Thực Tiễn Quyết Định Hình Phạt Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh


con về nhà. Khoảng 30 phút sau, anh K thấy nhức gáy, gai người, nổi da gà, đến khoảng 02h00 ngày 01/3/2017 thì thấy mệt hơn. Đến 6h00 ngày 01/3/2017, anh K được mọi người đưa đến Bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, da xanh, niêm mạc hồng nhạt, tuyến giáp không to, hạch ngoại vi không sưng đau; chẩn đoán xác định: Ngộ độc cấp Methanol. Tại bản kết luận giám định pháp y thương tích số 964 ngày 14/11/2017 của Trung tâm pháp y - Sở Y tế TpHCM kết luận thương tích anh Nguyễn Minh K:

1. Ổ tổn thương não vùng nhân bèo thùy trán hai bên: 35%.

2. Hai mắt phù gai thị nghi do ngộ độc Methanol, không ảnh hưởng thị lực:

Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 không có chương mục nào quy định tỷ lệ tổn hại sức khỏe đối với tổn thương này.

3. Hiện chưa đánh giá được mức độ di chứng tổn thương gan, rối loạn thần kinh sau ngộ độc. Đề nghị giám định bổ sung nếu có căn cứ.

4. Nhiều khả năng thương tổn do ngộ độc đường ăn uống gây nên. Tỷ lệ tổn hại sức khỏe: 35%.

Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Thị H khai nhận hành vi sản xuất rượu tại thôn Đ, xã C, huyện T và bán rượu cho chị Nguyễn Thị L bằng các cách thức như đã nêu trên. Quá trình điều tra, anh Nguyễn Minh K yêu cầu Nguyễn Thị H phải bồi thường tổng số tiền là 20.428.000 đồng; gồm 14.428.000 đồng tiền chi phí khám, điều trị do bị ngộ độc Methanol và 6.000.000 đồng tiền mất thu nhập ngày công lao động.

Áp dụng điểm e khoản 1 Điều 317; điểm b, s khoản 1, 2 Điều 51; điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015. Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị H phạm tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đánh giá về tội danh: Bản án hình sự số 223/2018/HSST ngày 19/6/2018 của TAND TpHCM đã kết án bị cáo theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 317 BLHS năm 2015 là đúng pháp luật. Bị cáo Nguyễn Thị H được TAND TpHCM kết luận có hành vi phạm tội vi phạm quy định về ATTP là có đủ cơ sở, phù hợp với lời khai của bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử; phù hợp khách quan với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


lời khai của người bị hại, lời khai của người làm chứng, các kết luận giám định, vật chứng đã thu giữ tại nơi ở và nơi pha chế rượu của bị cáo. Theo đó, từ năm 2016, bị cáo đã có hành vi chế biến rượu và bán lẻ cho các quán cơm, cửa hàng tạp hóa tại khu vực quận 1, 2, 3 TpHCM. Do bị cáo không đăng ký chất lượng hàng hóa, chế biến rượu bằng các công cụ thô sơ, pha chế thủ công giữa rượu nấu với cồn công nghiệp và nước lã, không bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm nên có hàm lượng Methanol cao, khi anh Nguyễn Minh K sinh năm 1980, sử dụng vào buổi chiều ngày 28/02/2017 đã bị ngộ độc cấp Methanol, gây ra ổ tổn thương não vùng nhân bèo thùy trán hai bên, tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 35%. Với hành vi phạm tội của bị cáo như đã nêu ở trên.

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 7

- Bản án 65/2020/HS-ST ngày 26/05/2020 của TAND TpHCM [32]

Hộ gia đình Hoàng Thị T sản xuất, kinh doanh giò, chả heo từ năm 2015, nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Ngày 19/10/2019, T nhận sản xuất hơn 100kg giò, chả heo cho 03 người khách về làm cỗ đám cưới, mỗi người đặt cọc trước 500.000đ và hẹn sáng 20/10/2019 sẽ giao nhận hàng. Rạng sáng ngày 20/10/2019, T đi chợ mua thịt heo sống về xay giò, chả. Trong quá trình xay, T đã cho hàn the vào thịt sống để xay cùng, sau đó gói và luộc chín. Khoảng 05h ngày 20/10/2019 đoàn kiểm tra Ban Quản lý ATTP TpHCM đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất giò chả của gia đình T. Quá trình kiểm tra đã phát hiện một số mẫu giò chả đều dương tính với hàn the. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản theo quy định.

Vật chứng thu giữ gồm: 125 chiếc giò đã chín với tổng trọng lượng là 164,4kg (cả khuôn); 9,9kg chả heo thành phẩm và 2,3kg giò heo sống nghi chứa chất hàn the, 02 hộp nhựa trắng chứa chất bột mịn màu trắng nghi là hàn the có tổng trọng lượng 985g (cả hộp); 01 chiếc chảo, 01 dao, 01 chiếc thớt nhựa, 01 chiếc cân đĩa loại 05kg, 01 chiếc muôi kim loại, 01 chiếc thìa kim loại, 01 chiếc chậu, 01 chai nước mắm nhãn hiệu Nam Ngư sử dụng dở, 01 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajimoto; 125 chiếc khuôn giò, 01 chiếc khuôn chả bằng kim loại; 01 máy xay thịt; 01 chiếc nồi điện luộc giò.


Ngày 23/10/2019, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia có các phiếu kết quả kiểm nghiệm của toàn bộ mẫu vật gửi kiểm nghiệm xác định: toàn bộ các mẫu vật gồm giò, chả, giò sống, phụ gia đều chứa hàn the.

Tại bản kết luận định giá tài sản số 97/2019 ngày 04/11/2019 của Hội đồng định giá tài sản TpHCM, kết luận: “124kg giò nạc lợn giá 14.880.000đ; 01 kg giò tai heo giá 150.000đ; 9,9kg chả heo giá 1.098.000đ; 2,3kg giò nạc heo sống giá 230.000đ”. Tổng cộng là 16.358.000 đồng.

Từ nội dung trên, bản cáo trạng số 54/CT-VKS-PL ngày 24/3/2020 của Viện kiểm sát nhân dân TpHCM đã truy tố Hoàng Thị T về tội “Vi phạm quy định về ATTP” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 317 của BLHS.

Bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi đã thực hiện tương tự như bản cáo trạng đã truy tố và nhất trí với bản cáo trạng mà Viện kiểm sát đã công bố tại phiên tòa. Bị cáo không tranh luận bào chữa gì.

TAND TpHCM tuyên bố: Bị cáo Hoàng Thị T phạm tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”.

Đánh giá về tội danh: Đối chiếu lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa với lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, cơ bản phù hợp với nhau, phù hợp với lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án về thời gian, địa điểm, diễn biến vụ án, phù hợp với kết quả kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, kết quả định giá tài sản cũng như các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án đã được cơ quan điều tra thu thập. Như vậy, có đủ cơ sở kết luận: Ngày 20/10/2019, tại thôn B, xã L, TpHCM, Hoàng Thị T đã sử dụng hàn the (tên khoa học là Natri tetraborat) là chất phụ gia thực phẩm nằm ngoài Phụ lục I “Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm” ban hành kèm theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm có hiệu lực từ ngày 16/10/2019, để sản xuất 137,2kg giò, chả (tổng trị giá sản phẩm là 16.358.000đ), mục đích bán cho người tiêu dùng thì bị Đoàn kiểm tra của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TpHCM phát hiện.


Hành vi nêu trên của Hoàng Thị T đã phạm tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 317 của BLHS. Quan điểm truy tố của Viện kiểm sát nhân dân TpHCM đối với bị cáo như bản cáo trạng đã nêu là có căn cứ, phù hợp pháp luật.

- Bản án 155/2020/HS-ST của TAND TpHCM [33]

Vũ Đức N làm nghề chở heo thuê ở xã Bàu Cạn, huyện Long Thành. Bắt đầu từ năm 2019, N nảy sinh ý định mua heo chết do dịch bệnh về giết mổ rồi bán cho người tiêu dùng. Nguồn gốc heo chết do dịch bệnh N mua của trang trại heo của ông Huỳnh Minh Đ và ông Nguyễn Khắc Th ở xã Bàu Cạn, huyện Long Thành với giá 50.000 đồng/1 con khoảng 20kg. Sau khi mua về, N giết mổ bỏ vào các thùng xốp ướp đá rồi đi bán dần cho người tiêu dùng ở khu vực chợ Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch với giá từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng/1kg. Lúc 18 giờ ngày 13/02/2020, tổ công tác Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng ủy ban nhân dân xã Bàu Cạn kiểm tra tại nhà N, phát hiện thu giữ 04 thùng xốp có chứa thịt heo: thùng 1 chứa 128 kg, thùng 2 chứa 123 kg thịt heo, thùng 3 chứa 93 kg, thùng 4 chứa 148 kg, thùng 5 chứa 145 kg có dấu hiệu thịt heo chết nên đã lập biên bản thu giữ.

Tại thông báo kết quả xét nghiệm số 2424/TYV6-TH ngày 19/02/2020 của Chi cục Thú y vùng VI, Cục Thú Y kết luận: 04 mẫu tương ứng với 492 kg thịt heo được chứa trong 04 thùng xốp dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi; 01 mẫu tương ứng với 145 kg thịt heo âm tính với các virus dịch bệnh.

Tại kết luận định giá tài sản số 39/KLĐG ngày 23/4/2020 của Hội đồng định giá tài sản tố tụng huyện Long Thành kết luận: 492 kg thịt heo có trị giá 49.200.000 đồng.

Vật chứng thu giữ: 637 kg thịt heo thu giữ đã được tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Tại Cáo trạng số 181/CT-VKSLT ngày 10/8/2020 của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Long Thành đã truy tố bị cáo Vũ Đức N về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo điểm b khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).


Căn cứ vào các chứng cứ tài liệu có tại hồ sơ; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người làm chứng.

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 317, điểm s, x khoản 1 Điều 51 và Điều 35 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), TAND TpHCM tuyên bố bị cáo Vũ Đức N phạm tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Đánh giá về tội danh:

- Về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng: Hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Long Thành, Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Thành, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đều hợp pháp, đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không có khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

- Về chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội: Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai người làm chứng và các chứng cứ khác có tại hồ sơ vụ án. Tại phiên tòa, bị cáo Vũ Đức N khai nhận: Vũ Đức N làm nghề chở heo thuê ở xã Bàu Cạn, huyện Long Thành. Từ năm 2019, N có hành vi mua heo chết do dịch bệnh về giết mổ rồi bán cho người tiêu dùng. Lúc 18 giờ ngày 13/02/2020, tổ công tác Phòng Cảnh sát Môi trường phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân xã Bàu cạn kiểm tra nhà N phát hiện thu giữ 492 kg thịt heo dương tính với dịch tả lợn Châu Phi có trị giá 49.200.000 đồng. Đã có đủ cơ sở kết luận hành vi của bị cáo Vũ Đức N đã đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- Về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội: Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, cần xử phạt bị cáo một mức án nghiêm, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, nhằm răn đe, giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung.


Qua nghiên cứu 03 bản án mà TAND TpHCM đã xét xử, định tội danh tội vi phạm quy định về ATTP trong giai đoạn 2018-2020 có thể rút ra: TAND TpHCM đã định tội danh tội phạm thông qua biểu hiện ở hành vi vi phạm các quy định về ATTP trong hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, cung cấp thực phẩm. Cụ thể: bản án số 223, bị cáo có hành vi cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không đảm bảo quy định về ATTP gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (phạm điểm e khoản 1 Điều 317 BLHS); bản án số 65, bị cáo có hành vi sử dụng chất phụ gia thực phẩm biết là ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm (phạm điểm a khoản 1 Điều 317 BLHS); bản án số 155, bị cáo có hành vi sử dụng động vật chết do bệnh để cung cấp, bán thực phẩm (phạm điểm b khoản 1 Điều 317 BLHS). Có thể nói, TAND TpHCM đã định tội danh như trên là có căn cứ và đúng pháp luật.

2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Qua nghiên cứu 3 bản án điển hình số 223/2018/HSST ngày 19/6/2018; số 65/2020/HS-ST ngày 26/05/2020 và số 155/2020/HS-ST của TAND TpHCM, có thể thấy rằng TAND TpHCM đã nhận định chính xác về nội dung vụ án, việc định tội danh và định hình phạt cho bị cáo phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể:

Bản án số 223/2018/HSST ngày 19/6/2018 của TAND TpHCM [29]

- Bị cáo Nguyễn Thị H bị tuyên xử phạt 18 (mười tám) tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 36 tháng tính từ ngày tuyên án phúc thẩm 25/02/2019; bị cáo phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Căn cứ xét hưởng án treo như sau:

1) Bị cáo bị xử phạt 18 tháng tù, có nhân thân tốt, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải. Về trách nhiệm dân sự: Anh K - người bị hại yêu cầu bị cáo bồi thường tổng số tiền 20.428.000 đồng gồm 14.428.000 đồng chi phí khám, điều trị do ngộ độc cấp Methanol và 6.000.000 đồng tiền mất thu nhập ngày công lao động. Trước


khi xét xử sơ thẩm, bị cáo đã bồi thường cho anh K với số tiền 40.000.000 đồng, vượt cả yêu cầu của người bị hại, thể hiện bị cáo có trách nhiệm rất cao trong việc bồi thường, khắc phục hậu quả do mình gây ra. Người bị hại - Anh K cũng đã có đơn xác nhận việc đã nhận số tiền 40.000.000 đồng và cho biết sức khỏe đã ổn định, đề nghị Tòa án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cho bị cáo được hưởng án treo. Bị cáo có con trai thứ hai bị bệnh teo não, mọi sinh hoạt cá nhân của cháu đều do bị cáo chăm sóc (có xác nhận của Phó chủ tịch UBND xã C, huyện T, Tp HCM). Như vậy, bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b, s khoản 1 và hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 của Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015. Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và có nơi cư trú rò ràng.

2) Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 về án treo và quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ- HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo, Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo có khả năng tự cải tạo và việc cho bị cáo hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nên sẽ chấp nhận kháng cáo của bị cáo, không cần phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù.

- Hồ sơ vụ án không có tài liệu xác định các sản phẩm rượu mà bị cáo đã bán ra thị trường có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hay không? Tòa án không buộc bị cáo cũng chịu trách nhiệm bị xử phạt hành chính về các hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 317 BLHS năm 2015, chưa bị kết án về tội này…

Bản án 65/2020/HS-ST ngày 26/05/2020 của TAND TpHCM [32]

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TpHCM sau khi phân tích tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 317; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65; Điều 50 của Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Hoàng Thị T từ 15 đến 18 tháng tù, cho hưởng


án treo, thời gian thử thách từ 30 đến 36 tháng về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”

Về hình phạt bổ sung: Đề nghị áp dụng khoản 5 Điều 317; Điều 35 của BLHS: Phạt Hoàng Thị T từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng sung ngân sách Nhà nước.

Về xử lý vật chứng: Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 47 của Bộ luật Hình sự; Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự: Tịch thu tiêu hủy 01 chiếc chảo, 01 dao, 01 chiếc thớt nhựa, 01 chiếc cân đĩa loại 05kg, 01 chiếc muôi kim loại, 01 chiếc thìa kim loại, 01 chiếc chậu, 01 chai nước mắm nhãn hiệu Nam Ngư sử dụng dở, 01 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajimoto; 125 chiếc khuôn giò, 01 chiếc khuôn chả bằng kim loại; 01 máy xay thịt; 01 chiếc nồi điện luộc giò là những tài sản, công cụ, nguyên liệu sản xuất giò, chả không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hội đồng xét xử tuyên phạt:

- Xử phạt bị cáo Hoàng Thị T 15 (mười lăm) tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 30 (ba mươi) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Hình phạt bổ sung: Phạt Hoàng Thị T 3.000.000đ (ba triệu đồng) sung Ngân sách Nhà nước.

- Xử lý vật chứng: tịch thu tiêu hủy: 01 chiếc chảo, 01 dao, 01 chiếc thớt nhựa, 01 chiếc cân đĩa loại 05kg, 01 chiếc muôi kim loại, 01 chiếc thìa kim loại, 01 chiếc chậu, 01 chai nước mắm nhãn hiệu Nam Ngư sử dụng dở, 01 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajimoto, 125 chiếc khuôn giò, 01 chiếc khuôn chả bằng kim loại, 01 máy xay thịt, 01 chiếc nồi điện luộc giò. Vật chứng trên có đặc điểm, tình trạng được ghi trong biên bản giao nhận vật chứng ngày 29/4/2020 giữa Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TpHCM với Chi cục Thi hành án dân sự TpHCM.

Đánh giá về hình phạt:

*Hình phạt chính: Hành vi phạm tội của bị cáo Hoàng Thị T là nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó đã xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân được pháp luật bảo vệ, hành vi phạm tội của bị cáo còn gây mất an toàn trong sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm trên địa bàn TpHCM, gây tâm lý hoang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022