Tội vi phạm quy định về ATTP được biểu hiện ở hành vi vi phạm một trong các quy định về ATTP trong hoạt động sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến, cung cấp thực phẩm, cụ thể như sau:
Một là, sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
Hai là, sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy.
Hai hành vi trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong hai trường hợp: thứ nhất, thực phẩm được làm ra có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên; thứ hai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 BLHS hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Ba là, sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm.
Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc vào một trong hai trường hợp: thứ nhất là thực phẩm làm ra có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; thứ hai là thực phẩm làm ra có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 BLHS hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Bốn là, nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng.
Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp: thứ nhất là thực phẩm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên; thứ hai là thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên; thứ ba là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Năm là, nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được sử dụng hoặc chưa được lưu hành tại Việt Nam.
Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp: thứ nhất là thực phẩm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên; thứ hai là thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên; thứ ba là thực phẩm trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 BLHS hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Sáu là, thực hiện một trong các hành vi nêu trên hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATTP gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp: thứ nhất là gây ngộ độc từ 05 người trở lên; thứ hai là gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 30% trở lên.
*Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý, người phạm tội nhận thức được thực phẩm không đảm bảo an toàn nhưng do cẩu thả hoặc tin rằng hậu quả tác hại không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vấn đề chế biến cung cấp cho người tiêu dùng, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác.
*Các dấu hiệu thuộc về chủ thể
Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định và hoạt động trong lĩnh vực chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm. Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt 16 tuổi trở lên và được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý.
1.1.2. Phân biệt tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với một số tội khác
Bảng 1.1: Phân biệt tội vi phạm quy định về ATTP với tội giết người và tội vô ý làm chết người theo quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Tội giết người Điều 123 | Tội vi phạm quy định về ATTP Điều 317 | Tội vô ý làm chết người Điều 128 | |
Chủ thể | Theo quy định tại Điều 12 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. | ||
Mặt khách quan | Người phạm tội giết người nhận thức rò hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc để mặc hậu quả chết người xảy ra. | Người phạm tội vi phạm quy định về ATTP biểu hiện ở hành vi vi phạm một trong các quy định về ATTP trong sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến, cung cấp thực phẩm. | Người phạm tội vô ý làm chết người tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. |
Khách thể | Hành vi của người phạm tội đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người. | Hành vi của người phạm tội đã xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về ATTP, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người. | Tội vô ý làm chết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người. |
Có thể bạn quan tâm!
- Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Những Hạn Chế, Thiếu Sót Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2015, Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2017 Trong Quy Định Về Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm
- Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Trong Luật Hình Sự Một Số Nước Trên Thế Giới
- Đặc Điểm Địa Bàn Và Tình Hình Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
chủ | Người phạm tội giết người luôn | Người phạm tội vi phạm quy định về | Người phạm tội vô ý làm chết người là | ||||
quan | thực hiện tội phạm này với lỗi cố | ATTP thực hiện tội phạm này dưới | hành vi phạm tội của mình dưới hình | ||||
ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián | hình thức lỗi cố ý (cố ý trực tiếp: | thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do | |||||
tiếp). | nhận thức rò hành vi trái pháp luật, | cẩu thả và vô ý do quá tự tin. | |||||
thấy trước được hậu quả của hành vi | |||||||
và mong muốn cho hậu quả xảy ra) | |||||||
hoặc vô ý (người phạm tội nhận thức | |||||||
được thực phẩm không đảm bảo an | |||||||
toàn nhưng do cẩu thả hoặc tin rằng | |||||||
hâu quả tác hại không xảy ra hoặc có | |||||||
thể ngăn ngừa được). | |||||||
Hậu quả | Tội giết người yêu cầu phải có | Hậu quả nghiêm trọnglà dấu hiệu bắt | Tội vô ý làm chết người yêu cầu phải | ||||
hậu quả chết người xảy ra thì | buộc trong cấu thành tội phạm, cụ | có hậu quả chết người xảy ra thì mới | |||||
mới cấu thành tội. Thực tiễn rất | thể đối với hành vi chê biến, cung | cấu thành tội. Thực tiễn rất khó xác | |||||
khó xác định yếu tố chủ quan | cấp hoặc bán thực phẩm theo quy | định yếu tố chủ quan của người phạm | |||||
của | người | phạm | tội. | Thông | định ở điểm d, khoản 1, đó là gây | tội. | |
thường sẽ xác định hậu quả đến | tổn hại cho sức khoẻ của 01 người | Thông thường sẽ xác định hậu quả đến | |||||
đâu thì người phạm tội phải chịu | mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% | đâu thì người phạm tội phải chịu trách | |||||
trách nhiệm đến đó. | đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức | nhiệm đến đó. | |||||
khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỷ | |||||||
lệ tổn thương cơ thể của những | |||||||
người này từ 31% đến 60% hoặc thu |
lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. | |||
Khung | Có 4 khung hình phạt như sau: | Có 4 khung hình phạt như sau: | Có 2 khung hình phạt đối với tội vô ý |
hình phạt | - Người nào giết người thuộc | - Người phạm tội có thể bị phạt tiền | làm chết người được quy định tại Điều |
một trong các trường hợp: giết 2 | từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng | 128 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung | |
người trở lên; giết người dưới 16 | hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. | năm 2017 như sau: | |
tuổi… (khoản 1 Điều 123) thì bị | - Người phạm tội có thể bị phạt tiền | - Vô ý làm chết một người thì bị phạt | |
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù | từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng | cải tạo không giam giữ đến 3 năm | |
chung thân hoặc tử hình; | hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. | hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm | |
- Phạm tội không thuộc các | - Người phạm tội có thể bị phạt tù từ | - Vô ý làm chết hai người trở lên thì bị | |
trường hợp nêu trên, thì bị phạt | 07 đến 15 năm. | phạt tù từ 3 đến 10 năm. | |
tù từ 07 năm đến 15 năm; | - Người phạm tội có thể bị phạt tù từ | ||
- Người chuẩn bị phạm tội này, | 12 đến 20 năm. | ||
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 | |||
năm; | |||
- Người phạm tội còn có thể bị | |||
cấm hành nghề hoặc làm công | |||
việc nhất định từ 01 năm đến 05 | |||
năm, phạt quản chế hoặc cấm cư | |||
trú từ 01 năm đến 05 năm. |
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
1.2.1. Quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Năm 1982, tại Pháp lệnh Trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30/6/1982 mới có quy định về tội liên quan đến tội vi phạm quy định về ATTP. Khoản 2 và 3 Điều 5 của Pháp lệnh quy định phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, hàng giả có chất độc hại hoặc các chất khác có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thì bị phạt tù đến chung thân. Quy định này cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các nhà lập pháp trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên Pháp lệnh mới chỉ quy định 2 hành vi phạm tội là làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả (chưa đầy đủ các hành vi phạm tội của tội vi phạm quy định về ATTP), cũng như chưa quy định dấu hiệu gây nguy hiểm sức khỏe, tính mạng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Ngày 27/6/1985, Quốc hội ban hành Luật số 17-LCT/HĐNN7 Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (BLHS năm 1985), lần đầu tiên pháp điển hóa hành vi vi phạm quy định về VSTP nếu hành vi phạm tội đã gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Điều 197, mục A – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, chương VIII – các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính. Theo quy định tại các điều trên thì mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội vi phạm các quy định về VSTP gây ra hậu quả nghiêm trọng đều trực tiếp xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng, và trong một phạm vi nhất định thì nó có ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp thực phẩm.
Ngày 21/12/1999, Quốc hội ban hành BLHS số 15/1999/QH10 (BLHS năm 1999). BLHS năm 1999 đã quy định trực tiếp về tội vi phạm quy định về VSATTP tại Điều 244 - Tội vi phạm quy định về VSATTP. Theo đó, tội vi phạm quy định về
VSATTP tại BLHS năm 1999 đã quy định cụ thể và hoàn thiện hơn so với tội vi phạm quy định về VSTP trong BLHS năm 1985 như: sửa đổi tên tội danh từ tội vi phạm các quy định về VSTP gây hậu quả nghiêm trọng thành tội vi phạm quy định về VSATTP; thay đổi khung hình phạt áp dụng đối với loại tội phạm, tăng thêm một khung hình phạt quy định việc xác định hậu quả rất nghiêm trọng. Nếu như BLHS năm 1985 quy định hình phạt bổ sung tại một điều luật riêng thì BLHS năm 1999 đã quy định hình phạt bổ sung ngay trong nội dung điều luật, đồng thời quy định thêm hình phạt tiền với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 vẫn chưa khắc phục được hạn chế của BLHS năm 1985 đó là: thứ nhất, quy định dấu hiệu gây thiệt hại nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội vi phạm quy định về VSATTP; thứ hai, quy định chưa đầy đủ các hành vi phạm tội so với tình hình tội phạm trên thực tế.
1.2.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Ngày 27/11/2015, Quốc hội thông qua Luật số 100/2015/QH13 BLHS (BLHS năm 2015), sửa đổi, bổ sung Điều 244 trong BLHS năm 1999 bằng Điều 317 - Tội vi phạm quy định về VSATTP. Các quy định tại Điều 317 BLHS năm 2015 cho thấy sự quyết tâm của các nhà làm luật trong công tác xử lý và ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy định về VSATTP. Quy định tại Điều 317 BLHS năm 2015 được đánh giá là một bước tiến mới trong quá trình lập pháp, thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. So với Điều 244 BLHS năm 1999, Điều 317 BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung cơ bản sau:
Thứ nhất, quy định 06 nhóm hành vi cấu thành tội phạm, trong đó:
- Bổ sung một số hành vi phạm tội mới (sử dụng, nhập khẩu...);
- Mở rộng đối tượng tác động của tội phạm không chỉ đối với thực phẩm mà còn chất, hóa chất, thuốc kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bị cấm sử dụng hoặc ngoài danh
mục được phép sử dụng hoặc chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành, động vật chết do bệnh, dịch hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định;
- Cụ thể hóa dấu hiệu cấu thành tội phạm "gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng" theo hướng cụ thể số lượng người bị hại, mức tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại;
- Bổ sung dấu hiệu cấu thành tội phạm là định lượng trị giá của chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bị cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm; định lượng về trị giá thực phẩm được chế biến, cung cấp hoặc bán từ việc sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định pháp luật; định lượng về trị giá chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm; trị giá thực phẩm nhập khẩu, cung cấp hoặc bán có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng... Cụ thể:
+ Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;