Cơ chế quản lý yếu kém sẽ là một trong những nguyên nhân và điều kiện làm cho tội phạm nảy sinh và phát triển. Do đó, chúng ta phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách, pháp luật trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài sản nói riêng. Để làm được việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan lập pháp và hành pháp.
Tóm lại, trong công tác quản lý kinh tế phải phát hiện kịp thời những bất hợp lý của cơ chế, để có biện pháp chỉnh sửa cho phù hợp. Cần phải quy định rõ chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trong việc thành lập hoạt động, điều tiết, quan hệ trên dưới, xử lý vi phạm. Cần phân biệt rõ thì trật tự quản lý càng được xác lập và tăng cường, khắc phục được sơ hở để tội phạm lợi dụng chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Để công tác quản lý kinh tế đồng bộ, có hiệu quả, cơ chế thị trường phải tạo ra môi trường kinh doanh có trật tự, kiểm soát việc thành lập các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để phát huy khả năng sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Trong quản lý kinh tế, quản lý tài sản cần thiết phải áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Những tiến bộ trong khoa học công nghệ đã và đang giúp cho con người ở mọi lĩnh vực, đặc biệt trong quản lý kinh tế, quản lý tài sản. Khi áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ giảm bớt áp lực công việc cho con người, kết qủa đạt được chính xác, giúp cho việc quản lý được chặt chẽ và khoa học.
* Các biện pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trước hết cần phải nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp nhằm phát hiện tội phạm nhanh chóng và xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Cần phải thực hiện việc rà soát đội ngũ cán bộ để lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thích hợp. Nếu phát hiện có trường hợp vi phạm quyền hạn, trách nhiệm gây phiền hà sách nhiễu dân thì cần xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Sàng lọc và giữ lại những cán bộ nghiệp vụ có đủ phẩm chất đạo đức, có kiến thức tốt, có trách nhiệm với công việc, có tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với các biểu hiện tiêu cực, tệ quan liêu, vô trách nhiệm. Tiếp đó, cần tổ chức tập huấn, học những chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho các cán bộ. Song song với các biện pháp nêu trên, một biện pháp không kém phần quan trọng trong việc tăng cường hoạt động của các cơ quan tư pháp đó là phải bảo đảm điều kiện vật chất cần thiết nhất định cho các cơ quan tư pháp, đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các cán bộ, nhân viên nhằm hạn chế và dần loại bỏ tình trạng nhận, đưa hối lộ, dẫn đến việc thi hành pháp luật thiếu nghiêm minh.
Đối những trường hợp sử dụng công nghệ thông tin để phạm tội, cần phải có các giải pháp về mặt kỹ thuật, có sự giúp đỡ của các cơ quan kỹ thuật mạng để bảo vệ và phòng ngừa ngăn chặn việc xâm nhập tìm kiếm đánh cắp mã số tài khoản, mã pin của các thẻ tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các tài khoản mà người nước ngoài mở tạm thời ở Việt Nam để quản lý được thực trạng tài chính của họ, khi có dấu hiệu vi phạm các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý thích hợp, tránh để thất thoát tài sản ra nước ngoài, kẻ phạm tội đã cao chạy xa bay mà chúng ta vẫn không hay biết gì.
Mặt khác, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có biện pháp quản lý chặt chẽ các đối tượng có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm sở hữu và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm ngăn ngừa tái phạm. Phải hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật ở từng cấp, bảo đảm các cơ quan này hoạt động đồng bộ, kịp thời trong kiểm tra, kiểm soát, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Cụ thể:
Cơ quan công an:
Các lực lượng Công an trong pham vi chức năng nhiệm vụ của mình đã tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm bắt đầu bằng việc xây dựng các đội dân phòng, chốt thanh niên, phối hợp các lực lượng dân quân địa phương
tuần tra canh gác bảo đảm và duy trì trật tự an ninh trên địa bàn của mình. Để làm tốt hơn và có hiệu quả hơn trong lĩnh vực này, uỷ ban nhân dân các cấp cần xây dựng quỹ an ninh để hỗ trợ thêm điều kiện vật chất cho số người tham gia phong trào này, đồng thời phát động phong trào huy động sự đóng góp hàng tháng của nhân dân tuỳ theo khả năng cuả từng hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nguyên Nhân Và Điều Kiện Xuất Phát Từ Hoạt Động Của Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật
- Dự Báo Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Thời Gian Tới
- Các Biện Pháp Đấu Tranh Phòng Chống Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 14
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Những lực lượng trinh sát, công an cấp phường, xã đã có sự quản lý chặt chẽ các đối tượng hình sự, các đối tượng đã có tiền án, tiền sự. Những chủ thể này đã kịp thời nắm bắt được nhu cầu, ý định của các đối tượng nói trên do vậy mà hạn chế đáng kể việc vi phạm pháp luật và tội phạm. Tuy nhiên, các lực lượng mà công an các cấp nói trên chưa làm và tham mưu tốt cho chính quyền để có nhiều biện pháp khắc phục, nguyên nhân và điều kiện phạm tội từ các loại đối tượng đó. Vì vậy, công an các cấp đề xuất uỷ ban nhân dân xây dựng quỹ giúp đỡ, hỗ trợ việc làm cho những người sau khi đi tù về và cho những người vì quá khó khăn về kinh tế mà vi phạm pháp luật.
Trong những năm qua, lực lượng Công an nhân dân đã có công lớn trong việc kịp thời truy nã các phần tử phạm tội còn lẩn trốn, bắt hàng chục tên tội phạm nguy hiểm từ các nước trên thế giới chạy đến Việt Nam để lẩn tránh pháp luật hoặc để lừa tiền và phối hợp với cảnh sát các nước thông qua VINAPOL để truy bắt người Việt Nam phạm tội chạy ra nước ngoài.Thực tế cũng đã cho ta thấy hoạt động truy nã bị can, bị cáo nói chung và truy nã bị can, bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng là rất khó khăn và phức tạp. Đối với những tên có mức án nghiêm khắc thì bọn chúng sẵn sàng chết khi bị phát hiện, đuổi bắt. Việc thông tin giữa lực lượng công an các địa phương với nhau trong việc truy nã bọn tội phạm tuy có nhiều cố gắng, song nhiều lúc còn chưa chính xác, đúng người, đúng tội. Việc trả lời phản hồi sau khi bắt được người bị truy nã cũng như việc nhận người đã bị bắt còn nhiều hạn chế…Để bảo đảm nhanh chóng chính xác truy bắt đối tượng truy nã như nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội phạm, ngành công an cần trang bị thêm phương tiện khoa học kĩ thuật để lưu giữ, truyền tin, ảnh về
tội phạm đang bị truy nã và nối mạng thông tin với các công an địa phương khác nhằm truy bắt nhanh chóng.
Bên cạnh đó cần đề cập một vấn đề là cán bộ làm nhiệm vụ trong lĩnh vực này trình độ chuyên môn còn non, chưa có nghiệp vụ đầy đủ, có trường hợp lãnh đạo công an một số vùng xa trung tâm lại là những cán bộ bị kỷ luật hoặc đang chờ xét kỉ luật được bố trí vào vị trí này, nên đã gây ra nhiều khó khăn trong việc phát hiện, điều tra tội phạm và giảm lòng tin của đại bộ phận nhân dân vào cơ quan công an. Vì vậy, theo chúng tôi công an cần bố trí cho những người đó học tập đầy đủ nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật, ngoại nghữ, tin học… từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ, coi họ là những mũi nhọn đi đầu trong việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm.
Viện kiểm sát:
Viện kiểm sát giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích cho công dân, cho toàn xã hội.
Hoạt động đấu tranh chống tội phạm chung là một trong những phạm vi hoạt động của viện kiểm sát được thể hiện ở các mặt sau đây:
- Giám sát hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan điều tra và cơ quan khác có thẩm quyền.
- Thực hành quyền công tố trước tòa.
- Tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Hoạt động phối hợp phòng ngừa tội phạm hiện nay của Viện kiểm sát với các ban ngành, tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế, Viện kiểm sát chưa thực sự là nòng cốt để lôi kéo các cơ quan này tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó, trong đó có nguyên nhân năng lực, trình độ của một số cán bộ làm công tác trong ngành kiểm sát còn nhiều hạn chế, kiến thức chưa sâu. Vì vậy, cần tập trung
cho đội ngũ này được học tập và hội thảo thường xuyên hàng năm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của họ mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.
Toà án:
Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những chủ thể của hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trong hoạt động xét xử, bằng việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án (nguyên nhân điều kiện phạm tội, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả, nhân thân người phạm tội). Từ đó Toà án quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Thông qua hoạt động xét xử, Toà án kiến nghị với các cơ quan hữu quan, nơi phạm tội xảy ra để họ có những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn và loại trừ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội tại cơ sở.
Toà án cũng là nơi nắm được khá chính xác thực trạng của tình hình tội phạm, vì vậy những kết luận và những kiến nghị của Toà án đối với chương trình kế hoạch phòng ngừa tội phạm của Nhà nước, xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết.
Trong những năm qua ngành Toà án đã xét xử nhiều vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có những vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Kết quả của hoạt động xét xử đã thực sự đem lại sự bình yên cho hoạt động kinh tế, làm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh thành tích đạt được trong thực tế vẫn còn có nhiều án tồn đọng, xét xử sai, mang nặng tính chủ quan. Điều này vừa do lỗi khách quan, hoạt động thiếu chặt chẽ, chứng cứ không đầy đủ của cơ quan điều tra, vừa do lỗi chủ quan về năng lực của thẩm phán, vai trò của hội thẩm nhân dân và việc xét xử thiếu độc lập, khách quan của thẩm phán khi vẫn còn tồn tại tình trạng thỉnh án như hiện nay. Thực chất của việc duyệt án là bản án
được phán quyết trước khi đưa ra xét xử, vì vậy theo chúng tôi không nên coi thỉnh thị án là một điều kiện bắt buộc của thẩm phán trước khi đưa vụ án ra xét xử.
Qua công tác xét xử Toà án cần chỉ ra những tồn tại mà ở đó là nguyên nhân, điều kiện gây ra Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đề ra những kiến nghị thích hợp để loại bỏ nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Tóm lại, đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một yêu cầu cấp bách của Nhà nước ta, bởi tội phạm này ngày càng có chiều hướnggia tăng, gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhiều vụ án kẻ phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, lợi dụng danh nghĩa nhà nước, lạm dụng chức vụ quyền hạn để hoạt động lừa đảo. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải tích cực chủ động đấu tranh với loại tội phạm này, vận dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc phát hiện tội phạm và người phạm tội, phối hợp tích cực đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội để tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội để tích cực loại bỏ tội phạm này.
* Biện pháp pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Với tư cách là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội. Trong điều kiện đổi mới, vai trò của pháp luật ngày càng to lớn đặc biệt trong quản lý nền kinh tế thị trường và các mặt khác của đời sống xã hội ở nước ta hiện nay.
Điều 12 Hiến pháp 1992 của nước ta đã ghi nhận: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". Là phương tiện quản lý xã hội, pháp luật thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vừa tạo ra những cơ sở pháp lý để thực hiện các đường lối và chính sách ấy. Nhà nước tác động tới nền kinh tế thị trường bằng kế hoạch chính sách giá cả, tài chính, thuế, tín dụng… sự tác động điều tiết vĩ mô đó cũng được thể hiện dưới hình thức pháp luật. Pháp luật còn là công cụ thể chế
hoá các quan hệ tiền hàng, lợi ích kinh tế, hợp đồng kinh tế… đặc biệt là cơ chế quản lý kinh tế, bảo đảm cho nó vận hành có hiệu quả trong những điều kiện mới hiện nay.
Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác đã góp phần to lớn trong việc bảo đảm ổn định nền kinh tế xã hội. Luật hình sự, tố tụng hình sự là công cụ pháp lý quan trọng, cơ sở vững chắc cho hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Luật kinh tế, Luật đầu tư, Luật ngân hàng, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp… là những công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi công dân và cùng với Luật hình sự, tố tụng hình sự như những điều kiện ngăn ngừa các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.
Như vậy, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có pháp luật điều chỉnh, pháp luật đã trở thành đòn bẩy tạo tiền đề phát triển cho tương lai. Bên cạnh đó, quan hệ xã hội luôn luôn phát triển, biến đổi không ngừng. Sự thay đổi nhanh chóng đó đòi hỏi pháp luật phải thay đổi theo. Đây chính là sự đòi hỏi phải luôn luôn không ngừng hoàn thiện pháp luật, nhằm làm cho pháp luật kịp thời phù hợp với các nhu cầu của xã hội.
- Hiện nay quy định cụ thể trong cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản về dấu hiệu giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 500.000 đ, qua thực tiễn trực tiếp nghiên cứu trên 150 vụ án và tham khảo nhiều vụ án khác cho thấy rất ít trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000. 000đ bị truy tố và xét xử. Hơn nữa, nếu theo đà trượt giá của đồng Việt Nam hiện nay thì mức 500.000 đồng Việt Nam không còn là mức nguy hiểm đáng kể để làm căn cứ xử lý hình sự hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng và các tội xâm phạm sở hữu nói chung. Để phù hợp với yêu cầu của công cuộc đấu tranh, phòng và chống tội phạm trong thời gian tới, theo tôi
cần nâng mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt cao hơn hiện nay và có thể là
1.000.000 đồng.
- Ngoài ra cần có thông tư liên tịch giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an để hướng dẫn về đường lối xử lý trong những trường hợp sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phải coi đây là tình tiết định khung tăng nặng " dùng thủ đoạn xảo quyệt" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Ví dụ như hành vi làm, sử dụng thẻ tín dụng giả, lệnh chuyển tiền giả… để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng...
- Cần quy định hình phạt đối với loại tội này sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, ngoài mục đích cải tạo giáo dục kẻ phạm tội còn phải dảm bảo tác dụng răn đe phòng ngừa chung, tuy nhiên cũng phải quan tâm tới tính hiệu quả và tính khả thi của hình phạt. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, việc người nước ngoài đến Việt Nam để hoạt động trong lĩnh vực kinh tế ngày càng nhiều, trong thực tế đã có nhiều trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó cần quy định thêm hình phạt trục xuất vào phần hình phạt bổ sung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó cần phải quan tâm tới các chế tài mang tính vật chất, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi vật chất của cá nhân người phạm tội, khi họ thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là vì muốn nhằm tới một mục đích vật chất nhất định, vì vậy trong quá trình áp dụng pháp luật, ngoài hình phạt chính cần phải tích cực áp dụng hình phạt tiền bổ sung với một mức tiền hợp lý từ 10 đến 100 triệu đồng đối với các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mới đảm bảo được tính răn đe phòng ngừa chung đối với xã hội và đảm bảo tác dụng cải tạo giáo dục đối người phạm tội.
* Các biện pháp giáo dục, tuyên truyền
Qua nghiên cứu các nguyên nhân và điều kiện từ phía con người, xét thấy chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền cho