Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ THU BA


TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

(trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH TIẾN VIỆT

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Thu Ba


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 9

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam 9

1.1.1. Quan hệ sở hữu với tư cách là khách thể được bảo vệ bằng luật hình sự Việt Nam 9

1.1.2. Khái niệm tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam 10

1.1.3. Sự cần thiết của việc quy định tội trộm cắp tài sản trong luật

hình sự Việt Nam 16

1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Luật hình sự Việt Nam từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến nay về tội

trộm cắp tài sản 18

1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến trước pháp điển

hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985 18

1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước

khi pháp điển hóa lần thứ hai – Bộ luật hình sự năm 1999 22

1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay 27

1.3. Tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự một số nước trên

thế giới 30

1.3.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga 30

1.3.2. Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 32

1.3.3. Bộ luật hình sự Nhật Bản 34

Chương 2: TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 36

2.1. Quy định về tội trộm cắp tài sản trong BLHS Việt Nam hiện hành 36

2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự 36

2.1.2. Hình phạt 43

2.2. Thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 48

2.2.1. Khái quát chung về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 48

2.2.2. Tình hình xét xử tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 50

2.2.3. Một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài

sản và những nguyên nhân cơ bản 55

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 62

3.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của viêc tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản 62

3.1.1. Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam vê tội trộm cắp

tài sản 62

3.1.2. Ý nghĩa của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản 64

3.2. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 65

3.2.1. Nhận xét chung 65

3.2.2. Nội dung hoàn thiện 67

3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định

của BLHS Việt Nam về tội trộm cắp tài sản 70

3.3.1. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng thống nhất pháp luật ... 70 3.3.2. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ 72

3.3.3. Các giải pháp khác 74

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt Viết đầy đủ ADPL : Áp dụng pháp luật BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự BLDS : Bộ luật dân sự

CTTP : Cấu thành tội phạm QPPL : Quy phạm pháp luật TNHS : Trách nhiệm hình sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao THTT : Tiến hành tố tụng VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1:

Cơ cấu tội phạm đã bị khởi tố từ năm 2011 đến 2015

51

Bảng 2.2:

Tỷ lệ (%) các nhóm tội phạm đã bị khởi tố từ năm 2011 – 2015


51

Bảng 2.3:

Cơ cấu tội trộm cắp tài sản trong tội phạm xâm phạm sở hữu


52

Bảng 2.4:

Tỷ lệ (%) số vụ án và số bị can của các tội nằm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu từ năm 2011 đến 2015


52

Bảng 2.5:

Số liệu xét xử sơ thẩm tội trộm cắp tài sản tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2011 đến 2015


53

Bảng 2.6:

Cơ cấu về loại và mức hình phạt được áp dụng

54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện công cuộc đổi mới trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Quảng Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể. Đời sống kinh tế, văn hóa, của người dân được cải thiện một bước quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt tỷ lệ cao, vấn đề giáo dục đạt được những thành tựu đáng kể, tình hình an ninh trật tự được giữ vững, công tác phòng, chống tội phạm đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm những năm gần đây có xu hướng tăng lên và diễn biến ngày càng phức tạp. Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam trong 5 năm qua (từ năm 2011 đến 2015) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra 6.481 vụ phạm pháp hình sự, trung bình mỗi năm xảy ra 1.296 vụ. Trong đó, các tội xâm phạm sở hữu 3.162 vụ, chiếm tỷ lệ 48,78%. Đặc biệt đáng chú ý là đã xảy ra 2.304 vụ trộm cắp tài sản. Tội trộm cắp tài sản xảy ra khá thường xuyên trên một phạm vi rộng, một loại hình tội phạm đang có chiều hướng gia tăng và có diễn biến phức tạp và đang là một vấn nạn nổi cộm ở Quảng Nam. Thiệt hại tài sản do tội trộm cắp tài sản gây ra ngày càng lớn. Các đối tượng gây án có xu hướng hình thành các băng, nhóm, hoạt động lưu động, liên tỉnh và gây án liên tục với những phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, manh động và liều lĩnh…, gây tâm lý lo lắng trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh, hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và đời sống của nhân dân.

Nguyên nhân của tình hình trên, một phần là do các yếu tố khách quan, như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí