờ. Tuy nhiên, vẫn còn một vài truyện không tránh khỏi lối phản ánh đơn giản trong việc xây dựng kết cấu và tình huống, làm cho câu chuyện trở nên tẻ nhạt. Giọng điệu truyện ngắn giai đoạn này đã bớt đi quyền uy, lên gân, mà có giọng của ý thức công dân, của trí thức mang khát vọng đối thoại trước những vấn đề nóng bỏng của đất nước và con người. Ngôn ngữ có chuyển biến nhưng có phần dè dặt, mãi cho đến những năm 80 mới có bước đột phá. Ngôn ngữ trong một số truyện ít nhiều bị tỉnh lượt các thành phần, mật độ tính thời sự, thông tục và suồng sã có phần gia tăng. Qua đó, thể hiện cái bức bối, hoang mang của con người và xã hội hậu chiến, bởi trong họ có nhiều khát vọng, hoài bão, nhưng cũng không ít nỗi băn khoăn và hoài nghi. Đó là điều không thể tránh khỏi trong một xã hội sau chiến tranh, với những định kiến sai lầm, những rạn nứt về niềm tin, về cơ chế vận hành của xã hội đang kìm hãm sự phát triển. Chính những yếu tố trên đã trở thành nguồn cảm hứng, đề tài cho những suy tư, kích thích nhà văn khai vỡ, nhìn thẳng sự thật từ năm 1986.
5. Nhìn chung, truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 có thể xem như là những mũi khoan thử nghiệm, một hướng tìm tòi, khát vọng đổi mới về thể loại trước hoàn cảnh. Nó nằm trong quỹ đạo vận động, phát triển không ngừng của văn học Việt Nam. Trong bối cảnh xã hội hậu chiến, nhu cầu giao lưu, tiếp xúc với văn học thế giới, càng thôi thúc nhà văn cầm bút đánh
giá đúng sự thật, mở đường cho văn học Việt Nam phát triển. Lúc này, nhà văn không còn là người độc tôn cho những chân lí phán truyền tư tưởng mà đại diện cho một tư cách, sứ mệnh của người cầm bút. Nhìn lại truyện ngắn 1975 – 1985, luận án nhận thấy có nhiều cây bút tiên phong góp phần khám phá, mở đường, tạo tâm thế cần thiết cho chặng đường đổi mới văn học. Bên cạnh những cây bút thể nghiệm thành công, thì vẫn có không ít những sáng tác theo thói quen bị tụt hậu trong sự phát triển không ngừng của văn học. Nhưng dù sao cũng ghi nhận những nỗ lực của họ, vì chính những việc làm này đã góp phần chuẩn bị để tạo ra một vụ mùa bội thu cho văn học Việt Nam từ sau 1985. Trong một chừng mực nào đó, văn học giai đoạn 1975 – 1985 đã nỗ lực tự cởi trói chính mình và góp phần thay đổi quan điểm, tư duy, định hướng phát triển đất nước trước thềm Đại hội Đảng lần VI (1986).
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Đoàn Vũ Công Hoài (2016), “Đổi mới thi pháp Cốt truyện truyện ngắn Việt Nam sau 1975”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Thành tựu Văn học Việt Nam 30 năm đổi mới (1986 – 2016), Khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Khoa học Huế, tr. 457 - 467.
2. Đoàn Vũ Công Hoài (2016), “Trần Thuật, quá trình đổi mới trong truyện ngắn Việt Nam (1975 – 1985)”, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học, nghệ thuật, (48), tr.47 - 52.
3. Đoàn Vũ Công Hoài (2016), “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn thời hậu chiến (1975 – 1985)”, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, (9), tr.72 - 82.
4. Đoàn Vũ Công Hoài (2016), “Nguyễn Minh Châu – Người mở đường tinh anh”, Tạp chí Khoa học ĐH Tiền Giang, (4), tr.139 - 145.
Có thể bạn quan tâm!
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 19
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 20
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 21
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 23
- Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 24
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
[1]. Antônov (Bùi Hiển dịch) (1956), Viết truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, Hà Nội.
[2]. Tạ Duy Anh (2002), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[3]. Tạ Duy Anh (2008), Tạ Duy Anh – truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
[4]. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học, (4), tr.12 - 16.
[5]. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[6]. Vũ Tuấn Anh – Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (1945 – 1975), Nxb Văn học, Hà Nội.
[7]. Thái Phan Vàng Anh (2008), “Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”, Tạp chí Sông Hương, (11), tr.23 - 27.
[8]. Thái Phan Vàng Anh (2010), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận án Tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học xã hội.
[9]. Nguyễn Thị Vân Anh (1985), Hoa xương rồng, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
[10]. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
[11]. Lại Nguyên Ân (1986), “Thử nhìn lại văn xuôi 10 năm qua”, Tạp chí Văn học, (1), tr.31 - 36.
[12]. Lại Nguyên Ân (1987), “Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu”, Tạp chí Văn học, (3), tr.19 - 24.
[13]. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, Nxb Thanh niên,
Hà Nội.
[14]. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[15]. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu) (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Văn học - Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
[16]. Bakhtin (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch) (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôevxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[17]. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”,
Tạp chí Văn học, (9), tr.7 - 13.
[18]. Lê Huy Bắc (2002), “Truyện ngắn hậu hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9), tr.21 - 26.
[19]. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[20]. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 - Khảo sát trên nét lớn, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn. Đại học Sư phạm I, Hà Nội.
[21]. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975”, Tạp chí Văn học, (4), tr.21 - 25.
[22]. Nguyễn Thị Bình (2007), “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – Một cái nhìn khái quát”, Tạp chí Văn học, (2), tr. 63 - 66.
[23]. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – Những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[24]. Ngô Vĩnh Bình (1988), “Nam Hà – Con người và trang viết”, Tạp chí Văn học, (1), tr.33 - 38.
[25]. Ngô Vĩnh Bình (1999), “Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (4), tr.44 - 50.
[26]. Nguyễn Minh Châu (1983), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
[27]. Nguyễn Minh Châu (1985), Bến quê, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. [28]. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn
văn nghệ minh họa”, Báo Văn nghệ, (49 - 50), tr.3 - 15.
[29]. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
[30]. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học, Hà Nội.
[31]. Nguyễn Minh Châu (2007), Dấu chân người lính, Nxb Văn học, Hà Nội.
[32]. Nguyễn Minh Châu (2009), Di cảo Nguyễn Minh Châu, Nxb Hà Nội. [33]. Đỗ Chu (1977), Trung du, Nxb Văn học, Hà Nội.
[34]. Đỗ Chu (2003), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. [35]. Ngô Thị Kim Cúc (1981), Vị ngọt hòa bình, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. [36]. Ngô Thị Kim Cúc (1994), Những người uống trà, Nxb Trẻ, Tp. Hồ
Chí Minh.
[37]. Trần Cương (1983), “Điểm qua một số sách văn xuôi 81 - 82”, Tạp chí Văn học, (2), tr.79 - 82.
[38]. Trần Cương (1986), “Về một vài hướng tiếp cận với đề tài chiến tranh”, Tạp chí Văn học, (3), tr.93 - 95.
[39]. Trần Cương (1995), “Nhìn lại văn xuôi viết về nông thôn trước thời kỳ đổi mới 1986”, Tạp chí Văn học, (12), tr.72 - 74.
[40]. Nguyễn Đức Dân (2000), “Hiện đại đa thanh từ góc nhìn ngôn ngữ học”, Tạp chí Văn học, (3), tr.12 - 15.
[41]. Đỗ Đức Dục (1982), “Trở lại vấn đề xuất hiện của chủ nghĩa hiên thực trong văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (1), tr.30 - 37.
[42]. Trần Ngọc Dung (2006), “Đời sống thể loại văn học sau 1975”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (2), tr.91 - 97.
[43]. Lê Tiến Dũng (1983), Dẫn luận lý luận văn học, Trường ĐH Tổng
hợp Tp. Hồ Chí Minh.
[44]. Lê Tiến Dũng (2004), Nhà phê bình và cái roi ngựa, Nxb Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
[45].Đinh Xuân Dũng (2003), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[46]. Đặng Anh Đào (1991), “Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay”, Tạp chí Văn học, (6), tr.21-23.
[47]. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[48]. Phan Cự Đệ (1986), “Mấy vấn đề lí luận của văn học hiện nay”, Tạp chí văn học, (5), tr.22 - 28.
[49]. Phan Cự Đệ (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lịch sử và lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[50]. Phan Cự Đệ (2005), Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - Chân dung, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[51]. Trần Thanh Địch (1985), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[52]. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[53]. Nguyễn Kim Đính (1985), “Một số vấn đề thi pháp của nghệ thuật ngôn từ”, Tạp chí Văn học, (5 - 6), tr.102 - 112 .
[54]. Trung Trung Đỉnh (1986), Đêm nguyệt thực, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
[55]. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
[56]. Hà Minh Đức (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[57]. Hà Minh Đức (2002), “Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới’, Tạp chí Văn học, (7), tr.53 - 61.
[58].Nguyễn Xuân Đức (1996), “Vấn đề Trường Cổ Tích”, Tạp chí Văn học, (2), tr.28 - 32.
[59]. Gorki (1970), Bàn về văn học (hai tập), Nxb Văn học, Hà Nội.
[60]. G.N.Pôxpêlôp (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[61]. Nguyễn Hương Giang (2001), “Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (4), tr.108 - 113.
[62]. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi từ sau cách mạng tháng tám đến nay, Nxb Hà Nội.
[63]. Nam Hà (1985), Mùa xuân, Sở Văn hóa và thông tin Thuận Hải.
[64]. Nam Hà (1992), “Sự thật chiến tranh và tác phẩm văn học viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (7), tr.100 - 103.
[65]. Thoại Hà (2008), “Dị bản lãng mạn với những chuyện tình qua blog”,
http://vnexpress.net.
[66]. Lê Bá Hán (1996), “Văn học chúng ta những năm cuối thế kỷ”, Tạp chí Văn nghệ, (21), tr.63.
[67]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[68]. Nguyễn Văn Hạnh (1987), “Đổi mới tư duy, khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật’, Tạp chí Văn học, (2), tr.83 - 92.
[69]. Nguyễn Văn Hạnh (1993), “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, Tạp chí Văn học, (3), tr.20 - 23.
[70]. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[71]. Nguyễn Văn Hạnh (2007), “Văn hóa như là nguồn lạch sáng tạo và