Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 2


- Nguyễn Văn Nhật (2013), “Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: khi người dân mất cảnh giác”, Tạp chí Nông thôn mới, số 354, tr.26-28. Tác giả trình bày thực trạng, tình hình vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc và địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn là vấn đề khá phổ biến, việc bảo đảm cho người dân có nguồn thực phẩm sạch còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi người dân mất cảnh giác trong việc sử dụng thực phẩm không an toàn, đảm bảo cho sức khỏe, đã có nhiều kha bị ngộ độc do ăn những loại thực phẩm mất vệ sinh này. Phân tích những khó khăn, chồng lên khó khăn trong việc quản lý ở lĩnh vực này. [18]

- Nguyễn Thùy Dương, Trần Ngọc Tụ, Hoàng Đức Hạnh (2015), “Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014”, Tạp chí Y tế công cộng, số 37, tr.33-38. Bài viết hồi cứu số liệu chi tiết toàn bộ các vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 5 năm liên tục từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2014 được ghi nhận trong báo cáo lưu tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội. Từ đó, bài viết khuyến nghị: tăng cường truyền thông phòng chống ngộ độc thực phẩm đến từng gia đình, thôn, xóm; tăng cường kiểm tra giám sát, thanh tra các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; kiểm soát, tuyên truyền thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu phẩm. [10]

- Lê Thị Hồng Ánh (2017), Giáo trình vệ sinh an toàn thực phẩm, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. Tài liệu trình bày về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm; những mối nguy hiểm trong sản xuất thực phẩm; điều kiện và biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác quản lý và một số văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. [1]

- Nguyễn Hữu Đại (2018), Những quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác kiểm tra, giám sát, cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm, Nxb. Lao động, Hà Nội. Tài liệu trình bày toàn văn luật an toàn thực phẩm và các quy định chi tiết thi hành; đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật và tăng cường quản lý của Nhà nước về an toàn thực phẩm; các quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn thực phẩm; quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh… [11]


- Đinh Thị Quế (2018), Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Huế. Tài liệu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; phân tích thực trạng hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm và tình hình xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm; đề xuất 8 giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm: hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; xây dựng và nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm; yêu cầu cam kết an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra, xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; nân cao vai trò của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng; đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ trong thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. [19]

- Nguyễn Văn Song, Lê Như Trang, Nguyễn Công Tiệp (2018), “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội”, Tạp chí Tài nguyên và môi trường, số tháng 9, tr. 29-32. Bài viết là kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về VSATTP. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn huyện Đông Anh, bài viết đề xuất các giải pháp: 1) tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền và các bộ phận liên quan đối với công tác bảo đảm ATTP; 2) nâng cao năng lực và chất lượng quản lý nhà nước về ATTP; 3) đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến thực sự về hành vi ATTP, đẩy mạnh xã hội hóa công tác ATTP; 4) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; và 5) nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn vốn phục vụ quản lý nhà nước về VSATTP. [26]

- Nguyễn Hoài Nam (2019), Thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm tươi sống qua thực tiễn tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Huế. Tài liệu nghiên cứu và trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm tươi sống trên địa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

bàn tỉnh Quảng Trị. Tài liệu đưa ra 2 nhóm giải pháp: hoàn thiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm tươi sống. [16]

- Nguyễn Thị Phi Yến (2020), “Xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm tại thành phố Huế: thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả”, Tạp chí Công thương, số 4, tr. 18-24. Bài viết làm rò 6 hạn chế, vướng mắc trong công tác xử lý vi phạm ATTP tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế: tỷ lệ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP còn thấp; công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm về ATTP ở cấp cơ sở còn nhiều hạn chế; việc áp dụng chế tài hành chính trong xử phạt chưa thực sự hợp lý; việc xử lý vi phạm về ATTP vẫn còn chồng chéo về thẩm quyền; quá trình triển khai xử phạt còn chậm; tỷ lệ kiểm tra, thanh tra trên tổng số đối tượn cần kiểm tra còn thấp. Từ đó, bài viết đề xuất cần phải hoàn thiện một số quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm về ATTP; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về VSATTP; đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát; quyết liệt áp dụng chế tài xử phạt bằng tiền và kịp thời hơn đối với các vi phạm về ATTP; kiện toàn Ban Chỉ đạo về ATTP, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn; đầu tư các nguồn lực cho hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP. [43]

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 2

Có thể thấy, không có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội vi phạm quy định về ATTP, tuy nhiên cũng đã góp phần làm rò một số vấn đề về lý luận và thực tiễn có liên quan đến ATTP. Về lý luận, các công trình đưa ra khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, đặc điểm, đặc thù, quy định pháp luật về ATTP… Về thực tiễn, các công trình phân tích thực trạng hệ thống pháp luật về ATTP; qui định về ATTP; vi phạm qui định về ATTP dưới góc độ pháp luật phi hình sự và pháp luật hình sự; tình hình xử lý vi phạm về ATTP… Các công trình đưa ra nhiều giải pháp khác nhau dựa trên tình hình thực tiễn cụ thể, tuy nhiên, các công trình đều thống nhất 2 nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật về ATTP và tổ chức thực hiện ATTP. Mặc dù vậy đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề ATTP trên


địa bàn TpHCM. Các công trình khoa học trên là nguồn tài liệu có giá trị cho hướng nghiên cứu của đề tài, là cơ sở để tác giả kế thừa phục vụ nghiên cứu đề tài.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP; làm rò khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội; phân biệt tội vi phạm quy định về ATTP với một số tội khác; hệ thống quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP; phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP tại TpHCM. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM trong thời gian tới.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn làm rò các nội dung:

+ Hệ thống những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về ATTP; Nghiên cứu, làm rò quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP.

+ Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM giai đoạn 2018-2020.

+ Đề xuất một số giải pháp áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tội vi phạm quy định về ATTP theo Điều 317 của BLHS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác dưới góc độ pháp luật hình sự.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn TpHCM.

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới năm 2025.

+ Về chủ thể: Tòa án nhân dân TpHCM.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận:


Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, các học thuyết, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Luận văn đồng thời sử dụng lý thuyết về luật hình sự và tố tụng hình sự, các lý thuyết về khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về ATTP theo quy định của BLHS năm 2015.

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp thống kê nhằm làm rò tình hình vi phạm ATTP xảy ra trên địa bàn TpHCM cũng như số vụ, số bị cáo đã bị xét xử về tội phạm này.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa trên những dữ liệu thống kê, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích cụ thể để chứng minh cho các luận điểm nêu ra trong luận văn.

- Phương pháp so sánh: Cùng với phương pháp phân tích và tổng hợp, luận văn sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các thông số, số liệu về tình hình tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM từ năm 2018 đến 2020.

- Phương pháp nghiên cứu điển hình: tác giả đưa ra một số vụ án về vi phạm quy định về ATTP được TAND TpHCM xét xử để làm rò các nhận định, đánh giá của mình.

- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong quá trình điều tra xã hội học nhằm thu thập số liệu thực tiễn từ các cơ quan chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu, hệ thống hóa, làm rò các nội dung liên quan đến tội vi phạm quy định về ATTP.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp hệ thống các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM trong thời gian 3 năm, từ năm 2018 đến năm 2020, đề xuất được một số giải pháp góp phần quan trọng. Kết quả nghiên cứu của luận văn đồng thời là tài liệu tham


khảo có giá trị về tội vi phạm quy định về ATTP có thể được sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Các giải pháp áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

1.1. Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

1.1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

1.1.1.1. Khái niệm

Theo Pháp lệnh VSATTP năm 2003: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người.” [41, tr.1]

Theo Luật ATTP năm 2010: “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.” [20, tr.1]

Theo BLHS năm 2015: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.” [23]

Điều 317, BLHS năm 2015 quy định các hành vi sau đây là vi phạm các quy định về ATTP: [23]

- Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rò là thực phẩm có sử dụng chất cấm.

- Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.


- Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rò nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.

- Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rò là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rò nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm.

Căn cứ vào các khái niệm ATTP, VSATTP, tội phạm và các hành vi vi phạm quy định về ATTP như trên, có thể đưa ra khái niệm tội vi phạm quy định về ATTP như sau: Tội vi phạm quy định về ATTP là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại Điều 317 BLHS năm 2015, sửa đổ bổ sung năm 2017, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, cố ý hoặc vô ý sử dụng các chất cấm, hóa chất, kháng sinh, thuốc… trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, bán, cung cấp thực phẩm; vi phạm các quy định về ATTP gây tổn hại cho sức khỏe hoặc tính mạng của người tiêu dùng. Tội vi phạm quy định về ATTP hiện nay được quy định và phải bị xử lý hình sự theo BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý

Từ khái niệm tội vi phạm quy định về ATTP, dựa vào quy định của Điều 317 BLHS, tội vi phạm quy định về ATTP được thể hiện qua các dấu hiệu pháp lý như sau:

*Các dấu hiệu thuộc về khách thể

Tội phạm xâm phạm đến những qui định, chế độ quản lý của Nhà nước về ATTP, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác (người tiêu dùng). Nhà nước ban hành các quy định về ATTP nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân vì thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của người dân, liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

*Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí