Phân Biệt Tội Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy Với Tội Chiếm Đoạt Trái Phép Chất Ma Túy

theo khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự. Trong trường hợp người từ đủ 16 tuổi trở lên sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội thì người dưới 16 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà người sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội sẽ còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tình tiết tăng nặng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự: “Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội”.

Đối với các trường hợp phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều 194 Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy vì các trường hợp phạm tội này đều được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [34, tr. 84].

Trong một số trường hợp cụ thể, chủ thể của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy còn phải có đủ các yếu tố khác để được xác định là chủ thể đặc biệt như trong trường hợp “lợi dụng chức vụ quyền hạn” để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự.

Ngoài ra, người chưa thành niên phạm tội cũng cần phải được xác định là chủ thể “đặc biệt” khi họ thực hiện hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Trong khoa học pháp lý, chủ thể đặc biệt được hiểu là chủ thể thường có những đặc điểm “riêng” về mặt nhân thân. Những đặc điểm “riêng” về mặt nhân thân có thể chỉ có ở một cá nhân nhất định, cụ thể. Tuy nhiên, những đặc điểm “riêng” về nhân thân này cũng có thể có ở một nhóm người có những đặc điểm (có thể) được khái quát thành những đặc điểm chung. Đặc điểm nhân thân phổ biến nhất, chung nhất và khái quát nhất của người chưa thành niên chính là độ tuổi của họ. Ngay cả khi người chưa thành niên phạm tội, thì mức độ trách nhiệm pháp lý của họ cũng thấp hơn (nhẹ hơn) những chủ thể đặc biệt khác là người đã thành niên. Trên thực tế, điều này cũng đã được chứng minh một cách cụ thể là: Trong quá trình tiến hành hoạt động xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ thì Tòa án có thể áp dụng một trong số các biện pháp

tư pháp được quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 1999. Các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người chưa thành nên phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có thể là: Biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện cũng như các điều kiện về nhân thân, môi trường sống của người chưa thành niên phạm tội và xét thấy cần phải đưa họ vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ, thì Tòa án có thể áp dụng biện pháp đưa người chưa thành niên phạm tội vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm [38, Điều 70].

Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm được hiểu là những đặc điểm bên trong cách xử sự có tính chất tội phạm, xâm hại đến khách thể do pháp luật hình sự quy định và bảo vệ. Nói theo cách khác, mặt chủ quan của tội phạm là trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội được thể hiện thông qua hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi trái pháp luật hình sự của mình cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.

Về mặt chủ quan, người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thực hiện hành vi phạm tội của mình do lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật hình sự, đồng thời thấy trước được tác hại và mức độ nguy hiểm của hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đối với xã hội cũng như hậu quả tất yếu của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, khi xem xét, đánh giá mặt chủ quan của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, có một số vấn đề lý luận và thực tiễn cần được lưu ý như sau:

Người nào biết người khác đi mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà gửi tiền nhờ mua hộ chất ma túy để sử dụng, thì người nhờ mua hộ chất ma túy phải chịu trách nhiệm đối với số lượng, khối lượng chất ma túy đã nhờ mua hộ. Người đi mua chất ma túy phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng, khối lượng chất ma túy đã mua cho bản thân mình và mua hộ cho người khác. [4], [17, tr. 102]

Người nào biết người khác đi mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng với chất ma túy và bị bắt giữ, thì người đó là đồng phạm với người mua chất ma túy về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự, nếu số lượng, khối lượng ma túy bị bắt giữ đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy [4], [17, tr. 102].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Trong trường hợp chất ma túy đem ra mua bán được xác định là chất ma túy giả thì: Nếu người thực hiện hành vi mua bán biết rõ chất ma túy đó là giả, nhưng cố ý làm cho người khác tưởng là ma túy thật và thực hiện hành vi mua bán chất ma túy giả đó, thì người mua bán chất ma túy giả không phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, nếu người thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy ý thức rằng chất ma túy đem ra mua bán là thật, nhưng kết luận giám định cho thấy đây không phải là chất ma túy, thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự. [4], [17, tr. 92].

Tóm lại, trong mọi trường hợp phạm tội, hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đều được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Động có, mục đích phạm tội rất đa dạng, nhưng không phải là cấu thành bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam - 7

2.1.2. Phân biệt tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy với tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy

Các hành vi phạm tội “tàng trữ”, “vận chuyển”, “mua bán trái phép chất ma tuý” đã được quy định thành từng tội phạm riêng biệt và cụ thể tại các Điều 185c, Điều 185d và Điều 185đ Bộ luật hình sự năm 1985. Các hành vi phạm tội này được ghép chung với hành vi phạm tội “chiếm đoạt chất ma túy” quy định tại Điều 185e Bộ luật hình sự năm 1985 thành tội “tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý” theo Điều 194 trong Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, việc ghép chung các hành vi phạm tội “tàng trữ”, “vận chuyển” và “mua bán trái phép chất ma tuý” với hành vi phạm tội “chiếm đoạt chất ma túy” là không phù hợp về mặt lý luận và cả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Bởi lẽ:

Thông thường, các hành vi phạm tội “tàng trữ”, hành vi “vận chuyển”, hành vi “mua bán trái phép chất ma túy” không được thực hiện một cách độc lập, riêng lẻ, mà thường nằm trong một chuỗi các hành vi kế tiếp nhau và đan xen lẫn nhau. Hơn nữa, các tội phạm “tàng trữ”, “vận chuyển” và “mua bán trái phép chất ma túy” đều được xem là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, mà không cần phải có thêm bất kỳ một dấu hiệu pháp lý nào khác.

Trong khi đó, hành vi phạm tội “chiếm đoạt chất ma túy” thường được thực hiện một cách độc lập, riêng lẻ và luôn luôn phải kèm theo các dấu hiệu pháp lý khác trong cấu thành tội phạm tương ứng với hành vi chiếm đoạt. Ví dụ: Hành vi trộm cắp chất ma túy phải đi kèm với hành vi lén lút; hành vi cướp chất ma túy phải đi kèm với hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vụ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt chất ma túy; hành vi cưỡng đoạt chất ma túy phải đi kèm với hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt chất ma túy hoặc hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma túy phải đi kèm với thủ đoạn gian dối… Trong số các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XIV Bộ luật hình sự năm 1999, có 9 tội danh liên quan đến hành vi chiếm đoạt hoặc chiếm giữ trái phép tài sản (từ Điều 133 đến Điều 141 Bộ luật hình sự năm 1999). Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 1999 còn quy định về hành vi chiếm đoạt tài sản tại các Điều 278 “tội tham ô tài sản” và Điều 280 “tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Tất cả các hành vi phạm tội chiếm đoạt hoặc chiếm giữ trái phép tài sản trên đây đều có thể trở thành hành vi chiếm đoạt hoặc chiếm giữ trái phép chất ma túy tương ứng với từng hành vi phạm tội cụ thể. Sự khác biệt duy nhất trong các trường hợp phạm tội chiếm đoạt hoặc chiếm giữ trái phép chất ma túy này chính là đối tượng tác động của tội phạm: Chất ma túy, chứ không phải là các loại tài sản khác.

Mặt khác, các hành vi phạm tội “tàng trữ”, “vận chuyển” và “mua bán trái phép chất ma tuý” đều được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp và đối tượng tác động của tội phạm trong các trường hợp phạm tội này đều phải được xác định là chất ma

túy. Tuy nhiên, hành vi phạm tội “chiếm đoạt chất ma túy” có thể được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp, tức là người thực hiện hành vi phạm tội “chiếm đoạt chất ma túy” có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra mà không cần biết đối tượng chiếm đoạt (đối tượng tác động của tội phạm) là chất ma túy hay là các loại tài sản khác. Xét về thực chất, hành vi phạm tội “chiếm đoạt chất ma túy” chỉ khác với những hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản về đối tượng tác động của tội phạm. Đối tượng tác động của tội phạm chiếm đoạt tài sản là các loại tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, còn đối tượng tác động của tội phạm “chiếm đoạt chất ma túy” phải là các chất ma túy do pháp luật quy định. Ngoài ra, khi hành vi phạm tội “chiếm đoạt chất ma túy” gây ra những thiệt hại (nếu có) về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc thiệt hại về tài sản cho người khác, thì người thực hiện hành vi phạm tội “chiếm đoạt chất ma túy” đó còn phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội danh độc lập tương ứng với những thiệt hại (nếu có) mà người phạm tội đã gây ra. Trong khi đó, những thiệt hại (nếu có) này chỉ được xác định là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội có tính chất chiếm đoạt hoặc chiếm giữ trái phép tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam.

2.1.3. Hình phạt đối với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy

Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định bốn khung hình phạt bao gồm khung hình phạt cơ bản và ba khung tăng nặng với ba hình phạt chính, ba hình phạt bổ sung. Cụ thể là:

1/ Trường hợp hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy chỉ là cấu thành cơ bản của tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 của điều luật này, thì tội phạm đó được xác định là tội phạm nghiêm trọng và có khung hình phạt từ hai đến bảy năm tù.

2/ Hành vi phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự thì được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng và có khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm tù. Đây là khung tăng nặng thứ nhất được áp dụng

đối với các trường hợp phạm tội có tình tiết định khung là: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em; g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam; h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam; i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam; k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam; l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam; n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít; o) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này; p) Tái phạm nguy hiểm.

3/ Hành vi phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật hình sự thì được xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và có khung hình phạt từ mười lăm năm đến hai mươi năm tù. Khung tăng nặng thứ hai này được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội có tình tiết định khung là: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam; b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam; c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam; d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam; đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít; h) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

4/ Hành vi phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 194 Bộ luật hình sự thì được xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và có khung hình phạt hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Đây là khung tăng nặng cao nhất và được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội có tình tiết định khung là: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên; b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên; c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên; d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên; đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên; h) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

5/ Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2.1.4. Một số trường hợp phạm tội cụ thể

a) Phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy không có các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

Trường hợp hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy chỉ là cấu thành cơ bản của tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 (có khung hình phạt từ hai đến bảy năm tù) và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 của điều luật này, thì tội phạm đó được xác định là tội phạm nghiêm trọng.

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự

Phạm tội có tổ chức

Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có tổ chức là trường hợp

có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, lập kế hoạch để thực hiện hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia thực hiện tội phạm. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi cụ thể và tất cả đều phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu [34, tr. 105].

Phạm tội nhiều lần

Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nhiều lần là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hai lần tàng trữ, hai lần vận chuyển hoặc hai lần mua bán trái phép chất ma túy trở lên mà mỗi lần phạm tội đều có đầy đủ yếu tố cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, đồng thời trong số các lần thực hiện hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đó, người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự lần nào [34, tr. 106].

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Lợi dụng chức vụ quyền hạn để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi phạm tội và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ. Nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Chức vụ, quyền hạn phải là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng trong trường hợp áp dụng tình tiết tăng nặng “lợi dụng chức vụ quyền hạn” đối với người phạm tội [34, tr. 108].

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là trường hợp người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Trong trường hợp này, người phạm tội thông qua các hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng trông giữ tài sản để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022