Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


ĐỖ THỊ THU THẢO


TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ THANH THÙY

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rò ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.


Tác giả


Đỗ Thị Thu Thảo


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 10

1.1. Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm ...10

1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về

an toàn thực phẩm 17

1.3. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trong luật hình sự một

số nước trên thế giới 30

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 36

2.1. Đặc điểm địa bàn và tình hình tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 36

2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 42

2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 49

2.4. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 54

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ...58

3.1. Yêu cầu áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm 58

3.2. Giải pháp áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm qui định về an toàn thực phẩm 60

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ATTP An toàn thực phẩm


BLHS Bộ luật hình sự


DN Doanh nghiệp


Nxb Nhà xuất bản


TAND Tòa án nhân dân


TNHS Trách nhiệm hình sự


TpHCM Thành phố Hồ Chí Minh


UBND Ủy ban nhân dân


VSTP Vệ sinh thực phẩm


VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân biệt tội vi phạm quy định về ATTP với tội giết người và tội vô ý làm chết người theo quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung

năm 2017 14

Bảng 2.1: Thống kê tình hình ngộ độ thực phẩm trên địa bàn TpHCM 38

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình vi phạm ATTP trên địa bàn TpHCM các năm 2018-2020 40

Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình vi phạm ATTP trên địa bàn TpHCM các năm 2018-2020 41

Bảng 2.4: Tổng số vụ án, bị cáo tòa án nhân dân thành phố xét xử các năm 2018-2020 42

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con người, được xã hội rất quan tâm. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong quản lý, bảo đảm ATTP. Tuy nhiên tình trạng vi phạm về ATTP diễn biến ngày càng phức tạp. Theo thống kê của Cục ATTP – Bộ Y tế, trên toàn quốc có gần 90.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Từ năm 2015 đến tháng 3/2020, cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra và phát hiện 94.768/224.791 lượt cơ sở (chiếm 42,1%) không đạt tiêu chuẩn ATTP; kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm có 2.109/12.785 mẫu (chiếm 16,4%) không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 3/2020 trên địa bàn toàn quốc đã xảy ra 2.213 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể với 7.653 nạn nhân; 297 vụ ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với 4.498 nạn nhân; 118 vụ ngộ độc thực phẩm trong các trường học với 1.090 học sinh; 238 vụ ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố với 4.980 nạn nhân. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã xử lý 9.768 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm; tiêu hủy trên 180 tấn thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm [2].

Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, Nhà nước luôn chú trọng tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ATTP, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm kịp thời điều chỉnh vấn đề ATTP; ban hành các quy chuẩn về kỹ thuật, chất lượng và các quy chuẩn cần thiết cho công việc sản xuất thực phẩm an toàn, quy định các hình thức kỷ luật, xử phạt, khen thưởng… hợp lý làm cơ sở cho người dân thực hiện, cho nhà sản xuất làm theo, đồng thời tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý. Nhằm răn đe và xử lý cũng như đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về ATTP ở nước ta. Pháp luật hình sự đã sớm quy định và nhiều lần điều chỉnh: Bộ luật Hình sự năm 1985 lần đầu tiên pháp điển hóa hành vi vi phạm quy định về vệ sinh thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 197. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định trực tiếp về tội vi phạm quy

định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại Điều 244. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung Điều 244 trong Bộ luật Hình sự năm 1999 bằng Điều 317 – Tội vi phạm quy định về VSATTP. Mới đây, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định một số điểm mới, tiến bộ, khả thi, phù hợp với tình hình mới của xã hội. Các quy định pháp luật hình sự trên là cơ sở cho việc xét xử và quyết định các biện pháp xử lý hình sự đối với tội vi phạm quy định về ATTP. Tuy nhiên, trong thực tiễn, các quy định pháp luật hình sự về ATTP còn những điểm bất cập: một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về ATTP còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xã hội; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về ATTP còn chậm, chưa được hệ thống hóa gây ảnh hưởng tới việc thực thi Luật…

Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) là thành phố lớn, đông dân nhất cả nước. Các năm 2018-2020, tình hình ngộ độc và tình hình mất ATTP diễn biến nghiêm trọng và phức tạp. Các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành phát hiện các vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, về trang thiết bị, dụng cụ, về việc ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng, không rò nguồn gốc, xuất xứ, quá hạn sử dụng, sử dụng hóa chất, phụ gia bị cấm trong sản xuất, chế biến… Tòa án nhân dân (TAND) TpHCM đã tiến hành xét xử hình sự các vụ án vi phạm quy định về ATTP. Tuy nhiên, việc thực hiện áp dụng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về ATTP trên địa bàn TpHCM các năm 2018-2020 có điểm hạn chế: số vụ án xét xử hình sự về tội vi phạm quy định về ATTP còn rất ít; năng lực về áp dụng pháp luật đối với người phạm tội vi phạm quy định về ATTP chưa cao… Vì vậy, việc nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về ATTP cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm này trên địa bàn TpHCM là rất cần thiết nhằm tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn, những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện để đề xuất các giải pháp khắc phục. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tìm hiểu tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” cho thấy đây là một vấn đề khá mới mẻ nên chưa có ai quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện và chi tiết. Một số tác giả nghiên cứu, tiếp cận các vấn đề liên quan đến ATTP dưới góc độ chủ yếu là các quy định của pháp luật về ATTP hoặc một số vướng mắc trong xử lý các vi phạm về ATTP như:

- Hoàng Trí Ngọc (2009), Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã đưa ra khái niệm tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó làm nổi bật các đặc điểm có tính đặc thù của loại tội phạm này; phân tích thực trạng vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực tiễn xử lý dưới góc độ pháp luật phi hình sự và pháp luật hình sự, qua đó, nghiên cứu những vấn đề còn đang bất cập, tồn tại đối với quy định về loại tội này, cũng như làm sáng tỏ sự cần thiết phải hoàn thiện tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong pháp luật hình sự Việt Nam và đưa ra các phương hướng nhằm hoàn thiện quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ Luật hình sự năm 1999. [17]

- Nguyễn Ngân Giang (2012), Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tài liệu tổng thuật một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn pháp lý về an toàn thực phẩm. Rà soát các hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm. Đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm. Xác định rò trách nhiệm pháp lý của các đối tượng trong xã hội đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Nâng cao kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm. [12]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022