Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy

gì, lương thực, thực phẩm, thuốc men…) đều không biết cụ thể người sẽ mua hàng hóa của mình là ai, nhưng có một điều chắc chắn họ luôn có mục đích bán hàng, họ được xã hội gọi là người làm nghề buôn bán, kinh doanh, doanh nhân… Liên hệ với trường hợp người bán ma túy, họ cũng không thể biết họ sẽ bán ma túy cho ai cụ thể trước được, chỉ biết rằng họ luôn sẵn có ma túy để bán cho người có nhu cầu. Do đó, lập luận phải chứng minh được người mua thì mới cấu thành tội MBTPCMT.

Nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót:

- Hiện nay tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Mặc dù các quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong phòng, chống và kiểm soát ma túy nhưng vẫn chưa thể đẩy lùi được tệ nạn ma túy và điều này làm cho tình hình tội phạm về ma túy vẫn có xu hướng tăng cao, trong đó các vụ có tính xuyên quốc gia ngày càng nhiều

- Cơ sở vật chất, kinh phí để mua sắm các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ làm việc phục vụ công tác chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Chế độ kinh phí đối với hoạt động xét xử còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với tính chất đặc thù của ngành TA.

- Các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án ma túy và những người tham gia tố tụng trong vụ án chưa nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc quy định mức hình phạt giữa các khoản của Điều luật là tương đối lớn. Theo qui định tại Điều 251 của BLHS năm 2015 thì mức hình phạt là từ 02 năm đến 07 năm; 07 năm đến 15 năm điều này dẫn đến sự không hợp lý, thậm chí là không công bằng khi xét xử.

-Các Cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra vụ án; chính vì thế chưa bảo đảm cho việc khởi tố, điều tra có căn cứ và đúng pháp luật; mặt khác chưa thực hiện tốt

quan hệ giữa VKSND với TAND trong việc truy tố và xét xử nhằm bảo đảm cho việc xét xử của TA đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội.

- Nhận thức về ADPL của một số Thẩm phán, cán bộ TAcòn hạn chế về năng lực, trình độ, kinh nghiệm; chạy theo bệnh thành tích làm ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết án.

- Kỹ năng ứng dụng công nghệ của một số thẩm phán còn hạn chế, nên đưa ứng dụng công nghệ vào quá trình làm việc chưa được chú trọng và áp dụng dẫn đến việc tiến hành thủ tục tố tụng của thẩm phán gây tốn kém thời gian, công sức cho chính mình và người tham gia tố tụng.

- Công tác kiểm tra, giám sát cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ chưa được thực hiện một cách thường xuyên và triệt để. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra của lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Tây Ninh nói chung và thành phố Tây Ninh nói riêng chưa thực sự sâu sát. Việc kiểm tra, chỉ đạo, điều hành thực hiện các thao tác nghiệp vụ còn chưa thường xuyên, chặt chẽ. Do đó những thiếu sót của ĐTV, KSV, Thẩm phán trong ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng chưa được phát hiện hoặc chưa được chấn chỉnh khắc phục kịp thời. Mặt khác, vẫn còn tình trạng các cấp lãnh đạo tin tưởng, thoả mãn với báo cáo án của ĐTV, KSV, Thẩm phán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Trình độ, nhận thức về tranh tụng tại Tòa của người tham gia tố tụng còn thấp nên việc tranh luận, tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chưa đạt hiệu quả.

Tiểu kết chương 2

Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 8

Thực tiễn xét xử về các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về tội MBTPCMT nói riêng trên địa bàn thành phố Tây Ninh trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả đáng đáng kể, góp phần giữ vững an ninh , trật tự an toàn xã hội, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên qua quá trình thực tiễn xét xử đã cho thấy nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT, gây không ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc nêu rò nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong công tác xét xử vụ án về tội MBTPCMT này sẽ là tiền đề quan trọng để học viên đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao tại chương 3.

Chương 3

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy

3.1.1. Yêu cầu của cải cách tư pháp

Hiện nay, tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Mặc dù các quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong phòng, chống và kiểm soát ma túy nhưng vẫn chưa thể đẩy lùi được tệ nạn ma túy và điều này làm cho tình hình tội phạm về ma túy vẫn có xu hướng tăng cao, trong đó các vụ có tính xuyên quốc gia ngày càng nhiều, sự liên kết giữa các tổ chức, các băng nhóm tội phạm quốc tế ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệt là mối liên kết giữa tội phạm về ma túy - tội phạm rửa tiền - tội phạm khủng bố ngày càng rò nét hơn. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia nằm sát với các khu vực sản xuất ma túy lớn của châu Á là “Tam giác vàng” và “Trăng lưỡi liềm vàng”, thuận lợi cho các đối tượng hoạt động phạm tội về ma túy.

Thực hiện chính sách mở cửa và đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ hội nhập, nhà nước ta có chiến lược phát triển kinh tế mở, khuyến khích phát triển thương mại, đầu tư, du lịch, sự giao lưu giữa người nước ngoài vào Việt Nam và người Việt Nam đi nước ngoài học tập, lao động, công tác với nhiều mục đích khác nhau ngày càng nhiều, làm gia tăng cơ hội và điều kiện cho tội phạm về ma túy trong nước và quốc tế câu kết với nhau hoạt động tại địa bàn Việt Nam.

Để đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về ma túy, tội MBTPCMT nói chung, ADPL hình sự đúng đắn trong xử lý các loại tội phạm này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải quán triệt và nắm vững quan điểm của

Đảng và nhà nước về cải cách tư pháp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Thể hiện trên các phương diện sau đây:

Một là, CQĐT, VKSND, TAND phải xác định rò chức năng, nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn tố tụng và nhiệm vụ, trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, vụ án ma túy nói chung và vụ án MBTPCMT nói riêng. Trong toàn bộ quá trình tố tụng đều hướng tới một mục đích chung là ADPL hình sự đúng đắn, sát hợp, bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp của lãnh đao, cán bộ các cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Hai là, trong quá trình ADPL hình sự đối với các tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng vừa phải độc lập trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vừa phải phối hợp, hỗ trợ và chế ước lẫn nhau trên cơ sở các quy định của pháp luật. Trong đó, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp là tăng cường công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra và cải cách tư pháp phải lấy TA làm trung tâm, xét xử làm trọng tâm. Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra là một chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay, điều này cũng là bảo đảm cho việc ADPL hình sự được đúng đắn, phù hợp trong điều tra tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói

riêng.

Bốn là, về việc xác định TA có vị trí trung tâm, xét xử làm trọng tâm. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã xác định rò nhiệm vụ của cải cách tư pháp là bảo đảm để TA làm trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm. Đây cũng là quan điểm và chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về đề cao vị trí, vai trò của TA trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, theo đó về mặt nhận thức cũng như quá trình tổ chức thực tiễn và xây dựng hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm để TA thực sự đóng vai trò là trung tâm của hệ thống tư pháp và hoạt động xét xử của TA là hoạt động trọng tâm của tố tụng hình sự. Vị trí đặc biệt của TA với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp và chỉ có TA với bản án của mình mới có thẩm quyền coi một người là có tội và phải chịu hình phạt. Khi xét xử TA nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thẩm quyền xét xử Nhà nước chỉ giao cho TA mà không có một cơ quan nào trong bộ máy Nhà nước có được.

Quán triệt và nắm vững quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp phải bảo đảm xác định TA có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm trong lĩnh vực tố tụng hình sự đòi hỏi CQĐT và VKSND phải phối hợp chặt chẽ với nhau ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra vụ án, bảo đảm cho việc khởi tố, điều tra có căn cứ và đúng pháp luật, mặt khác phải thực hiện tốt quan hệ giữa VKSND với TAND trong việc truy tố và xét xử nhằm bảo đảm cho việc xét xử của TA đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Năm là, quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng các cơ quan tư pháp và đội ngũ cán bộ tư pháp. Để hoạt động ADPL hình sự nói chung được đúng đắn, hiệu quả đòi hỏi mỗi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

phải quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp theo hướng cập nhật những kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

3.1.2. Yêu cầu của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Có thể nói rằng, bảo đảm pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hệ thông pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, vì thế trong thực tiễn pháp luật, đặc biệt là trong thực hiện ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng nguyên tắc pháp chế phải không ngừng được đảm bảo và giữ vững nhằm làm cho mọi chủ thể phải luôn tôn trọng và thi hành theo đúng pháp luật. Xét về tính lịch sử, đây không phải là một nguyên tắc mới nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị và luôn mang tính thời sự ở giác độ pháp luật nói chung, ADPL hình sự nói riêng. Xét về phương diện nghiên cứu thực tiễn pháp luật, việc đảm bảo nguyên tác pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng luôn mang ý nghĩa và mục đích chính trị - xã hội nhất định, bởi vì:

Thứ nhất, ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp tổ chức, cá nhân và công dân, đặc biệt là quyền và lợi ích của người phạm tội nên nếu áp dụng không đúng, vi phạm nguyên tắc pháp chế sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Bởi vì, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong TTHS là bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, bảo vệ nhân dân theo đúng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, bảo đảm pháp chế trong điều tra, truy tố, xét xử nói chung, trong ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng cũng nhằm tạo ra những chuẩn mực để đánh giá tính đúng sai trong hoạt động TTHS. Kết quả hoạt động TTHS của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thể hiện ở việc có áp dụng đúng các quy định của của pháp luật hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hay không? giá trị đích thực của hoạt động tố tụng đạt được khi đảm bảo tính pháp lý tối cao của hoạt động tố tụng, tức là hoạt động đó trong khuôn khổ pháp luật.

Thứ ba, bảo đảm tính pháp chế trong ADPL hình sự đối với tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT cần được nghiên cứu, chú trọng vì hoạt động TTHS hiện nay cho thấy, số lượng các vụ án về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng có xu hướng ngày càng gia tăng nhưng chất lượng giải quyết, xét xử chưa thực sự bảo đảm; vẫn còn các bản án phải sửa; thời hạn giải quyết, xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật trong một số trường hợp vẫn còn bị vi phạm.

Để đảm bảo yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng đòi hỏi CQĐT, VKSND, TA, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối vụ án ma túy và những người tham gia tố tụng trong vụ án phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

3.1.3. Yêu cầu của phòng, chống tội phạm về ma túy

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng, trong đó có tội MBTPCMT là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thời gian qua, tình hình tội phạm ma túy có diễn biến hết sức phức tạp, tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, đối tượng phạm tội ngày càng đa dạng. Tình hình này đặt ra yêu cầu cần phải không ngừng tăng cường và tăng cường hơn nữa công cuộc đấu tranh phòng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022