hội, mưu cầu lợi ích cá nhân, đưa tình hình tội phạm lên mức độ nguy hiểm cao hơn.
Trong thời gian qua, các chế độ chính sách quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được nhà nước kịp thời ban hành phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Tuy nhiên vẫn còn không ít các chế độ chính sách kinh tế - xã hội còn chồng chéo lạc hậu và bọn tội phạm đã lợi dụng sự không đồng bộ này để phạm tội.
Hệ thống chính sách pháp luật trong việc quản lý kinh tế còn nhiều bất cập, tạo những kẻ hở cho các tội phạm phát sinh và phát triển. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế của chúng ta còn yếu kém, sự yếu kém này một phần do phương tiện kỹ thuật được áp dụng trong việc quản lý kinh tế, tài sản còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ quy định, đã là nguyên nhân tiếp sức cho những kẻ phạm tội thực hiện được hành vi chiếm đoạt tiền của Nhà nước, điển hình là những vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nhà nước thông qua hình thức gian dối xin hoàn thuế giá trị gia tăng. Chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước ta là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản... Chính sách này áp dụng cơ chế hậu kiểm, Nhà nước hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Lợi dụng cơ chế này, nhiều đối tượng trong các công ty, xí nghiệp nhà nước và tư nhân đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhiều công ty được lập nên với danh nghĩa là hoạt động kinh doanh nhưng thực chất là để nhận hóa đơn giá trị gia tăng ở cơ quan thuế và từ đó thực hiện việc bán hóa đơn này cho các đơn vị khác để kiếm lời bất chính, hoặc có nhiều doanh nghiệp do lợi nhuận trước mắt cũng có hành vi bán hóa đơn khống cho các công ty, doanh nghiệp khác để họ thực hiện việc chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Thực tiễn đã có rất nhiều vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản kiểu này trót lọt, chiếm đoạt của nhà nước với số tiền rất lớn. Rõ ràng khâu quản lý, kiểm tra, kiểm soát của chúng ta còn yếu kém, dẫn
đến không nắm bắt được thực tế hoạt động của các công ty, tạo cơ hội cho những việc làm sai trái phương hại cho nền kinh tế đất nước.
Ngoài sự lỏng lẻo, sơ hở trong các lĩnh vực quản lý, Nhà nước ta còn thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm để quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh. Do thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực và sự tuyển chọn, sắp xếp cán bộ không hợp lý nên không những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn tạo ra những kẽ hở để các phần tử xấu lợi dụng phạm tội. Hơn thế nữa còn không ít cán bộ sa sút, thoái hoá và bản thân đi vào phạmcon đường phạm tội.
Tại nhiều địa phương, sự năng động về kinh tế đã kéo theo hàng loạt các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và dịch vụ mở cơ sở kinh doanh sản xuất, mở văn phòng đại diện. Nhu cầu tổ chức quản lý ngay tại các địa phương này đòi hỏi phải thiết lập nhiều loại hình cơ quan, kéo theo sự chồng chéo trong việc phân cấp quản lý. Bên cạnh đó, ngân hàng và các tổ chức tín dụng là nơi cung cấp vốn để cho các cơ quan nhà nước, các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội…hoạt động có hiệu quả, nhưng do cách quản lý chưa chặt chẽ, việc chấp hành thể lệ quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh… của cán bộ một số ngân hàng thương mại chưa nghiêm túc, thiếu hoàn chỉnh, việc tổ chức phân tích theo dõi, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng sử dụng vốn vay cũng như việc thẩm định kiểm tra trước lúc cho vay chưa đúng, có biểu hiện vượt quá quy định. Một số cán bộ tín dụng ngân hàng kém phẩm chất, mưu lợi cá nhân (như lập hồ sơ giả để cho vay, vay ké với khách hàng, thông đồng với khách hàng dùng tiền vay để chơi đề, chơi hụi) cũng làm gia tăng tình trạng nợ quá hạn, từ đó phát sinh tội phạm. Vai trò quản lý của Ngân hàng nhà nước trong thanh tra, kiểm tra xử lý, phúc tra sửa chữa các thiếu sót chưa cụ thể và thiếu kiên quyết. Sự thay đổi về chính sách kinh tế có liên quan đến vấn đề đầu tư vốn của doanh nghiệp và ngân hàng, chính sách về quản lý đất đai có thay đổi làm cho các doanh nghiệp và người vay đã đầu tư vốn không kịp
chuyển phương án sản xuất kinh doanh sẽ dẫn đến rủi ro. Việc xử lý những trường hợp vay nợ quá hạn chưa đồng bộ và thiếu hiệu quả làm cho tài sản của nhà nước (vốn vay) trong thực tế đã bị chiếm đoạt. Nhiều ngân hàng đã vi phạm chế độ quản lý vốn, không ít trường hợp đã gây ra hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại cho Nhà nước lên tới hàng trăm tỉ đồng.
Trong các cơ quan nhà nước có một số người lạm dụng chức vụ quyền hạn thậm chí cấu kết với người tự do không nghề nghiệp chiếm đoạt ngay tài sản trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, chính trị xã hội bằng thủ đoạn lừa đảo. Trong khi đó hoạt động kiểm tra giám sát bằng biện pháp nghiệp vụ kinh tế còn non kém, chưa thực hiện đổi mới chương trình công tác, không kịp thời vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để quản lý có hiệu quả, kết hợp với những lối sống lệch lạc, chỉ mưu cầu lợi ích riêng tư để cùng nhau lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong giai đoạn hiện nay, vai trò quản lý của Nhà nước, nhất là ở cấp vĩ mô, là khâu mấu chốt của hệ thống quản lý mới. Bất cứ sự buông lỏng, sự yếu kém nào của quản lý nhà nước về kinh tế và cơ chế thị trường cũng sẽ chẳng những làm rối ren thêm mặt trái vốn có của cơ chế thị trường mà còn là sự mở cửa cho các hành vi tiêu cực, trong đó có tội phạm.
3.2.3. Những nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật
Xây dựng nhà nước pháp quyền là một điều kiện quan trọng để nhà nước đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả. Cũng chỉ trong điều kiện nhà nước pháp quyền thì mục đích của hoạt động của nhà nước, xã hội và công dân mới thực sự thống nhất, loại trừ các yếu tố tiêu cực cho tội phạm tồn tại và phát triển.
Xây dựng nhà nước pháp quyền thực chất là xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước mà ở đó trách nhiệm trước nhân dân, thực hiện được cái gì lợi cho dân đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy, khi sắp xếp tổ chức,
cải cách bộ máy nhà nước, đề ra chính sách, ban hành pháp luật, không thể chỉ lấy một tiêu chuẩn nào đó để làm trọng tâm mà phải nhằm toàn diện xem cái gì có lợi cho dân hơn trong những phương án tổ chức hay chính sách, pháp luật ấy.
Trong những năm qua, kết quả hoạt động lập pháp trong quá trình đổi mới là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì hệ thống pháp luật của ta còn thiếu, chưa đồng bộ, còn không ít những chồng chéo, sơ hở, có những văn bản dưới luật không phù hợp với văn bản luật, và còn đi chậm vào cuộc sống. Đội ngũ cán bộ pháp lý còn thiếu, có nơi trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trong những năm qua các văn bản pháp luật được Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã được thực hiện một cách có hiệu quả. Nhiều văn bản áp dụng luật của các địa phương đã mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Nhưng bên cạnh đó có không ít văn bản pháp luật còn nhiều sơ hở và thậm chí có mâu thuẫn giữa các văn bản luật của trung ương và văn bản hướng dẫn của từng địa phương.
Từ khi nền kinh tế thị trường phát triển cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa thì tranh chấp về nhà đất trở nên ngày càng phức tạp, nảy sinh không ít trường hợp lừa đảo chiếm đoạt để chiếm đoạt tài sản. Có những trường hợp đáng lẽ phải xử lý về hình sự nhưng lại được xử lý bằng dân sự hay phạt hành chính hoặc xử lý nội bộ. Các cơ quan có thẩm quyền có khi còn lúng túng trong việc giải quyết các vụ vi phạm cụ thể.
Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, việc phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu đồng bộ, thiếu kiên quyết. Công tác điều tra án chưa rõ thủ phạm còn có những điểm yếu, có những vụ án lừa đảo, trộm cắp, thậm chí giết người, cướp của… chưa được điều tra làm rõ kịp thời để xử lý theo pháp luật. Kết quả nghiên cứu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho thấy, có nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản được phát hiện sau khi tội
phạm đã xảy ra cách đó một năm trở lên, có nhiều vụ kéo dài từ 2 đến 5 năm mới phát hiện được, thậm chí có vụ án tới 10 năm mới được xử lý trước pháp luật.
Sau đây là bảng thống kê cụ thể về các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được thụ lý giải quyết từ năm 2001 đến năm 2006, trong đó vẫn có những vụ xét xử theo điều luật của Bộ luật hình sự 1985.
Số vụ - Xử theo điều | |||
Điều 134 - Bộ luật hình sự năm 1985 | Điều 139 - Bộ luật hình sự năm 1999 | Điều 157 - Bộ luật hình sự năm 1985 | |
2001 | 7 | 1.792 | 69 |
2002 | 0 | 2.049 | 27 |
2003 | 1 | 2.073 | 14 |
2004 | 2 | 2.353 | 17 |
2005 | 0 | 2.552 | 12 |
2006 | 0 | 2.973 | 9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trách Nhiệm Hình Sự Đối Với Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Những Trường Hợp Đặc Biệt
- Khái Quát Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Ở Nước Ta Những Năm Gần Đây
- Nguyên Nhân Và Điều Kiện Phạm Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản
- Dự Báo Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Thời Gian Tới
- Các Biện Pháp Đấu Tranh Phòng Chống Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 13
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Như vậy, sau nhiều năm Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật (01-07-2000) vẫn còn những vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ các năm trước đó mới bị phát hiện và xử lý.
Trong quá trình giải quyết vụ án nhiều lúc không đơn thuần chỉ có cơ quan điều tra giải quyết là được, mà còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của từng vụ án, có khi có lúc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải họp, hội ý mới xác định được bản chất của vụ án.
Xuất phát từ sự phân tích trên đây, cần nhấn mạnh rằng sự hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật mà trước hết là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án là rất cần thiết. Thực hiện được điều này là một điều kiện nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng cũng phải thấy một điều là Nhà nước chưa có đầu tư thích hợp cho việc nghiên cứu chiến
lược đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.
Thực tiễn nghiên cứu nhân thân các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những đặc thù riêng so với số bị cáo phạm các tội trộm cắp, cướp, cướp giật, giết người… người phạm tội lừa đảo có học vấn tương đối (thường từ cấp II trở lên), có những mối quan hệ xã hội nhất định, có kinh nghiệm trong làm ăn cũng như trong cuộc sống, từ đó mới dễ dàng tạo niềm tin cho người khác để chiếm đoạt tài sản, nhiều đối tượng có khả năng hiểu biết về pháp luật, nắm chắc pháp luật để tìm ra những kẽ hở của luật nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước, tập thể khi có điều kiện thuận lợi (như ở lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, dịch vụ, thuế…).
Ngoài những khía cạnh nêu trên thì yếu tố nạn nhân trong các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng góp phần hình thành nên nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Chẳng hạn như sự hám lợi, nể nang và cả tin một cách mù quáng của những người bị hại, các đơn vị kinh tế còn buông lỏng quản lí, thiếu kiểm tra giám sát, vai trò cá nhân trong việc bảo vệ tài sản chưa cao…Mặt khác do người bị hại không tố giác, do ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế, nên không tố giác tội phạm, do người phạm tội thực hiện với thủ đoạn tinh vi xảo quyệt hay do người phạm tội được người khác che giấu đều làm cho tội phạm khó bị phát hiện, đều là những nguyên nhân và điều kiện cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phát triển.
Đi đôi với những hạn chế trong công tác phát hiện tội phạm là những bất cập trong việc xử lý tội phạm. Tình trạng xử lý tội phạm ở một số tòa án còn thiếu nghiêm minh, chưa công bằng, chưa thống nhất theo yêu cầu của pháp luật cũng như phục vụ nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó, việc tổ chức phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong phát hiện và xử lý tội phạm còn chưa đồng bộ, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Có trường hợp án đã tuyên phạt nhưng không được chấp hành nghiêm chỉnh, cá biệt còn tha trước thời hạn cả những tên tội phạm
nguy hiểm để chúng có thời cơ phạm tội lại... Tất cả những lý do đó đã dẫn đến tình trạng quần chúng hoài nghi về sự công minh của pháp luật và không tin tưởng vào chính quyền, không tố giác tội phạm, không giúp đỡ các cơ quan thực thi pháp luật. Tâm lý sợ bị trả thù diễn ra phổ biến, vì thế những kẻ phạm tội coi thường pháp luật, tiếp tục phạm tội và lôi kéo những người khác cùng phạm tội, làm cho các biện pháp pháp luật không phát huy được tác dụng trừng trị, giáo dục, phòng ngừa. Đó cũng chính là một trong những điều kiện cho tình hình tội phạm có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
3.2.4. Những nguyên nhân xuất phát từ việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật
Những khiếm khuyết trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến những con người, những nhóm người "không vững vàng trong xã hội" dễ đi vào con đường vi phạm pháp luật, con đường phạm tội. Vì con người là chủ thể của tội phạm nên nguyên nhân trực tiếp của tội phạm bao giờ cũng xuất phát từ phía con người. Con người luôn có nhu cầu, nhưng đồng thời cũng có ý thức về nhu cầu, về cách thức, con đường để thỏa mãn nhu cầu. Nếu những biện pháp tuyên truyền giáo dục kém hiệu quả dẫn đến con người có ý thức sai lệch về cách thức, con đường để thỏa mãn nhu cầu (tức là vượt quá chuẩn mực của pháp luật, của cộng đồng xã hội) chính là nguyên nhân trực tiếp của các hành vi phạm tội. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể xuất phát từ những nguyên nhân tiềm ẩn trong con người phạm tội do sự tham lam ích kỷ nên chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong con người luôn luôn vận động và tồn tại tính tư hữu, tâm lý vụ lợi, tâm lý này là động lực để hình thành động cơ, mục đích, quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, tâm lý tiêu cực, vụ lợi, sự tham lam, tính vị kỷ, khát vọng làm giàu bằng bất kỳ con đường nào cũng như ý thức coi thường pháp luật không phải bẩm sinh có sẵn trong con người, bởi con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, tuy có sự suy nghĩ độc lập nhất định nhưng vẫn luôn
bị tác động bởi hoàn cảnh, môi trường bên ngoài. Vì vậy cần phải quan tâm tới vấn đề giáo dục con người trong xã hội, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền sở hữu của người khác, nâng cao ý thức làm chủ bản thân trước những tác động của ngoại cảnh. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tội phạm, định hướng cho con người tránh đi vào con đường phạm tội.
Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kẻ phạm tội dùng thủ đoạn gian dối đưa ra các thông tin không đúng để người khác tin đó là sự thật, nếu người bị lừa dối tin vào các thông tin đó sẽ giao tài sản và kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản. Ngược lại, nếu người bị lừa dối không tin vào các thông tin giả đó thì không những kẻ phạm tội không chiếm đoạt được tài sản mà còn có thể bị tố giác và bị pháp luật xử lý. Như vậy, kẻ lừa đảo có đạt được mục đích chiếm đoạt hay không còn phải tùy thuộc vào nhận thức của người bị lừa dối trước những thông tin giả. Do đó, một số nguyên nhân và điều kiện của tội phạm lại xuất phát từ chính tâm lý, nhận thức của người bị hại. Sự khiếm khuyết trong công tác tuyên truyền giáo dục dẫn đến người bị hại vô hình chung tạo điều kiện để hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể thực hiện được. Thường là các trường hợp:
- Người bị hại ít hiểu biết về các thủ đoạn lừa đảo nên mất cảnh giác. Thủ đoạn lừa đảo của kẻ phạm tội thường rất đa dạng và ngày càng tinh vi xảo quyệt, nếu như người bị lừa dối không biết trước nên không có ý thức cảnh giác thì sẽ rất dễ bị lừa.
- Người bị hại có trình độ học vấn thấp là người dễ bị lừa nhất, bởi họ là người thiếu hiểu biết, khả năng phán đoán, suy luận kém, do đó không thể đánh giá đúng những thông tin đưa ra là giả hay thật.
- Do lòng tham, tính hám lợi của người bị hại. Người có lòng tham, tính hám lợi rất dễ bị lóa mắt trước các lợi ích vật chất. Kẻ lừa dối chỉ cần đưa ra những lợi ích hấp dẫn sẽ dễ dàng dụ dỗ được họ để chiếm đoạt tài sản. Đây