pháp luật. Đây cũng là cơ sở để xác định khung hình phạt và quyết định hình phạt được chính xác, công bằng, nghiêm minh, khách quan; là tiền đề cho việc ban hành một bản án đúng, chính xác, phù hợp với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội MBTPCMT.
Tiếp đến, ADPL hình sự đúng trong quyết định hình phạt đối với người phạm tội MBTPCMT là cơ sở để có một bản án công bằng, khách quan, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT có ý nghĩa hai mặt, một mặt, cùng với định tội, quyết định hình phạt là sự thể hiện cao nhất, tập trung nhất việc ADPL hình sự vào đấu tranh chống tội phạm về ma túy nói chung, với tội MBTPCMT nói riêng. Mặt khác, quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT tạo cơ sở quan trọng để đạt được mục đích của hình phạt. Mục đích của hình phạt đối với các tội MBTPCMT ngoài răn đe, giáo dục còn mang ý nghĩa trấn áp, giúp người phạm tội MBTPCMT nhận thức được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, để từ đó có thái độ tích cực, sửa chữa lỗi lầm, cải tạo tốt để tái hòa nhập xã hội,
Hai là, ADPL hình sự đúng đối với tội MBTPCMT là một trong các hình thức phổ biến và tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng.
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ADPL hình sự nói chung và ADPL hình sự đúng đối với tội MBTPCMT nói riêng họ sẽ tiến hành phân tích, giải thích pháp luật chỉ ra những gì người phạm tội đã thực hiện và các chế tài tương ứng với hành vi phạm tội đó. Nhờ đó, thông qua các phiên tòa xét xử công khai, lưu động có thể chuyển tải kiến thức pháp luật cho người dân, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật để không bao giờ phải chịu sự trừng trị của pháp luật; thấy được hậu quả tác hại khủng khiếp của ma túy để từ đó có ý thức bài trừ,
phòng ngừa.
Ở chiều ngược lại, việc quyết định hình phạt sai, quá nặng hay quá nhẹ đều dễ dàng gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong dư luận, hiệu quả tuyên truyền của phiên tòa không đạt được, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy, hậu quả khó lường, gây mất lòng tin trong công chúng về tính nghiêm minh, công bằng, chính xác, khách quan của pháp luật và những người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự.
Ba là, ADPL hình sự đúng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật triệt để cũng như ý thức trách nhiệm trong hoạt động tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền.
Hoạt động ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng do các cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền thực hiện. Ở giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án MBTPCMT, hoạt động ADPL hình sự do Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát thực hiện. Sang đến giai đoạn xét xử vụ án MBTPCMT, hoạt động ADPL hình sự do Viện kiểm sát và Tòa án thực hiện. Quá trình đó các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật TTHS và BLHS có liên quan đến ADPL. Vì thế, việc ADPL hình sự đúng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật triệt để cũng như ý thức trách nhiệm trong hoạt động tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh việc mang đến tính hiệu quả trong hoạt động ADPL hình sự từ đó góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng thì điều này cũng góp phần nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng như hỗ trợ cho việc củng cố và
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT có ý nghĩa trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự.
Thực tiễn luôn là cơ sở để kiểm định, chứng minh quy định của pháp luật phù hợp hay không phù hợp. Thông qua hoạt động áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự có liên quan đến tội MBTPCMT mà các cơ quan chức năng có thẩm quyền, người có thẩm quyền rút ra được các quy định này đã toàn diện hay chưa, phù hợp hay chưa, có lỗ hổng nào không… hoặc nhận ra, xác định được những quy định pháp luật mà cách diễn dịch, cách hiểu chưa thống nhất dẫn đến tình trạng lúng túng, ADPL một cách tùy tiện. Trong quá trình ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT còn giúp phát hiện ra những quy phạm lỗi thời không còn phù hợp với tình hình xã hội. Và trên cơ sở đó, nảy sinh những tư duy pháp lý phù hợp đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.
Tiểu kết chương 1
ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là một dạng của ADPL hình sự, được hiểu là một hoạt động thực tiễn pháp lý, là quá trình nhằm cá biệt hóa những quy phạm PLHS vào các trường hợp cụ thể đối với người đã thực hiện hành vi MBTPCMT mà nhà nước coi là tội phạm MBTPCMT. Là một dạng hoạt động ADPL hình sự nên áp dụng ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT mang đầy đủ đặc điểm của một hoạt động ADPL hình sự. ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT có nhiều ý nghĩa trên nhiều phương diện, từ đấu tranh đến phòng ngừa đối với tội phạm ma túy, tội MBTPCMT, cho đến nâng cao năng lực, trình độ ADPL hình sự của cơ quan và người có thẩm quyền, đồng thời góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự.
Để làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực tiễn ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT, trong chương 1 này tác giả luận văn đã làm rò một số vấn đề lý luận về tội MBTPCMT và ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT. Trong đó đã tập trung làm rò khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT.
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH
2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Thành phố Tây Ninh là thành phố thuộc tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các quốc lộ 22B, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát. Thành phố Tây Ninh có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường Hiệp Ninh, phường Ninh Sơn, phường Ninh Thạnh và 3 xã: xã Bình Minh, xã Tân Bình, xã Thạnh Tân. Theo định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 thành phố Tây Ninh là đô thị quan trọng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, định hướng đến năm 2025 sẽ nâng lên đô thị loại II. Do có vị trí chiến lược quan trọng, diện tích rộng và là một đô thị trọng điểm phía Nam, giao thông thuận lợi nên tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Tây Ninh diễn biến khá phức tạp, trong đó nổi bật lên là loại tội phạm MBTPCMT, chúng lợi dụng vị trí địa lý, giao thông thuận tiện của thành phố để làm nơi thông thương, thuận tiện cho việc MBTPCMT, tiếp đến là vận chuyển sau mua bán đi đến các địa phương khác để tiêu thụ.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh và Trưởng Công an thành phố Tây Ninh, lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an thành phố Tây Ninh đã cùng với các lực lượng chức năng khác sử dụng nhiều biện pháp và mở nhiều đợt tấn công trấn áp tội phạm ma tuý nói chung và tội phạm MBTPCMT nói riêng trên địa bàn thành phố và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình tội
phạm ma tuý trên địa bàn thành phố Tây Ninh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp. Theo số liệu thống kê của cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an thành phố Tây Ninh thì từ năm 2016 đến năm 2020, số vụ phạm tội về ma tuý xảy ra trên địa bàn đã được phát hiện là 916 vụ, trong đó số vụ phạm tội MBTPCMT là 628, vụ chiếm 91,4% .
Trên địa bàn thành phố Tây Ninh tình hình tội phạm về ma tuý nói chung và Tội MBTPCMT nói riêng vẫn còn diễn ra khá phức tạp, có vụ đặc biệt nghiêm trọng. Do địa hình Tây Ninh là tỉnh biên giới giáp Campuchia, nên phương thức hoạt động của tội phạm ma tuý luôn thay đổi, tổ chức mạng lưới khép kín, chặt chẽ. Ma tuý tổng hợp chuyển vào thành phố Tây Ninh để cung cấp cho các vũ trường, quán bar theo nhiều tuyến đường, chủ yếu là đường bộ, một số đi theo đường thủy.
TAND thành phố Tây Ninh là TA thuộc đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc TAND tỉnh Tây Ninh. Cơ cấu gồm có Chánh án, phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký TA.TAND thành phố Tây Ninh được phân bổ 28 biên chế (trong đó 17 Thẩm phán, 10 Thư ký, 1 Kế toán). Về trình độ chuyên môn: Tất cả các Thẩm phán, Thư ký đều có trình độ cử nhân Luật, trong đó có 01 Thẩm phán trình độ Thạc sĩ Luật. Trong những năm qua, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, kinh phí đào tạo, cũng như cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng cho họat động của ngành TA, nhưng TAND thành phố Tây Ninh đã khắc phục mọi khó khăn, dần dần từng bước xây dựng được một đội ngũ cán bộ công chức công tâm, khách quan, thượng tôn pháp luật, do đó đã góp phần vào việc xét xử các vụ án hình sự nói chung, và các vụ án về MBTPCMT nói riêng trên địa bàn thành phố được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
2.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự trong định tội danh Tội mua bán trái phép chất ma túy
Trong định tội danh Tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh trong thời gian qua thì việc ADPL đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Tây Ninh nói riêng và địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung. Các cơ quan tiến hành tố tụng , trong đó bao gồm CQĐT, VKS, TA đã luôn nỗ lực khắc phục những khó khăn để nâng cao chất lượng áp dụng PLHS trên địa bàn thành phố. Đồng thời được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền nên việc ADPL trong định tội danh Tội MBTPCMT của các cơ quan tiến hành tố tụng đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tình hình tội phạm MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh có diễn biến phức tạp, tội phạm hết sức xảo quyệt và liều lĩnh nên các cấp lãnh đạo luôn quán triệt, chỉ đạo và đã tạo khí thế thi đua sự đồng thuận cao trong nhân dân nhằm huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị trong đấu tranh bài trừ tệ nạn ma túy. Các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố Tây Ninh đã nhanh chóng kết hợp điều tra, tiếp cận, thu thập tài liệu, chứng cứ, khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định chất ma túy,… ngay khi có vụ án xảy ra; cùng thống nhất định tội danh để phục vụ khởi tố, truy tố. Chính sự coi trọng việc quan hệ phối hợp này trong định tội danh Tội MBTPCMT của CQĐT và VKS nên tất cả các vụ án khởi tố, truy tố đều được TA chấp nhận, thống nhất tội danh truy tố.
Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Tây Ninh, trong 05 năm (2016-2020) TAND thành phố Tây Ninh đã áp dụng PLHS, đưa ra xét xử sơ thẩm 916 vụ án về ma túy, tuyên 879 bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, được xã hội đồng tình, đánh giá cao.
Bảng 2.1: Tình hình xét xử các vụ án về ma túy so với số vụ án hình sự được xét xử trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị tính: vụ, người
Số vụ án hình sự TAND đã thụ lý | Số vụ án ma túy TAND đã xét xử | Tỉ lệ | |
2016 | 380 | 200 | 52,63% |
2017 | 401 | 184 | 46% |
2018 | 368 | 122 | 33 % |
2019 | 408 | 139 | 34,06% |
2020 | 452 | 271 | 60% |
Tổng | 2009 | 916 |
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 2
- , 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 Và 304 Của Bộ Luật
- Nội Dung Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy
- Tình Hình Xét Xử Vụ Án Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy So Với Các Vụ Án Về Ma Túy Được Xét Xử Trên Địa Bàn Thành Phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh Giai
- Nhận Xét, Đánh Giá Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy Trên Địa Bàn Thành Phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh
- Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Qua thống kê các vụ án về ma túy trong tổng số vụ án hình sự sơ thẩm đã xét xử tại TAND thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh cho thấy số lượng xét xử các vụ án về ma túy trên địa bàn chiếm tỷ lệ cao trong số lượng án hình sự xét xử sơ thẩm hàng năm của thành phố Tây Ninh, cụ thể: năm 2016 là 200/380 vụ án, chiếm tỷ lệ 52,63%; năm 2017 là 184/401 vụ án, chiếm tỷ lệ 46 %; năm 2018 là 122/368 vụ án, chiếm tỷ lệ 33 %; năm 2019 là 139/408 vụ án, chiếm tỷ lệ 34,06%; năm 2020 là 271/452 vụ án, chiếm tỷ lệ 60 %.
.....