Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Đặc điểm địa bàn và tình hình tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Đặc điểm địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Vị trí địa lý: TpHCM có tọa độ địa lý 10°22’33"- 11°22’17" vĩ độ bắc và 106°01’25" - 107°01’10" kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ). Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc - đông nam là 150 km, còn chiều tây - đông là 75 km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59 km đường chim bay. TpHCM có 12 km bờ biển, cách thủ đô Hà Nội 1.730 km (đường bộ) về phía Nam.
Diện tích toàn thành phố là 2.056,5 km2, trong đó nội thành là 140,3km2, ngoại thành là 1.916,2km2. Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5 m, ngoại thành là 16 m.
TpHCM được chia thành 22 quận trong đó có 12 quận đô thị (từ quận 1 đến 12), 4 quận nội thành (Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận), và 6 quận ngoại vi phần lớn là nông thôn (Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ).
- Đặc điểm dân số: Theo số liệu của Cục Thống kê TpHCM, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2019, dân số thành phố đạt hơn 8,99 triệu người, trở thành địa phương đông dân nhất cả nước, tăng 1,8 triệu người so với năm 2009; trong đó nam chiếm 48,7%, nữ chiếm 51,3%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 10 năm từ 2009-2019 của thành phố là 2,28%. Dân số thành phố phân bổ không đồng đều, tập trung nhiều nhất ở quận Tân Bình (hơn 784.000 người), huyện Bình Chánh (hơn 705.000 người) và thấp nhất là huyện Cần Giờ (gần 72.000 người). Mỗi năm, TpHCM thu hút
khoảng 2 triệu người vãng lai đến sống và làm việc từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Vì vậy TpHCM là một thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm rất lớn so với các địa phương khác trong cả nước.
- Đặc điểm địa bàn phân phối thực phẩm:
Là đô thị lớn nhất trong cả nước, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, TpHCM có lợi thế để phát triển thị trường thực phẩm so với các địa phương khác trong cả nước, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới giao thông, bưu chính viễn thông, hệ thống phân phối thực phẩm phong phú và đa dạng như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ truyền thống…
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 239 chợ đang hoạt động (trong đó bao gồm 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức), 47 Trung tâm thương mại, 209 siêu thị (10 siêu thị lớn) và trên 2.360 cửa hàng tiện ích phân phối thực phẩm cho người dân thành phố. Chỉ riêng tại 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức, lượng thực phẩm tươi sống giao dịch qua các chợ đầu mối nông sản thực phẩm chiếm 70 - 80% tổng lượng thực phẩm lưu thông, tiêu thụ ở thành phố. Từ đây, nông sản thực phẩm được phân phối đến các chợ truyền thống, các cửa hàng kinh doanh... Chợ đầu mối cũng là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và phân phối đến các tỉnh thành khác. Vì vậy, các chợ đầu mối nông sản thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông, phân phối nông sản, thực phẩm.
Sản xuất nông nghiệp tại TpHCM chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại chủ yếu có xuất xứ từ các tỉnh hoặc nhập khẩu. Cụ thể: nguồn hàng nông sản do thành phố tự cung cấp tương đối hạn chế, chỉ đáp ứng được 33,3%; động vật sống: 10%; thủy sản và sản phẩm thủy sản: 15 -20%.. Từ thực tế cần thiết phải nâng cao hiệu lực quản lý ATTP trên cơ sở pháp luật; tăng cường hiệu quả thông tin, giáo dục, truyền thông, phổ biến về ATTP và các quy định về ATTP…
2.1.2. Tình hình tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Trong năm 2018 trên địa bàn TpHCM không xảy ra vụ ngộ độc có quy mô trên 30 người. Năm 2019 trên địa bàn TpHCM xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng cộng 77 người mắc (không có trường hợp tử vong). Tỷ lệ ngộ độc thực phẩm năm 2019 là 0,77 người/100.000 dân, thấp hơn so với chương trình mục tiêu quốc gia đề ra đến năm 2020 là dưới 7 người/100.000 dân. Năm 2020, ghi nhận có 01 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn TpHCM với 24 người mắc (không có trường hợp tử vong).
Bảng 2.1: Thống kê tình hình ngộ độ thực phẩm trên địa bàn TpHCM
Trước (2015-2017) | Sau (2018-2020) | Tỷ lệ giảm | |
Số vụ | 18 | 8 | -55.6% |
Số người ngộ độc | 1235 | 153 | -87.6% |
Số người tử vong | 0 | 0 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Biệt Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Với Một Số Tội Khác
- Những Hạn Chế, Thiếu Sót Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2015, Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2017 Trong Quy Định Về Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm
- Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Trong Luật Hình Sự Một Số Nước Trên Thế Giới
- Thực Tiễn Quyết Định Hình Phạt Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
- Đánh Giá Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Về Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
- Giải Pháp Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Về Tội Vi Phạm Qui Định Về An Toàn Thực Phẩm
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
(Nguồn:[40])
So sánh tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TpHCM giai đoạn 2015- 2017 và 2018-2020, cho thấy:
- Số vụ ngộ độc trên địa bàn thành phố: giai đoạn 2018-2020 giảm 10 vụ (55,6% số vụ), số người mắc giảm 8 lần so với giai đoạn 2015-2017.
- Số vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học: giai đoạn 2018-2020 giảm 01 vụ so với giai đoạn 2015-2017 (giảm 25%).
- Số vụ ngộ độc thực phẩm trong Khu Chế xuất – Khu Công nghiệp: giai đoạn 2018-2020 không có vụ ngộ độc xảy ra, trong khi đó giai đoạn 2015-2017 có 5 vụ ngộ độc thực phẩm.
- Số vụ trên 30 người mắc giảm rò rệt, trong 3 năm 2018-2020 chỉ có 01 vụ ngộ độc trên 30 người mắc, trong khi đó giai đoạn 2015-2017 có đến 13 vụ ngộ độc trên 30 người mắc.
Với kết quả cụ thể nêu trên đã phần nào cho thấy tình hình mất ATTP đã được cải thiện rò rệt, đây là kết quả của việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm thông qua việc thực hiện đồng bộ các hoạt động nâng cao nhận thức, hoàn thiện quy trình, tăng cường thanh kiểm tra, thống nhất trong thông tin và đồng bộ trong phối hợp giữa các sở ngành.
Các đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra 9.010 cơ sở, phát hiện vi phạm
1.451 cơ sở (chiếm tỷ lệ 16,1 %), tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 1.414 cơ sở (chiếm 97,5%) với số tiền phạt 18.303.599.000 đồng (trong đó phạt cảnh cáo 06 cơ sở, chiếm 0,4%), chuyển cơ quan khác tiếp tục xử lý: 03 cơ sở, không xử phạt 08 cơ sở (do không còn hoạt động), đang tiếp tục xử lý đối với các trường hợp còn lại. Trung bình mỗi trường hợp vi phạm xử phạt số tiến 12.944.555 đồng/vụ.
Năm 2017, đã thực hiện kiểm tra ATTP đối với 582 cơ sở, phát hiện vi phạm 114 cơ sở (chiếm tỷ lệ 19,6%), ban hành 112 quyết đinh xử phạt với số tiền phạt 1.717.060.000 đồng.
Trong năm 2018, đã thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với 4.372 cơ sở, phát hiện vi phạm 845 cơ sở (chiếm tỷ lệ 19,3%), ban hành 833 quyết định xử phạt với số tiền phạt 9.849.546.000 đồng. Như vậy năm 2018, số lượng cơ sở được thanh tra, kiểm tra tăng gấp 7,5 lần so với năm 2017 (582 cơ sở). Tỉ lệ cơ sở vi phạm năm 2018 là 19,3% giảm so với năm 2017 là 0,3% (số cơ sở vi phạm năm 2017 là 114 cơ sở).
Trong năm 2019, thanh tra, kiểm tra 4.056 cơ sở, phát hiện 492 cơ sở vi phạm, tiến hành xử phạt 469 cơ sở với tổng số tiền là 6.736.992.811 đồng, tiếp tục xử lý các cơ sở còn lại.
Bên cạnh đó các đoàn kiểm tra đã tiến hành phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động có thời hạn: 23 cơ sở, buộc tháo dỡ quảng cáo: 06 cơ sở, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc kiểm dịch lại sản phẩm động vật: 12 cơ sở, thu hồi/chuyển mục đích sử dụng/tiêu hủy: 184 cơ sở. Trong đó, 02 Đội quản lý ATTP tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra ATTP, qua đó phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính về ATTP 218 trường hợp
với số tiền 867.099.000 đồng. Buộc thu hồi/chuyển mục đích sử dụng/tiêu hủy: 58 trường hợp, Buộc thực hiện việc kiểm dịch lại sản phẩm động vật: 12 trường hợp.
Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình vi phạm ATTP trên địa bàn TpHCM các năm 2018-2020
Tổng hợp tình hình vi phạm | 2018 (6 tháng cuối năm) | 2019 (cả năm) | 2020 (6 tháng đầu năm) | Tổng cộng | |
1 | Tổng số cơ sở được kiểm tra | 582 | 4.372 | 4.056 | 9.010 |
2 | Số cơ sở có vi phạm | 114 | 845 | 492 | 1.451 |
Tỷ lệ vi phạm | 19,6% | 19,3% | 12,1% | 16,1% | |
2.1 | Số cơ sở vi phạm bị xử lý | 114 | 837 | 469 | 1.420 |
2.1.1. Hình thức phạt chính: | |||||
Số cơ sở bị cảnh cáo | 02 | 04 | 06 | ||
Số cơ sở bị phạt tiền | 112 | 833 | 469 | 1.414 | |
Tổng số tiền phạt (ngàn đồng) | 1.717.060 | 9.849.546 | 6.736.993 | 18.303.599 | |
2.1.2. Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả | |||||
Số cơ sở bị đình chỉ hoạt động | 08 | 15 | 23 | ||
Số cơ sở bị thu hồi/tiêu huỷ sản phẩm | 08 | 92 | 86 | 184 | |
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo | 01 | 02 | 03 | 06 | |
Các xử lý khác: - Buộc thực hiện việc kiểm dịch lại spđv | 03 | 09 | 12 | ||
2.2 | Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý | 03 | 03 | ||
2.3 | Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý - Không còn hoạt động | 05 | 03 | 08 |
(Nguồn: [40])
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình vi phạm ATTP trên địa bàn TpHCM các năm 2018-2020
Tổng hợp tình hình vi phạm | 2018 | 2019 | 2020 | |
1 | Số cơ sở được kiểm tra | 582 | 1.689 | 4.056 |
2 | Số cơ sở có vi phạm | 114 | 339 | 492 |
Tỷ lệ | 19,6% | 20,1% | 12,1% | |
2.1 | Số cơ sở vi phạm bị xử lý | 114 | 333 | 469 |
Trong đó: | ||||
2.1.1. Hình thức phạt chính | ||||
Số cơ sở bị cảnh cáo | 02 | 03 | ||
Số cơ sở bị phạt tiền | 112 | 330 | 469 | |
Tổng số tiền phạt (ngàn đồng) | 1.717.060 | 3.138.905 | 6.736.993 | |
Trung bình (ngàn đồng/vụ) | 15.331 | 9.512 | 14.365 | |
2.1.2. Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả | ||||
Số cơ sở bị đình chỉ hoạt động (có thời hạn) | 05 | 15 | ||
Số cơ sở bị thu hồi/tiêu huỷ sản phẩm | 08 | 41 | 86 | |
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu quảng cáo | 01 | 01 | 03 | |
Các xử lý khác: - Buộc thực hiện việc kiểm dịch lại spđv | 09 | |||
2.2 | Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý | 01 | ||
2.3 | Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý - Không còn hoạt động | 05 | 03 |
(Nguồn: [40])
2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tổng hợp số liệu báo cáo các năm trong giai đoạn 2018-2020, TAND TpHCM đã xét xử tổng cộng 16.118 vụ án với 30.395 bị cáo. Tuy nhiên, số vụ án, bị cáo tội vi phạm quy định về ATTP mà TAND TpHCM đã xét xử trong các năm 2018-2020 chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn gồm 3 vụ án với 3 bị cáo. Trong đó năm 2018 có 1 vụ án (1 bị cáo), năm 2019 không có vụ án, bị cáo nào, năm 2020 có 2 vụ án (2 bị cáo). Cụ thể như trong bảng số liệu 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Tổng số vụ án, bị cáo tòa án nhân dân thành phố xét xử các năm 2018-2020
Tổng số vụ án, bị cáo đã xét xử | Số vụ án, bị cáo tội vi phạm quy định về ATTP | |||
Vụ án | Bị cáo | Vụ án | Bị cáo | |
2018 | 4.336 | 9.972 | 1 | 1 |
2019 | 5.877 | 10.181 | 0 | 0 |
2020 | 5.905 | 10.242 | 2 | 2 |
Tổng | 16.118 | 30.395 | 3 | 3 |
(Nguồn:[28], [30], [31])
Nghiên cứu các bản án mà TAND TpHCM đã xét xử về tội vi phạm quy định về ATTP trong các năm 2018-2020 trên địa bàn TpHCM cho thấy các vụ án đều đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể như sau:
- Bản án số 223/2018/HSST ngày 19/6/2018 của TAND TpHCM [29]
Khoảng tháng 5/2015, Nguyễn Thị H sinh năm 1980, trú tại thôn Đ, xã C, huyện T, TpHCM làm nghề sản xuất, kinh doanh rượu nhưng không đăng ký kinh doanh, rượu không có nhãn hiệu, không rò nguồn gốc. Đến đầu năm 2016, H xây dựng lán trại tại thôn Đ, xã C, huyện T, TpHCM để sử dụng làm nơi sản xuất, pha chế rượu. H mua can nhựa loại 05 lít, 10 lít và 20 lít, vỏ chai nhựa Lavie loại 500ml, vỏ chai rượu Hà Nội của các cửa hàng phế liệu rồi thuê chị Nguyễn Thị T (sinh năm 1982, trú tại thôn Đ, xã C, huyện T) xúc, rửa, vệ sinh chai; thuê anh Lưu
Đức T sinh năm 1981, trú tại tổ 9, phường X, quận Y in tem nhãn các loại: “Rượu gia truyền, Rượu nếp ngâm hạ thổ”; Rượu gia truyền - Rượu nếp ngâm hạ thổ”; “Rượu gia truyền - Rượu táo mèo”; “Rượu chuối hột” trên các loại tem nhãn đều in các thông tin như: “số điện thoại, địa chỉ. Thành phần 100% gạo nếp lức và men truyền thống. Đặc biệt đã qua chế độ khử độc tố cho phép trên dây truyền công nghệ tiên tiến Nhật Bản. Quá trình sản xuất rượu, H mua rượu trắng loại rượu nấu bằng sắn của anh Đỗ Trọng Q sinh năm 1968, trú tại thôn Đ, xã M, huyện X, TpHCM với giá 7.200 đồng/01 lít; mua cồn 96 độ của chị Phạm Thị Thanh D, sinh năm 1963, trú tại số 8, phố H, phường HG, quận 1, TpHCM với giá 13.000 đồng/ 01 lít; mua máy bơm nước, thùng phuy nhựa, vỏ thùng sơn loại 20 lít, quả táo mèo, đường đỏ, gạo nếp lức về nấu thành cơm ủ với men rượu rồi ngâm với rượu màu trắng đã pha chế. Sau khi mua cồn của chị D, rượu của anh Q, H tự pha chế theo tỷ lệ 50 lít rượu, 50 lít cồn và 50 lít nước máy cho vào thùng phuy, dùng máy bơm hút từ đáy thùng rồi xả lại vào thùng với thời gian khoảng 30 phút để trộn đều nhau. Đối với rượu trắng, H san chiết ra chai nhựa Lavie loại 500ml, can 05 lít, 10 lít và 20 lít. Đối với rượu nếp hoặc táo mèo, H đổ rượu trắng đã pha chế vào can rượu nếp hoặc can rượu táo mèo rồi san chiết ra chai thủy tinh và dán tem vào chai tương ứng từng loại rượu. H giao bán rượu trắng với giá 6.000 đồng đến 8.000 đồng/01 chai loại 500ml, rượu nếp hoặc táo mèo 8.000 đồng đến 10.000 đồng/01 chai loại 500ml cho các quán cơm, cửa hàng tạp hóa tại khu vực quận 1, quận 2, quận 3, TpHCM.
Năm 2007, chị Nguyễn Thị L sinh năm 1959, ở tại 879, ĐLT, phường NK, quận 4, TpHCM mở quán bán bún, phở tại 54, đường NCT, phường LT, quận 4, TpHCM. Quá trình bán hàng ăn, chị L thường nhập lẻ của H loại rượu trắng đựng trong vỏ chai nhựa Lavie 500ml với giá 8.000đồng/01 chai để bán cho khách đến quán ăn bún, phở. Ngày 28/2/2017, H giao bán cho chị L 05 chai rượu đựng trong chai nhựa Lavie loại 500ml. Đến khoảng 17h30 phút cùng ngày, anh Nguyễn Minh K (sinh năm 1980) cùng vợ con đến ăn tại quán bún, phở của chị L. Tại đây, anh K ăn phở bò và mua, uống 02 chén rượu trắng, loại rượu do chị L mua của H đựng trong chai nhựa Lavie loại 500ml. Sau khi ăn và uống rượu xong, anh K cùng vợ,