Trách Nhiệm Hình Sự Của Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Blhs 1999 (Sửa Đổi Năm 2009)

Chương 2

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH NAM ĐỊNH

2.1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG BLHS 1999 (SỬA ĐỔI NĂM 2009)

Có thể nói, quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của con người và được pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ bằng việc ghi nhận và bảo vệ các quan hệ sở hữu hợp pháp đồng thời trừng xử lý nghiêm khắc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Thể hiện quan điểm này, pháp luật hình sự Việt Nam (BLHS 1999, sửa đổi năm 2009), quy định là tội phạm và xử lý nghiêm khắc đối với người phạm tội này. BLHS 1999 quy định 4 khung hình phạt, tương ứng với 4 mức độ hậu quả khác nhau.

Điều đáng nói trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009, hình phạt tử hình đã được loại bỏ khỏi tội phạm này. Vấn đề này hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, từ thực tiến những vụ án phạm tội lừa đảo đặc biệt nghiêm trọng vừa qua, nên cần thiết phải quy định lại hình phạt tử hình để trừng trị những trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, xu hướng giảm bớt hình phạt tử hình tiến tới loại bỏ hình phạt này khỏi BLHS là xu hướng tất yếu. Nên việc bỏ hình phạt tử hình khỏi tội lừa đảo là cần thiết. Hơn nữa, cũng chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định, nếu duy trì hình phạt tử hình đối với tội này thì tình hình tội phạm sẽ giảm.

2.1.1. Khung cơ bản (Khoản 1 Điều 139)

Đây là tội ít nghiêm trọng, được quy định ở Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự về chế tài lựa chọn giữa hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù. Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị áp dụng hình phạt "cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ từ sáu tháng đến ba năm" khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

Thứ nhất: Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng

Thứ hai: Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án cần căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như các căn cứ pháp lý khác để đưa ra hình phạt hợp lý, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt thì có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội có ít hoặc không có tình tiết giảm nhẹ thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

2.1.2. Khung tăng nặng thứ nhất (Khoản 2 Điều 139)

Được quy định ở khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự, quy định chế tài lựa chọn từ hai đến bảy năm tù khi có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định - 7

a) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức:

Là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản [21, khoản 3 Điều 20]. Giữa

những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, vừa có sự phân công vai trò, nhiệm vụ. Nhóm tội phạm được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy - phục tùng trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tuy nhiên tùy từng trường hợp mà mới có đủ các người trên, hoặc có trường hợp không có người xúi giục và người giúp sức, nhưng nhất định phải có người tổ chức, người thực hành thì mới là phạm tội có tổ chức. Người thực hành trong vụ lừa đảo chiếm tài sản là người trực tiếp thực hiện thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

b) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp:

Là người phạm tội lấy việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phương tiện sinh sống của mình, người phạm tội phải thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều lần, lấy việc phạm tội là nguồn thu nhập chính và là phượng tiện sinh sống của họ. "Nói chung lừa đảo có tính chất chuyên nghiệp thường thực hiện có tổ chức" [13].Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp, nhất thiết người thực hành phải thực hiện thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản nhiều lần, nhưng không phải cứ thực hiện thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản nhiều lần đều là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mà phải xem xét việc thực hiện tội phạm của họ có thật sự là phương tiện sống hay không. Nếu phạm tội nhiều lần nhưng họ không lấy việc phạm tội là phương tiện sinh sống chủ yếu thì không coi là có tính chất chuyên nghiệp mà chỉ là phạm tội nhiều lần (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự). Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích.

Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính [33].

c) Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm:

Đây là trường hợp phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Khoản 3, 4 Điều 139 Bộ luật hình sự; đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội này theo Khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự.

Ví dụ: Lê Quốc T là đối tượng nghiện ma túy đã nhiều lần phạm tội. Năm 2006 T phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Khoản 1 Điều 194 BLHS bị xử phạt 2 năm tù. Năm 2008 T phạm tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 138 BLHS thuộc trường hợp tái phạm và bị xử phạt 3 năm tù. Đến năm 2011, sau khi ra trại thời gian ngắn T lại thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị 40 triệu đồng. Tháng 12 năm 2011, Tòa án nhân dân huyện H xử phạt T 5 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điểm c Khoản 2 Điều 139 BLHS.

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ

chức:

Là trường hợp người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình

như phương tiện để lừa dối hoặc núp dưới danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Ví dụ: Phùng Văn V là điều tra viên Công an huyện H đang thụ lý điều tra vụ án Cướp tài sản mà Đinh Văn N là bị can. Trong quá trình điều tra V đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để gặp gỡ người nhà của N và hứa sẽ giúp đỡ N giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Do tin tưởng V nên gia đình N đã đưa cho V 30 triệu đồng nhưng thực chất thì V không giúp được gì cả. Khi thấy N vẫn bị xử lý hình sự nặng, gia đình N đã làm đơn tố cáo về hành vi của V

và V bị bắt. Tại cơ quan điều tra V thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Như vậy hành vi của Phùng Văn V đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điểm d Khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Là trường hợp người phạm tội có những thủ đoạn tinh vi hoặc gian dối cao làm cho người bị hại và những người khác khó lường trước để đề phòng và cơ quan điều tra cũng khó phát hiện.

Ví dụ: Đỗ Văn C là đối tượng buôn bán tự do, năm 2011 khi biết ông T có con thi trượt đại học C nói với ông T là sẽ giúp cho con ông T vào Trường đại học CNHN với giá 40 triệu đồng. Ông T đồng ý nhưng để chắc chắn và sợ bị lừa nên ông T yêu cầu khi nào có giấy báo nhập học thì giao đủ tiền, ông T chỉ đưa trước cho C 5 triệu đồng để chi phí đi lại. Sau một tháng khi các trường đại học báo gọi sinh viên trúng tuyển nhập trường thì C làm giấy báo nhập học giả trông như thật, có chữ ký, con dấu của Trường đại học CNHN mang đến cho ông T, gia đình ông T không hề nghi ngờ gì nên đưa cho C 40 triệu đồng, C lấy tiền và bỏ trốn. Khi con ông T mang giấy đi nhập học mới phát hiện là giấy giả, liên lạc với C không được nên ông T đã trình báo công an, sau mấy tháng sau thì C bị bắt. Tháng 3 năm 2012 Tòa án nhân dân huyện N đã xử phạt Đỗ Văn C 3 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điểm đ Khoản 2 Điều 139 BLHS

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng": Căn cứ vào giá trị tài sản do hội đồng định giá tài sản kết luận.

Ví dụ: Do đánh bạc bị thua nên Trịnh Văn N nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản. N nói dối anh Q mượn xe máy đi đón con, anh Q tin tưởng nên cho N mượn chiếc xe máy SH và hẹn 30 phút quay lại trả. Sau khi mượn được xe N đi thẳng đến hiệu cầm đồ Hoàng H cầm cố chiếc xe SH lấy 20 triệu đồng rồi bỏ trốn. Sau đó anh Q trình báo công an và N bị bắt. Hội đồng định giá

tài sản trong tố tụng hình sự kết luận chiếc xe máy SH của anh Q trị giá 60 triệu đồng. Tòa án nhân dân huyện T đã xử phạt Trịnh Văn N 3 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điểm e Khoản 2 Điều 139 BLHS.

g) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng: Là trường hợp hành vi phạm tội lừa đảo đã gây ra những thiệt hại khác ngoài những thiệt hại mà điều luật quy định đủ để cấu thành tội phạm. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra trong trường hợp này thì cách xác định cũng tương tự như hậu quả nghiêm trọng là yếu tố định tội ở Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự.

2.1.3. Khung tăng nặng thứ hai (Khoản 3 Điều 139)

Được quy định ở khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự, quy định chế tài lựa chọn từ bảy năm đến mười năm năm tù khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả rất nghiêm trọng, được hiểu là trường hợp hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã gây thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tài sản, thiệt hại phi vật chất cho người bị hại cũng như cho xã hội. Theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự thì hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại về vật chất và tài sản như sau:

Làm chết hai người

Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc các trường hợp nêu trên

Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng

Gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe và tài sản mà hậu quả bao gồm từ hai đến ba tình tiết nêu trên [34].

Ngoài những thiệt hại về sức khỏe và tài sản có thể xác định được nêu trên còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi phạm tội gây ra như: ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2.1.4. Khung tăng nặng thứ ba (Khoản 4 Điều 139)

Bộ luật hình sự, quy định chế tài lựa chọn từ mười hai năm đến hai mươi năm tù hoặc tù chung thân khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng [19].

Trong đó tình tiết "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" là trường hợp hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã gây ra những thiệt hại về thể chất, thiệt hại về tài sản, thiệt hại phi vật chất cho người bị hại, cũng như cho xã hội, ngoài những thiệt hại mà điều luật đã quy định đủ để cấu thành tội phạm, còn bao gồm những trường hợp sau:

Làm chết ba người

Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏa của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của tám người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc các trường hợp nêu trên

Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên Gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe và tài sản mà hậu quả bao gồm

từ hai đến bốn tình tiết nêu trên [34].

Ngoài những thiệt hại về sức khỏe và tài sản có thể xác định được nêu trên còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi phạm tội gây ra như: ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 139Bộ luật hình sự người phạm tội sẽ bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên khi quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như các căn cứ pháp lý khác để đưa ra hình phạt hợp lý.

Để việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hợp lý Tòa án cần tìm hiểu thêm Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của HĐTP TANDTC, có hướng dẫn áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng, tính chất giảm nhẹ tương đương nhau, thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau:

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí