Thực Tiễn Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Hiện Nay

280 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Thực tiễn xét xử cho thấy, không ít vụ án sau khi không thể tiếp tục trả hồ sơ điều tra bổ sung ở giai đoạn chuẩn bị xét xử được nữa, tại phiên tòa khi nghị án Hội đồng xét xử lại trả hồ sơ điều tra bổ sung với lý do thiếu chứng cứ dùng để chứng minh hành vi phạm tội; bị cáo có chứng cứ ngoại phạm khi xảy ra vụ án; có dấu hiệu sót người đồng phạm; yếu tố lỗi; … mà không thể bổ sung tại phiên tòa. Thực tế, trong suốt quá trình thu thập thông tin, xác minh, thu thập chứng cứ, điều tra nhằm chứng minh sự thật khách quan vụ án, bằng các biện pháp nghiệp vụ mà pháp luật cho phép và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, người tiến hành tố tụng trong vụ án đó nếu có thể thu thập được chứng cứ chứng minh thì chắc chắn rằng, họ đã tiến hành các hoạt động đó xong trước khi hồ sơ vụ án được chuyển sang Tòa án. Hơn nữa, các điều tra viên, kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án cũng đã tận dụng tối đa thời gian và số lần được trả hồ sơ điều tra bổ sung, kể cả gia hạn điều tra nhưng vẫn không thu thập được tài liệu, không bổ sung thêm được chứng cứ, thì liệu rằng với “cơ hội” được Hội đồng xét xử tiếp tục quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung một lần nữa, cơ quan buộc tội sẽ thu thập thêm được những gì, hay chỉ là việc nhằm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Bởi vậy, khi không có đủ chứng cứ chứng minh được lỗi; hành vi thực hiện tội phạm của bị cáo hoặc đồng phạm (nếu có) như cáo trạng của Viện kiểm sát quy kết, thì phải xem là đồng nghĩa với sự vô tội của bị cáo đã được chứng minh và bản án, quyết định mà Hội đồng xét xử sơ thẩm phải được tuyên bị cáo không có tội và trả tự do ngay (nếu trước đó đã bị tạm giam) chứ không được chọn phương án trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc hủy án để điều tra, xét xử lại đối với Hội đồng xét xử phúc thẩm [120].

3.2. Thực tiễn bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay

3.2.1. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc và nguyên tắc suy đoán vô tội của pháp luật tố tụng hình sự trước năm 2015

Bộ luật tố tụng hình sự trước năm 2015 tuy chưa có điều luật quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội, nhưng cũng có ghi nhận tại Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật” và “Điều 10. Xác định sự thật của vụ án: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật

của vụ án một cách khác quan, toàn diện, đầy đủ, làm rò những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rò chứng cứ xác định diễn biến của người bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội, để thu thập chứng cứ xác định có tội hay không phạm tội và tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Để nhìn nhận, đánh giá việc thực hiện áp dụng pháp luật tố tụng nói chung thông qua kết quả giải quyết các vụ án trong những năm qua, trên phạm vi cả nước của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp, cụ thể như sau:

Vụ thứ nhất: vụ án: “Giết người” xảy ra ở tỉnh Vĩnh Phú

Bị can Trần Văn Thêm, sinh năm 1936; Trú ở: thôn Đức Lâm, xã Hòa Bình, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh).

Nội dung vụ án: Đêm 23 rạng ngày 24/7/1970 Thôn Đức Lân xã Hòa Bình, Yên Phong, Hà Bắc, có một nhóm người đi buôn bán nghỉ đêm lại trên đường, hôm sau trong số người cùng đi có anh Nguyễn Khắc Văn, người cùng xã cùng đi buôn bán bị chết. Nên Trần Văn Thêm là đối tượng bị tình nghi.

Tại quyết định khởi tố vụ án và bị can số: 95/ KT-VA BC ngày 28/7/1970 của Ty Công an Vĩnh Phú, đối với Trần Văn Thêm, đã phạm vào tiết 3 Điều 3 Thông tư 442 TTg ngày 19-1-1955 của Thủ tướng chính phủ quy định tội “cố ý giết người”. Trong giai đoạn điều tra thể hiện các biên bản lấy lời khai Trần Văn Thêm, ghi lại Trần Văn Thêm nhận giết anh Nguyễn Khắc Văn, người cùng xã do mâu thuẫn phát sinh trong quán trình cùng làm ăn buôn bán với nhau.

Tại bản cáo trạng số 452/CT ngày 20/7/1972 của Ty Công an Vĩnh Phú, đã căn cứ sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, truy tố đối với Trần Văn Thêm, 36 tuổi, về tội “Cố ý giết người có dự mưu”. Căn cứ hồ sơ thụ lý việc hình sự số 57 ngày 7/8/1972 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phú, thì bị cáo Trần Văn Thêm đang bị tạm giam tại Ty công an Vĩnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Phú, nay cần thiết phải giam thêm một thời giam nữa để chuẩn bị đưa ra xét xử. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phú có lệnh tạm giam số 125/HS ngày 7/8/1972 với thời hạn tạm giam là 4 tháng, kể từ ngày 7/8/1972 đến hết ngày 7/12/1972 đối với bị cáo Trần Văn Thêm 42 tuổi….

Ngày 20/8/1973, Tòa phúc thẩm đưa vụ án ra xét xử và kết tội đối với bị cáo Trần Văn Thêm, tù chung thân về tội “Cố ý giết người” và thực hiện lệnh thi hành án đối với Trần Văn Thêm. Từ sau khi Tòa án xét xử hồ sơ vụ án của Trần Văn Thêm ở Ty Công an, Tòa án và thi hành án đều không được lưu trữ quản lý theo dòi. Qua quá trình thực hiện thi hành án, Trần Văn Thêm và gia đình Thêm luôn kêu oan và yêu cầu làm rò việc Thêm có phạm tội hay không. Tòa án nhân dân tối cao có Kháng nghị hủy đi điều tra lại do có nghi ngờ giai đoạn điều tra trước đây không khách quan, có dấu hiệu bức cung, ép cung nên đã có giấy cho Trần Văn Thêm ra trại, để xem xét lại vụ án.

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay - 13

Tại Quyết định đình chỉ đình chỉ điều tra bị can số 11/C44-P3 ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường và đã thực hiện tổ chức xin lỗi. Tại quyết định số 759/QĐ-CA ngày 18/10/2017 Chánh án - Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, căn cứ Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước số 35/2009/QHH ngày 18 tháng 6 năm 2009 và xem xét bồi thường theo quy định của pháp luật, đã thực hiện bồi thường theo biên bản thương lượng bồi thường ngày 14/7/2017 giữa Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội với ông Trần Văn Thêm là 6.700.627.500 đồng.

Nhận xét: Thời điểm vụ án xảy ra, Trần Văn Thêm cùng một số người cùng đi buôn bán có anh Nguyễn Khắc Văn, người cùng xã bị đánh chết; trong số những người cùng đi Trần Văn Thêm đã bị nghi ngờ, đồng thời cán bộ điều tra lúc bấy giờ có dấu hiệu không khách quan, đã quy kết cho Thêm phải chịu mức án chung thân. Từ khi đi thi hành án, Trần Văn Thêm luôn kêu oan; như vậy các cơ quan không đủ tài liệu chứng minh nghi can nên đã thực hiện bắt Trần Văn Thêm theo hướng suy đoán có tội.

Vụ thứ 2: Vụ án “Cướp tiệm vàng” xảy ra ở tỉnh Tây Ninh

Nội dung vụ án: Ông Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1958; Trú ở xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Năm 1979 do bị tình nghi ông Dũng bị bắt giam về tội: “Cướp tài sản riêng của công dân” Điều 151 BLHS năm 1985, Trong

suốt thời gian bị bắt giam ông Dũng cương quyết không nhận vì theo ông không cướp tài sản của ai.

Ngày 11/5/1983, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ban hành quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Nguyễn Văn Dũng và trả tự do cho ông sau 3 năm 9 tháng 14 ngày ông Nguyễn Văn Dũng bị ngồi giam oan. Đáng chú ý, tuy cơ quan điều tra đình chỉ vụ án, nhưng không đình chỉ bị can, nên ông Nguyễn Văn Dũng mang thân phận là bị can gần 40 năm; ngoài ông Nguyễn Văn Dũng, trong vụ án này còn có 7 bị can cũng bị áp dụng biện pháp tạm giam liên quan đến vụ cướp vàng năm xưa; qua vụ án này thấy việc tắc trách của cơ quan điều tra, bắt người không có căn cứ, thời điểm bắt ông Dũng đang là quân nhân; quá trình điều tra xác định có nhục hình, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm, xâm phạm thô bạo, nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân. Sau khi được trả tự do ông Dũng khởi kiện đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh với nội dung bồi thường thiệt hại trong giai đoạn thực hiện tố tụng và yêu cầu xin lỗi. Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh và Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã thụ lý giải quyết chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông.

Nhận xét: Vụ án do kỹ thuật điều tra, trinh sát nắm bắt tình hình không chính xác, không đúng, Điều tra viên theo suy diễn mà bắt nghi can là ông Dũng; từ hành vi sai từ ban đầu nên đã dẫn đến một loạt các vi phạm tố tụng khác, đồng thời có các hành vi xâm phạm khác ngoài tố tụng; hơn nữa vụ án kéo dài gần 4 năm là vi phạm thời hạn điều tra và ông Dũng bị ngồi tù oan 3 năm 9 tháng 14 ngày.

Vụ thứ 3: Vụ án “Giết chồng, giết cha” xảy ra là kỳ án dưới chân đèo Pha Đin ở tỉnh Lai Châu (cũ) nay là tỉnh Điện Biên

Nội dung vụ án: Đêm 17 rạng ngày 18/9/1998, gia đình không thấy chồng là ông Trịnh Huy Tùng về, bà Nga và các con đi tìm, sau đó phát hiện ông chết dưới giếng. Sau quá trình điều tra Cơ quan điều tra công an tỉnh Lai Châu khởi tố Bà Đặng Thị Nga cùng 2 con là Trịnh Công Hiến, Trịnh Huy Cương để điều tra, truy tố họ về hành vi giết chồng, giết cha.

Năm 1990 Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu (cũ) xét xử kết án: Đặng Thị Nga kết án 36 tháng tù treo về tội “Che dấu tội phạm”; Trịnh Công Hiến kết án 18 năm tù về tội “Giết người”; Trịnh Huy Dương kết án 12 năm tù về tội “Giết người”.

Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Sau quá trình thụ lý tiến hành điều tra lại vụ án, thấy không đủ căn cứ chứng minh tội phạm, đến tháng 01/1992, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu (cũ) đã hủy bỏ lệnh bắt Trịnh Công Hiến và Trịnh Huy Dương sau 28 tháng bắt giam.

Tháng 9 năm 2017, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, yêu cầu các cơ quan tố tụng liên ngành sớm giải quyết vụ án dưới chân đèo Pha Đin. Tháng 10 năm 2017, Cơ quan tố tụng liên ngành đã quyết định đình chỉ bị can, tuyên bố: Trịnh Công Hiến và Trịnh Huy Dương không phạm tội “Giết người” và Đặng Thị Nga, không phạm tội “Che dấu tội phạm”. Ngày 24/10/2017 tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã tổ chức công khai xin lỗi, Tòa án đã kết tội oan cho 3 mẹ con bà Đặng Thị Nga. Ngày 18/12/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã thụ lý vụ án do bà Đặng Thị Nga khởi kiện yêu cầu bồi thường.

Nhận xét: Sau 28 năm mang tiếng giết cha, giết chồng mới được minh oan. Qua vụ án này cho thấy các cơ quan tố tụng đã không tôn trọng các nguyên tắc tố tụng, không thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội để xác định sự thật của vụ án nên đã dẫn đến oan sai.

Vụ thứ 4: Vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra ở thành phố Hà Nội

Nội dung vụ án: Theo hồ sơ, xuất phát mâu thuẫn từ việc vợ chồng dì là Dương Diệu Thu và chồng là Nguyễn Văn Hiền, khoảng tháng 10/2008 cho Vũ Ngọc Dương vay 50.000.000 đồng với lãi 3.000 đồng/một triệu/ngày. Do Dương không trả được nên chú dì mới làm giả các giấy tờ giả cho rằng: Vũ Ngọc Dương lợi dụng danh nghĩa là tình nguyện viên của Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh nhận tiền của Công ty Đức Khuê và Công ty CODICO làm từ thiện, mỗi công ty là 50.000.000 đồng bằng hóa đơn chi tiền, có chữ ký của Dương nhưng không nộp về Trung tâm mà tiều sài hết. Hành vi trên của Vũ Ngọc Dương đã bị án sơ thẩn 503/2012/HSST ngày 21/11/2012, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng điểm d khoản 2 Điều 140 BLHS năm 1999 xử phạt Vũ Ngọc Dương 30 tháng tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” sau đó

bị cáo kháng cáo kêu oan, không biết Trung tâm ở đâu, không phải là tình nguyện viên, không được ký vào 2 phiếu chi tiền, đề nghị cho giám định lại chữ viết, chữ ký.

Án phúc thẩm số 565/2013/HSST ngày 10/9/2013 của Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, tuyên xử 2/3 (ý kiến Hội đồng xét xử) giữ nguyên án sơ thẩm. Một thẩm phán có ý kiến: hủy án sơ thẩm cho giám định lại chữ ký của Vũ Ngọc Dương tại 2 phiếu chi tiền.

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 31/QĐ-VKSTC-V3 ngày 12/11/2014 của Viện trưởng - Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với bản án phúc thẩm số 565/2013/HSST ngày 10/9/2013 của Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

Bản án giám đốc thẩm số 04/2015/HS-GĐT ngày 15/01/2015 của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao tuyên hủy Bản án phúc thẩm số 565/2013/HSST ngày 10/9/2013 của Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung. Sau khi điều tra lại không đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của Vũ Ngọc Dương, Cơ quan điều tra đã đình chỉ đối với vụ án và bị can Vũ Ngọc Dương.

Ngày 25/12/2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tổ chức xin lỗi công khai đối với Vũ Ngọc Dương.

Nhận xét: Vụ án do bị tố cáo buộc tội Dương cho thấy việc thu thập đánh giá chứng cứ không đầy đủ, việc giám định tư pháp không đúng, những người tiến hành tố tụng không khách quan theo hướng suy đoán có tội, tranh tụng tại phúc thẩm đã làm rò những vấn đề mâu thuẫn của vụ án, tuy nhiên lại tuyên án theo biểu quyết 2/3 thành viên của hội đồng, nên dẫn đến oan sai.

Vụ thứ 5: Vụ án “Thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn” xảy ra ở tỉnh Thái Nguyên.

Nội dung vụ án: các can phạm gồm: Phùng Mạnh Chinh bị kết án 16 năm tù về tội giết người; Bùi Xuân Long can tội giết người; Nguyễn Cao Cường bị kết án 5 năm tội Cưỡng đoạt tài sản đều thuộc buồng giam số 7 dãy nhà H (gọi buồng H7). Từ ngày 22/8/2009 đến 28/8/2009, các bị cáo chuẩn bị công cụ, nhưng chưa thực hiện đào tường để trốn. Tối ngày 28/8/2009, bắt đầu đào tường đến 19 giờ ngày 02/9/2009 cả ba tên đào xong rồi trốn thoát ra khỏi trại giam. Đinh Văn Chiến và

Vũ Đình Trọng được phân công quản giáo phụ trách nhà H, trong đó có buồn H7 từ ngày 24/8/2009 đến hết 5 giờ chiều 28/8/2009. Đối với Chiến hết 5 giờ chiều cùng ngày bàn giao ca về nghỉ phép như đã xin phép lãnh đạo. Với hành vi nêu trên:

Bản án sơ thẩm số 33/2011/HSST ngày 20/5/2011, Tòa án nhân dân huyện Phú Lương tuyên xử Vũ Đình Trọng 18 tháng án treo; Đinh Văn Chiến 24 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn”. Chiến kháng cáo.

Bản án sơ thẩm số 88/2011/HSST ngày 28/7/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên hủy án sơ thẩm để điều tra và giải quyết lại theo thủ tục chung;

Sau hai lần điều tra bổ sung Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản số 3501/VKSTC-VIA ngày 27/9/2009 chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Lương tiếp tục truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn”.

Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Lương tiếp tục truy tố giữ nguyên cáo trạng 97/KSĐT/TP ngày 28/10/2010 (bản cũ) kèm theo công văn và gửi hồ sơ sang Tòa án nhân dân huyện Phú Lương để xét xử.

Bản án sơ thẩm (lần 2) số 48/HSST ngày 20/6/2013 Tòa án nhân dân huyện Phú Lương tuyên xử Đinh Văn Chiến không phạm tội “Thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn” theo khoản 2 Điều 3001 BLHS và đình chỉ vụ án. Đinh Văn Chiến kháng cáo yêu cầu khôi phục lại các quyền lợi. Bản án phúc thẩm số 153/HSPT ngày 18/9/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên tuyên xử Đinh Văn Chiến không phạm tội “Thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn” theo khoản 2 Điều 301 BLHS và đình chỉ vụ án.

Nhận xét: Trong trường hợp này việc khởi tố vụ án là cần thiết, tuy nhiên, xác định bị can là ai thì cơ quan tố tụng đã thu thập phân tích chứng cứ chưa đầy đủ khoa học nên là nguyên nhân dẫn tiếp đến một loạt hành vi tố tụng khác sai tiếp theo và các biện pháp xử lý lại sai tiếp (cái sai này, chồng lên cái sai khác), tước quân tịch, đình chỉ sinh hoạt Đảng (do việc nghi ngời có phạm tội).

Vụ thứ 6: Vụ án “Hiếp dâm trẻ em” xảy ra ở thành phố Hà Nội.

Nội dung vụ án: Theo án sơ thẩm, khoảng 8 giờ 15 phút ngày 22/9/2013, Trực đang chơi cùng con trai tên là Phúc sinh năm 2011 và cháu Chi sinh năm 2007, cháu Trí sinh 2009 (con chủ nhà trọ). Trực ở cùng vợ con, lúc này vợ đưa mẹ đẻ đến chơi ra bến xe Nam Thăng Long đi về nhà (đi khoảng 15 phút) thì vợ Trực

quay lại. Trong khi vợ đi vắng, cùng lúc này thấy cháu Trang đi qua, Trực đã kéo cháu Trang vào phòng của Trực, một tay giữ Trang, một tay kéo đóng cửa sổ, đóng của chính của phòng trọ. Cháu Trang kêu “bỏ cháu ra” thì bịt miệng lại rồi đè lên người Trang một tay kéo quần xuống rồi vén áo lên ngực, một tay cần dương vật cho vào âm hộ được gần một phút thì rút dương vật ra xuất tinh lên bụng cháu, rồi cho cháu Trang 50.000 đồng và cháu về ra đầu ngò mua kem hết 24.000 đồng, còn

26.000 đồng. Cùng ngày, gia đình cháu Trang biết chuyện đã gửi đơn tố giác Trực ra Công an huyện Từ Liêm. Kết quả khám ở bệnh viện phụ sản Hà Nội kết luận: “Trên toàn thân không có vết xây xước gì, không bầm tím, âm hộ không có vết xây xước hay tụ máu. Màng trinh có vết rách cũ ở vị trí 7h và góc màng trinh từ 2h - 6h có vết bầm màu hồng đỏ mới. Soi tươi tinh trùng không tìm thấy hình ảnh tinh trùng trên vi trường”. Tại cơ quan điều tra, Trực có lời khai hiếp dâm cháu Trang như đã nêu trên, ngoài ra không có lần nào khác.

Với hành vi nêu trên, Bản án sơ thẩm số 127/HSST ngày 26/3/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, áp dụng khoản 4 Điều 112 BLHS xử phạt Đinh Văn Trực 13 năm tù. Bị cáo kháng cáo kêu oan, khi điều tra bị đánh bắt phải nhận.

Bản án phúc thẩm số 367/2014/ ngày 11/7/2014 của Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại với các lý do tổng hợp từ các lời khai: chị Hồng vợ Trực chỉ vắng nhà 10 phút, hiện trường là nhà cấp 4 năm gian tách rời để cho thuê trọ, nhà được làm trên một phần sân của chủ nhà anh Thắng; trước khi sự việc xảy ra có mẹ đẻ chị Hồng ở quê lên chơi vài hôm và chị Hồng đưa mẹ ra bến xe Nam Thăng Long; như mô tả khi thực hiện hành vi hiếp dâm, thì có 3 đứa trẻ cùng chơi ở gian bên cạnh, trước khi chị Hồng đưa mẹ đi, thì chị Thủy hàng xóm còn sang chơi, chào bà, phía sau nhà trọ là sân chủ nhà và ông Thắng chủ nhà đang làm ở phía sau; khi chị Hồng đưa mẹ đi, con chị khóc đòi theo, nên Trực phải bế dỗ; chiếc áo Trang mặc mà bị xuất tinh lên bụng, thì mẹ cháu đã giặt; các nhân chứng đều nói không nghe tiếng kêu của cháu Trang, đặc biệt là chị Thủy người cùng trọ chứng kiến và khẳng định không thể có hiếp dâm Trang được; tiền 50.000 đồng lúc Trang khai mua kem, lúc khai mua gấu bông, giám định không tìm được xác tinh trùng, màng trinh đã rách cũ; lời khai của Trực tại cơ quan điều tra theo Trực là bị ép nhận… yêu câu làm rò các mâu thuẫn nêu trên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022