Phân Biệt Với Tội Đánh Bạc (Điều 248 Bộ Luật Hình Sự 1999)

- Về mặt khách quan của tội phạm:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hành vi gian dối được thể hiện dưới mọi hình thức trong đó có cả hình thức gian dối thông qua việc mua bán hàng hóa và xảy ra trên mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực mua bán hàng hóa.

Còn hành vi khách quan của tội lừa dối khách hàng chỉ xảy ra trong lĩnh vực mua bán hàng hóa. Hành vi cụ thể là cân, đong, đo, đếm thiếu, tính gian hoặc đánh tráo loại hàng hóa.

- Về hậu quả của tội phạm là yếu tố định tội:

Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong trường hợp bình thường là chiếm đoạt từ 500.000 đồng trở lên được coi là mức nguy hiểm đáng kể và được coi là tội phạm, còn tội lừa dối khách hàng thì trong trường hợp bình thường chỉ cấu thành tội phạm khi gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng. Dấu hiệu "gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng" cho đến nay cũng chưa có văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích. Vì vậy, việc xác định gây thiệt hại cho khách hàng là những thiệt hại gì, ở mức độ nào được coi là nghiêm trọng vẫn còn là điều bỏ ngỏ, rất khó trong việc áp dụng pháp luật.

Theo tôi, thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng trực tiếp và trước hết là sự thiệt hại về tài sản đối với quyền sở hữu của người mua hàng.

Trên thực tế, có những vụ phạm tội xảy ra nếu chỉ căn cứ các dấu hiệu về chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan thì không xác định được là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội lừa dối khách hàng. Lúc đó, chúng ta phải xem xét quan hệ xã hội mà hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại là quan hệ gì:

+ Nếu quyền sở hữu bị xâm hại được phản ánh rõ nét, tức là nó thể hiện đúng mục đích cũng như bản chất nguy hiểm của hành vi thì đó là hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

+ Nếu quyền sở hữu bị xâm hại không được phản ánh rõ nét, hành vi phạm tội mang tính "nhỏ nhặt", phải xảy ra nhiều lần mới thu được số tiền bất chính đáng kể gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng, chủ yếu xâm hại đến hoạt động đúng đắn trong thương mại, lưu thông hàng hóa. Lúc đó mới xác định phạm tội lừa dối khách hàng.

1.3.3. Phân biệt với tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự 1999)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Đặt ra vấn đề phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội đánh bạc vì trên thực tế đã có những quan điểm khác nhau trong trường hợp có hành vi gian dối trong đánh bạc thì xử về tội gì: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay đánh bạc?

Về lý luận có thể phân biệt hai tội phạm này dựa trên các căn cứ pháp

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 6

lý sau:

- Về khách thể: Tội đánh bạc xâm phạm đến trật tự công cộng, còn tội

lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm tới quan hệ sở hữu.

- Về hành vi khách quan: Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện ở hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tưởng giả thành thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối. Thủ đoạn gian dối có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, việc "đánh bạc" cũng được xem là phương thức để chiếm đoạt tài sản của người cùng chơi. Tội đánh bạc là hành vi dùng tiền hay các lợi ích vật chất khác để giải quyết việc được thua trong các trò chơi. Ở tội đánh bạc không quy định "có hành vi gian dối". Cũng có thể họ sẽ sử dụng những mưu mẹo, gian dối để dành phần thắng nhưng những mưu mẹo, gian dối đó phải phát sinh trong quá trình chơi hoặc cũng có thể có sự chuẩn bị từ trước nhưng sự chuẩn bị đó không có ý nghĩa quyết định được việc thắng thua mà nó chỉ làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả đánh bạc mà thôi.

Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người có chủ định chiếm đoạt tài sản của người khác và việc "đánh bạc" chỉ là phương thức để chiếm đoạt tài sản của người cùng chơi. Người bị hại tưởng như thua bạc mà không biết mình bị chiếm đoạt tài sản. Trong cờ bạc việc thắng - thua phần lớn do may rủi, nhưng người lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối qua hình thức đánh bạc bịp, hay đổi tráo quân bài đen đỏ trong trò chơi đỏ đen để quyết định được việc thắng thua theo ý muốn chủ quan của người phạm tội. Nếu người phạm tội tuy có sử dụng những mánh khóe gian dối trong lúc chơi bài nhưng những mánh khóe ấy chỉ có ảnh hưởng nhất định đến kết quả của cuộc chơi mà vẫn phụ thuộc vào yếu tố may rủi của cờ bạc thì người đó chỉ phạm tội đánh bạc [23].

*

* *

Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm chung về các tội xâm phạm sở hữu và khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong khoa học luật hình sự, tác giả đã đưa ra khái niệm cụ thể và phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời khái quát lại quá trình lập pháp của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như so sánh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác.. Việc nghiên cứu quá trình lập pháp và làm sáng rõ nội dung pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật, quá trình áp dụng pháp luật, nắm bắt được khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm chính là nắm bắt được cơ sở xác định trách nhiệm hình sự, giúp cho các cán bộ pháp lý trong quá trình thực thi pháp luật không bị nhầm lẫn, xác định đúng tội danh, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật để mọi hành vi phạm tội đều phải bị xử lý trước pháp luật, không để lọt kẻ phạm tội song cũng không làm oan người vô tội.

Chương 2‌

CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN


2.1. CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

2.1.1. Hình phạt

Trách nhiệm hình sự hiểu theo nghĩa truyền thống là một dạng trách nhiệm pháp lý thể hiện "Hậu quả pháp lý của việc thực tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do Luật hình sự quy định" [15].

Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, được thực hiện trong bản án kết tội của Tòa án, áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định trong Luật hình sự. Vì vậy trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước hết thể hiện qua các khung hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

* Hình phạt chính

Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 quy định bốn khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và được sắp xếp theo trật tự tăng dần về mức độ nghiêm khắc, đó là khung hình phạt cơ bản, khung tăng nặng thứ nhất, khung tăng nặng thứ hai và khung tăng nặng thứ ba.

Khung hình phạt cơ bản (khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999)

Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 quy định chế tài lựa chọn giữa hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù. Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến

ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm khi thỏa mãn một trong hai dấu hiệu sau: Thứ nhất, chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng. Thứ hai, chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Cấu thành cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 có nhiều tình tiết là yếu tố định tội, làm ranh giới phân biệt giữa hành vi phạm tội với hành vi chỉ bị xử lý hành chính. Những dấu hiệu này đã được phân tích trong mặt khách quan của tội phạm.(xem mục 1.2.2. chương 1)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, đây là tội phạm ít nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như các căn cứ pháp lý khác để đưa ra hình phạt hợp lý, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ (Điều 31 Bộ luật hình sự), nếu người phạm tội có ít hoặc không có tình tiết giảm nhẹ thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị phạt từ

6 tháng đến 03 năm tù.

Khung tăng nặng thứ nhất (khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999)

Khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 quy định chế tài lựa chọn từ 02 đến 07 năm tù khi thỏa mãn một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

a. Có tổ chức;

b. Có tính chất chuyên nghiệp;

c. Tái phạm nguy hiểm;

d. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ. Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g. Gây hậu quả nghiêm trọng.

Đây là các tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999, các tình tiết này được hiểu như sau:

- "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức": là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự). Giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ ràng, cụ thể. Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy - phục tùng, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành mà không có người xúi giục hoặc người giúp sức, nhưng nhất định phải có người tổ chức và người thực hành thì mới là phạm tội có tổ chức. Người thực hành trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người trực tiếp thực hiện thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

- "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp": tức là người phạm tội lấy việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phương tiện sinh sống của chính mình, người phạm tội phải thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều lần, lấy việc phạm tội là nguồn thu nhập chính và là phương tiện sinh sống của họ. Nếu phạm tội nhiều lần nhưng họ không lấy việc phạm tội là phương tiện sinh sống chủ yếu thì không coi là có tính chất chuyên nghiệp

mà là trường hợp phạm tội nhiều lần (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự). Nghị quyết số 01 ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao [12] đã có hướng dẫn cụ thể chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" khi có đầy đủ các điều kiện:

+ Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích.

+ Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

- "Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm": Cũng giống mọi trường hợp tái phạm nguy hiểm khác, đây là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3, 4 Điều 139 Bộ luật hình sự hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội này (theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự).

- "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức": là trường hợp người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như phương tiện để lừa dối hoặc núp dưới danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Đây là tình tiết định khung hình phạt mới được quy định trên cơ sở tên gọi tội danh của Điều 134a Bộ luật hình sự 1985 là điều được sửa đổi bổ sung và ngày 10/5/1997 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa).

- "Dùng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản": là trường hợp người phạm tội có những thủ đoạn tinh vi hoặc gian dối cao làm cho

người bị hại và những người khác khó lường trước để đề phòng và cơ quan công an cũng khó điều tra phát hiện.

- "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng": là trường hợp hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã gây ra những thiệt hại khác ngoài những thiệt hại mà điều luật đã quy định đủ để cấu thành tội phạm. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra trong trường hợp này thì cách xác định cũng tương tự như " hậu quả nghiêm trọng" là yếu tố định tội ở khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự. Vấn đề này đã phân tích tại phần mặt khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (xem mục 1.2.2 Chương 1).

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, đây là tội phạm nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như các căn cứ pháp lý khác để đưa ra hình phạt hợp lý. Trong trường hợp người phạm tội có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có tình tiết tăng nặng nhưng ở mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng thì Tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới 2 năm tù).

Khung tăng nặng thứ hai (khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999)

Khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 quy định chế tài lựa chọn từ 07 đến 15 năm tù khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023