Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 14

mọi người trong cộng đồng xã hội trước hết hiểu biết về pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật đồng thời góp phần nâng cao ý thức đấu tranh, phòng chống tội phạm. Các biện pháp cần thực hiện là:

- Tuyên truyền giáo dục mọi người nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và công dân.

- Thông qua hoạt động điều tra xét xử, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình về các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường gặp để mọi người nâng cao cảnh giác. Đài phát thanh và truyền hình cần đưa chương trình phòng ngừa tội phạm vào thành một nội dung chương trình chính thống hàng tuần, qua đó nêu lên phong trào bảo vệ an ninh trật tự, phong trào bảo vệ tài sản của công dân và nêu lên những sơ hở trong việc quản lý đối tượng, quản lý con người và hoạt động quản lý khác là nguyên nhân và điều kiện phạm tội lừa đảo và tội phạm khác. Đặc biệt là trong giai đoạn công nghệ thông tin đang bùng nổ như hiện nay, việc tuyên truyền giáo dục để mọi người có ý thức cảnh giác khi sử dụng thẻ tín dụng, cần giữ bí mật số thẻ, số mã pin... Đối với những trường hợp ký kết hợp đồng kinh tế lớn với các đối tác nước ngoài mà chưa hiểu họ một cách chắc chắn thì phải hợp tác với cơ quan công an thông qua Interpol Việt Nam để kiểm tra những thông tin cần thiết về thông tin tài chính, năng lực nghề nghiệp…

- Tuyên truyền vận động nhân dân mạnh dạn tố giác người phạm tội với cơ quan có thẩm quyền.

- Cũng cần lưu ý rằng đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia. Thế giới tội phạm đã hình thành sự liên kết chặt chẽ trên các lĩnh vực ma tuý, buôn lậu, mua bán phụ nữ, trẻ em.. thì tất yếu sẽ có tội lừa đảo mang tính quốc tế. Vì thế, không thể không nói đến đấu tranh phòng chống tội phạm trong sự hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước khác.

- Để thực hiện được việc tuyên truyền, chúng ta cần tổ chức đào tạo các tuyên truyền viên để tuyên truyền trực tiếp bằng lời nói, hoặc bằng cách đăng tải thông tin trên báo chí. Với mỗi hình thức như vậy phải áp dụng đối với từng vùng, từng địa phương, và từng đối tượng dân cư sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Ví dụ ở vùng sâu, vùng xa người dân không có cơ hội tiếp xúc với báo chí thì các tuyên truyền viên cần đến tận nơi bằng lời nói, bằng minh hoạ cụ thể để bà con nắm vững được chủ trương, chính sách, pháp luật để không vi phạm pháp luật cũng như biết được các thủ đoạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà nâng cao cảnh giác, góp sức vào công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm. Tập trung các lực lượng, các ngành, các cấp và toàn xã hội tiến hành các biện pháp toàn bộ nhằm hạn chế và tiến tới xoá bỏ nguyên nhân điều kiện nảy sinh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, cụ thể là:

+ Nâng cao kiến thức văn hoá, pháp luật cho nhân dân bằng cách đưa giáo dục pháp luật và giáo dục trách nhiệm công dân vào hệ thống các trường học.

+ Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc.

+ Công tác điều tra xử lý cần tiến hành đúng pháp luật, bảo đảm tính răn đe, giáo dục công dân.

+ Tổ chức tốt quản lý địa bàn, quản lý đối tượng có tiền án, tiền sự đã giáo dục cải tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

+ Tuyên truyền để các đơn vị kinh tế cũng như cá nhân biết cách sử dụng công nghệ SITEKEY để bảo vệ an ninh mạng tránh được việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn sử dụng công nghệ thông tin.

*

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 14

* *

Qua việc nghiên cứu, phân tích các số liệu đã thu thập được từ các cơ quan tư pháp đối với việc xử lý Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua, tác giả đã đánh giá diễn biến, tính chất, các thủ đoạn phạm tội, cũng như

dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới, từ đó phân tích nguyên nhân, điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đưa ra các biện pháp phòng chống đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thực chất nguyên nhân và điều kiện của tội phạm là tổng hợp tất cả những ảnh hưởng và quá trình của xã hội xác định tình hình tội phạm. Do vậy, tiến hành phòng ngừa tội phạm có nghĩa là tiến hành những biện pháp loại bỏ, khắc phục các nguyên nhân dẫn đến các tội phạm này, việc phòng ngừa phải được tiến hành một cách đồng bộ, bằng mọi biện pháp và ở các cấp độ, quy mô khác nhau. Từ đó mới có thể hạn chế và tiến tới loại bỏ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng và tội phạm nói chung, đem lại sự bình yên cho toàn xã hội.

KẾT LUẬN


Với tình hình các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng diễn biến rất phức tạp, nhất là trong những năm gần đây, thì việc nghiên cứu làm rõ các dấu hiệu pháp lý, nguyên nhân và điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh, phòng và chống tội phạm, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, không để lọt tội phạm song cũng không làm oan người vô tội. Qua nghiên cứu tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm vừa qua cho thấy hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau. Vấn đề quan trọng là làm sao xác định được nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu để từ đó đề ra các biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm có hiệu quả. Việc phòng ngừa hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hiệu quả có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm tài sản của Nhà nước, tài sản của tập thể và tài sản của công dân cũng như bảo đảm trật tự chung của xã hội. Chính vì vậy trong nội dung của luận văn, với hiểu biết của mình tác giả đã phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nghiên cứu quá trình lập pháp hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh giá thực trạng tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ năm 1998 đến nay, phân tích các nguyên nhân và điều kiện chủ yếu dẫn đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời đề xuất một số biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm này. Các biện pháp đã đề ra cần phải thực hiện một cách đồng bộ để bảo đảm yêu cầu đấu tranh, chống và phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách tích cực và có hiệu quả.

Trong phạm vi của một luận văn cao học, với những đề xuất được thể hiện trong luận văn, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, nhằm xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.


CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

4. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985

(1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999

(2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 (2001), Hà Nội.

10. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập I, Hà Nội.

11. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II, Hà Nội

12. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.

13. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội.


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

14. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật hình sự, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

16. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự - Phần chung, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

17. Lê Cảm (2006), "Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực Tư pháp hình sự (Phần 2: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự)", Tòa án nhân dân, (13).

18. Lê Đăng Doanh (2004), "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng", Tòa án nhân dân, (22).

19. Lê Đăng Doanh (2006), "Về định tội danh đối với hành vi làm, sử dụng thẻ tín dụng giả…", Tòa án nhân dân, (6).

20. Lê Đăng Doanh (2006), "Thực trạng tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao và một số giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm nay ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO", Tòa án nhân dân, (24).

21. Nguyễn Ngọc Hòa (1999), Tội phạm học trong luật hình sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

23. Phạm Diệu Huyền (2003), "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội đánh bạc", Tòa án nhân dân, (1).

24. Đỗ Ngọc Quang (1999), Giáo trình tội phạm học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

25. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, Tập II, Nxb Thành phố Hồ Chí Min.

26. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2001), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2001, Hà Nội.

28. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2002), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2002, Hà Nội.

29. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2003), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2003, Hà Nội.

30. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2004), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2004, Hà Nội.

31. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (2005), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2005, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2001, Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2002, Thành phố Hồ Chí Minh.

34. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2003, Thành phố Hồ Chí Minh.

35. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2004, Thành phố Hồ Chí Minh.

36. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh.

37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2000, Hà Nội.

39. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2001, Hà Nội.

40. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2002, Hà Nội.

41. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2003, Hà Nội.

42. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2004), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2004, Hà Nội.

43. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2005), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2005, Hà Nội.

44. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Số liệu thống kê về kết quả xét xử năm 2006, Hà Nội.

45. Trương Quang Vinh (2000), "Các tội phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999", Luật học, (4).

46. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

47. 150 bản án của các tòa: Tòa án nhân dân tối cao (100 bản án), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (25 bản án), Tòa án nhân dân quận Đống Đa thành phố Hà Nội (25 bản án).

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí