Thực Trạng Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng

Chương 3

THỰC TRẠNG THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT


3.1. Thực trạng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3.1.1. Một số Đặc điểm về vị trí địa lý và kinh tế xã hội của Đà Nẵng ảnh hưởng tới tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

3.1.1.1. Về vị trí địa lý

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại một, nằm ở vị trí trung tâm của khu vực miền Trung và Tây nguyên, là một trong những cửa ngõ quan trọng đi các nước Lào, Campuchia, Thái Lan đến các vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. Thành phố có diện tích 1.285,4 km2, bao gồm 08 quận huyện: có 06 quận nội thành: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, 01 huyện ngoại thành: huyện Hòa Vang và 01 huyện đảo Hoàng Sa. Phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây, Nam giáp tỉnh

Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông.

Tính đến cuối năm 2014 toàn thành phố có 1.007.700 dân với khoảng hơn 222.000 hộ, mật độ dân số 784 người/km2, số lượng người nhập cư vào Đà Nẵng ngày một tăng. Đà Nẵng có đầy đủ các hệ thống giao thông, đường thủy, đường hàng không, đường hầm qua đèo Hải Vân, quốc lộ chạy dọc thành phố, thế mạnh phát triển du lịch biển, khu du lịch sinh thái ở phái Tây và bán đảo Sơn Trà… Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, du lịch thu hút hàng triệu khách du lịch hàng năm, trình độ dân trí ngày càng cải thiện, hệ thống giáo dục phát triển, tập trung các trường đại học, trung tâm nghiên cứu

lớn… Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, tình hình tội phạm diễn biến ngày phức tạp hơn, mức độ ngày càng tinh vi hơn, số lượng ngày càng nhiều hơn trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3.1.1.2. Đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội

Trong những năm qua, Đà Nẵng là đô thị được cho là năng động bậc nhất của cả nước với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài và trong nước, đi kèm với đó là chủ trương phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Để phát triển như hiện nay, Đà Nẵng có nhiều cơ chế chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài và nội lực bên trong để chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại. Bên cạnh những mặt làm được, Đà Nẵng đang đối đầu với không ít khó khăn, tình hình lao động không đủ sức lao động ở nông thôn nhàn rỗi, người trong độ tuổi lao động ở nông thôn phải di cư vào thành thố để lao động kiếm sống hoặc tập trung đến các khu công nghiệp để lao động, tình tình an ninh trật tự ở nông thôn ngày diễn biến phức tạp, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với các dự án chỉnh trang đô thị bắt đầu phát triển, người nhập cư khó quản lý, tình hình tội phạm gia tăng...

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm, dân số Đà Nẵng là 1.007.700 người 30, tr. 66. Mật độ dân cư tập trung đông nhất ở các quận nội thành Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà. Dân cư tập trung đông nhất là các khu công nghiệp Hòa Khánh, An Đồn, Hòa Cầm... Quá trình tập trung và gia tăng dân số ở đô thị cũng là điều dể hiểu và tất yếu của sự đô thị hóa.

Đà Nẵng có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, phía Đông của thành phố được bao bọc với bờ biển được xếp vào loại đẹp nhất hành tinh. Phía Bắc chắn bởi đèo Hải Vân, phía tây giáp với dãy Trường Sơn và đây cũng là nguồn lực phát triển tài nguyên rừng. Phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam, với

đồng bằng trù phú, màu mở. Cảng biển của Đà Nẵng rộng và thuận lợi cho tàu thuyền vào neo đậu. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có hệ thống giao thông, thông tin thuận lợi, có nhiều cây cầu bắc qua sông Hàn và có Cảng hàng không quốc tế, bến xe, nhà ga tàu hỏa cách nhau không xa. Tất cả những điều kiện thuận lợi đó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch của thành phố và thu hút rất nhiều du khách.

Trong những năm qua, Đà Nẵng được xếp vào thành phố phát triển nhanh nhất với tổng giá sản phẩm trên địa bàn đạt 52.600 tỷ, tổng thu ngân sách trên địa bàn 11.587 tỷ đồng.

Các đặc điểm về vị trí địa lý và tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.

3.1.2. Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2011 đến 2015

Sau khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tình hình tội phạm cũng có sự biến đổi về số lượng, phạm vi, tính chất và mức độ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tình hình tội phạm trong cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng trong vài năm trở lại đây tuy đã được kiềm chế nhưng luôn tiềm ẩn xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Mặt khác, qua nghiên cứu cho thấy, cơ cấu thành phần tội phạm có những biến đổi theo hướng đa dạng chứ không tập trung vào các đối tượng lưu manh, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, tội phạm quốc tế bước đầu đã xuất hiện tại thành phố.

3.1.2.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trên tổng số tội phạm

Theo số liệu thống kê xét xử của Tòa án thành phố Đà Nẵng, từ năm 2011 đến năm 2015, trên địa bàn thành phố đã xét xử được 356 vụ, bắt giữ 465 đối tượng đạt 86,6%. Trong đó, tỷ lệ tội phạm lừa đảo luôn dao động ở mức 4,2% đến 6,9%.

Số liệu thống kê về tình hình xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy: Nhìn chung, tình hình diễn biến của loại tội phạm này đều tăng lên qua từng năm. Riêng năm 2013, loại tội phạm này có giảm so với năm 2012 và năm 2015 so với năm 2014 có giảm nhưng không đáng kể. Điều đó có nghĩa là trong vòng 5 năm qua loại tội phạm này vẫn chưa bị ngăn chặn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Bảng 2.1: Tình hình xét xử tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2011-2015

Năm

Tổng số vụ

Bị cáo

2011

19

32

2012

36

43

2013

32

38

2014

36

44

2015

35

41

Tổng số

158

198

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 10

(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng).


3.1.2.2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có diễn biến không đều, nhưng luôn có xu hướng gia tăng

Theo thống kê Tòa án Đà Nẵng cho thấy số lượng án lừa đảo chiếm đoạt tài sản năm 2011 thấp nhất so với các năm trong bảng thống kê, số lượng án năm 2012 và năm 2014 cao nhất.

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2012 số vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được Tòa án nhân dân thành phố xét xử hàng năm có xu hướng gia tăng. Cụ thể năm 2008 xét xử vụ trong tổng số 19 vụ chiếm tỷ lệ 3,3%, năm 2009 xét xử 36 vụ trong tổng số 684 vụ chiếm tỷ lệ 5,3%, năm 2013 xét xử 32 vụ trong tổng số 644 vụ chiếm tỷ lệ 4,9%, năm 2014 xét xử 36 vụ trong tổng số 664 vụ chiếm tỷ lệ 5,4%, năm 2015 xét xử vụ trong

tổng số 35 vụ trong tổng số vụ án 604 chiếm tỷ lệ 5,3%. Như vậy có thể thấy số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xét xử hàng năm thấp nhất ở năm 2008, và cao nhất ở năm 2012.

Tính trung bình một vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có khoảng 1,24 bị cáo. Cụ thể ở các năm là như sau: năm 2011 là 1,68 bị cáo/1 vụ, năm 2012 là 1,19 bị cáo/1 vụ, năm 2013 là 1,18 bị cáo/1 vụ, năm 2014 là 1,22 bị cáo/ 1 vụ, năm 2015 là 1,17 bị cáo/1 vụ. Căn cứ vào số bị cáo trên có thể thấy đa số các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm, có nhiều vụ bọn tội phạm còn tổ chức thành đường dây lừa đảo với nhiều đối tượng tham gia ở nhiều địa phương khác nhau.

3.1.2.3. Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội khá nghiêm khắc, chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn

Về hình phạt được tòa án áp dụng đối với các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong 5 năm gần đây là như sau:

Bảng 2.2. Hình phạt được áp dụng đối với bị cáo phạm tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản từ năm 2011 - 2015 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng



Năm

Hình phạt Tòa án áp dụng

Cải tạo

không giam

giữ

Án treo

Tù từ 3 năm trở xuống

Từ trên 3

năm đến 7 năm

Tù từ trên 7 năm đến

15 năm

Từ 15

năm đến 20 năm

Tù chung thân

2011

0

8

20

4

0

0

0

2012

0

4

30

5

1

0

0

2013

0

4

25

9

0

0

0

2014

0

2

32

11

2

0

0

2015

0

3

29

5

4

0

0

Tổng

cộng

0

21

136

34

7

0

0

(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng).

Như vậy, từ năm 2011 đến 2015, Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã xét xử được 158 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với 196 bị cáo bị đưa ra xét xử, không bị cáo nào xử phạt tù từ 15 đến 20 năm, tù chung thân và cải tạo không giam giữ, 7 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm, 34 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm, 136 bị cáo bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống, 21 bị cáo được cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ là 9 bị cáo. Ngoài áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính, tòa án còn áp dụng các hình phạt bổ sung như: phạt tiền, tịch thu tài sản,...

Như vậy có thể thấy thực tiễn việc áp dụng hình phạt cho thấy số lượng bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là ở mức khung hình phạt theo Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự (từ 6 tháng đến 3 năm tù) là cao nhất: 136 bị cáo, chiếm tỷ lệ 68,87%. Theo bảng 2.3 thì hình phạt tù từ 3 năm trở xuống là 34 bị cáo chiếm tỷ lệ 16,8%, cho hưởng án treo (phạt tù không quá 3 năm) 21 bị cáo, chiếm tỷ lệ 10,71%, tù từ 7 đến 15 có 7 bị cáo, chiếm tỷ lệ: 3,57%. Không có hình phạt tù từ 20 năm đến 30 năm và chung thân.

3.1.2.4. Thủ đoạn phạm tội

Trong những năm gần đây, hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có biểu hiện đa dạng, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Người phạm tội lợi dụng triệt để những sơ hở của chính sách pháp luật, chính sách quản lý kinh tế, nhằm vào tâm lý và nhu cầu của người bị hại, lợi dụng sự tha hóa về đạo đức của một số cán bộ cơ quan nhà nước, để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Một số thủ đoạn mà kẻ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt thường sử dụng trong thời gian gần đây là:

- Trong những năm gần đây hình thức lừa đảo hình thức lừa đảo chiếm đoạt phổ biến nhất lừa đảo bán chung cư, nhà ở xã hội bằng nhiều cách làm giả chữ ký, con dấu của cơ quan nhà nước, hứa góp vốn để xây dựng đầu tư

xây dựng nhà ở chung cư, nhà ở xã hôi, khu dân cư... Ví dụ: vụ án Hồ Thị Bích Nga lừa đảo chiếm đoạt tiền mua chung cư: Hồ Bích Nga làm nhân viên kinh doanh bất động sản tại Sàn giao dịch bất động sản Đà Nẵng (DANAREES) từ ngày 24.05.2011. Từ ngày 20.07.2011, Hồ Bích Nga được bổ nhiệm chức vụ Trưởng nhóm kinh doanh dự án nhà ở xã hội Bluehouse. Đơn vị giao cho Nga 02 quyển phiếu thu, mỗi quyển 60 tờ, dùng để thu tiền bán hồ sơ nhà ở xã hội được quy định là 10.000đ/1 bộ hồ sơ, trong đó liên 2 có đóng dấu treo của Sàn giao dịch Bất động sản Đà Nẵng dùng để giao cho khách hàng mua hồ sơ. Ngày 10.08.2011 sàn giao dịch bất động sản Đà Nẵng có Quyết định thôi chức Trưởng nhóm kinh doanh dự án nhà ở xã hội Bluehouse đối với Nga và quy định rõ Nga có nghĩa vụ bàn giao công việc, hồ sơ, sổ sách, tài sản mà minh phụ trách theo quy định của Công ty. Sau khi bị bãi nhiệm, Nga tiếp tục làm tại phòng giao dịch. Hai quyển phiếu thu, Nga chỉ giao lại cho Công ty 01 quyển, giữ lại 01 quyển.

Để có tiền tiêu xài cá nhân, Nga nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Qua mối quan hệ quen biết bà Trương Thị Kim Khuê và ông Ngô Văn Trọng, Nga nói mình quen biết với người làm ở Văn phòng UBND Tp Đà Nẵng, có mối làm thủ tục thuê căn hộ chung cư thuộc diện chính sách xã hội tại phường Hòa Hiệp Nam. Để tạo lòng tin, Nga sẽ viết phiếu thu (có đóng dấu treo của Sàn giao dịch bất động sản Đà Nẵng), viết giấy tay nhận tiền hoặc lập Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất đưa lại cho người nộp tiền cọc. Đồng thời Nga đưa cho bà Khuê và ông Trọng bộ hồ sơ gồm: Đơn xin thuê căn hộ chung cư và đơn xin xác nhận không có nhà ở ổn định để phô tô lại đưa cho người đứng tên xin thuê chung cư làm thủ tục. Thông qua bà Khuê, ông Trọng môi giới cho bà con hoặc những người quen đặc cọc tiền với tổng số tiền lừa đảo 1.933.500.000đ, vụ án với 70 nạn nhân bị lừa đảo, có thể nói đây là vụ lừa đảo lớn, có số lượng người bị hại lớn nhất từ trước đến nay.

- Thông qua hình thức lấy danh nghĩa các công ty "ma" hoặc thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn để vay tiền ở các ngân hàng, hoặc vay tiền của cá nhân rồi chiếm đoạt luôn. Đây là thủ đoạn được sử dụng trong nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và của nhân dân.

- Hình thức lừa đảo chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng thông qua việc lập hồ sơ khống chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng: Đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước đã lập hồ sơ giả mạo để được hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Thủ đoạn này thường được những người làm việc trong lĩnh vực thương mại sử dụng.

- Một hình thức cũng rất phổ biến trong thời gian vừa qua và cũng được đưa tin nhiều từ các phương tiện thông tin đại chúng đó là hình thức lừa đảo đưa ra lãi suất cao hơn với lãi suất của Ngân hàng để thu hút vốn nhàn rỗi của nhân dân và trả lãi suất ngay sau khi nhận tiền. Sau khi thu được một một số vốn lớn thì chủ vay cao chạy xa bay. Nạn nhân của những vụ lừa đảo này thường là những người nhẹ dạ cả tin, thậm chí có máu tham tiền nên đã bị kẻ phạm tội lợi dụng nhược điểm đó để lừa đảo.

- Thông qua hình thức môi giới lao động như hứa hoặc cam kết xin việc cho người xin việc vào các cơ quan doanh nghiệp, hoặc thông qua hình thức tuyển dụng xuất khẩu lao động đi nước ngoài để thu tiền rồi chiếm đoạt số tiền đó.

- Kẻ phạm tội lợi dụng mối quan hệ quen biết, họ hàng, bạn bè tạo niềm tin, mượn tài sản để sử dụng, hẹn chủ tài sản sau khi xong việc sẽ trả lại, xong không trả và bán hoặc cầm cố tài sản lấy tiền ăn tiêu. Tài sản bị chiếm đoạt trong trường hợp này thường là các tài sản có giá trị tương đối và dễ tiêu thụ như xe máy, láp tốp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023