Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 12

Ngoài ra, cần nghiên cứu quy định cơ chế trong áp dụng hình phạt nhằm thu hồi tài sản và khắc phục hậu quả thiệt hại do tội phạm gây ra cho xã hội.

Để nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt bổ sung "cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định" đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì cần thiết:

Sửa lại Điều 36 BLHS, trong đó chỉ quy định hình phạt bổ sung "cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định" được áp dụng kèm theo với hình phạt chính là cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù có thời hạn.

Quy định thời hạn cấm từ 01 đến 05 năm, cụ thể thời hạn cấm được tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật với hình phạt cải tạo không giam giữ [51, tr. 13].

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội lợi

dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hiện nay tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và nhóm tội về tham nhũng vẫn nằm trong chương XXI quy định về tội Chức vụ vì vậy thấy cần xây dựng 1 chương độc lập trong BLHS quy định "các tội phạm về tham nhũng" nói chung trong đó có tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nói riêng.

Nếu đổi tên chương là Chương các tội phạm về tham nhũng, thì cần sửa đổi, bổ sung khái niệm về các tội phạm tham nhũng như đ ịnh nghĩa về tham nhũng mà Luật phòng chống tham nhũng đã nêu.

3.3.2. Kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng Chương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

XXI Bộ luật hình sự 1999

Để đấu tranh phòng chống tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về chống tham

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 12

nhũng. Xây dựng và ban hành pháp luật là nhiệm vụ quan trọng. Bởi vì, pháp luật là công cụ để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Những kẻ tham nhũng là người nắm trong tay quyền hành, đã sử dụng quyền hành đó vào hoạt động tội phạm. Vì vậy để nghiêm trị kẻ có quyền hành đó đã th ực hiện tội phạm thì phải dùng quyền lực của Nhà nước để đè bẹp. Một trong những phương tiện thể hiện quyền lực Nhà nước là pháp luật.

Tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, thông tư hướng dẫn áp dụng chung trong cả nước. Hạn chế tình trạng ban hành văn bản chỉ sử dụng trong nội bộ của một ngành.

Giải thích cụ thể những khái niệm như: Cơ quan, tổ chức là gồm những cơ quan, tổ chức nào; Thế nào là làm trái công vụ.

Hướng dẫn các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng,

đặc biệt nghiêm trọng".

Hướng dẫn hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ của người phạm tội trong tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có đặc điểm gì khác so với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của Nhà nước trong các tội phạm khác (ví dụ: tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai…).

Hướng dẫn thế nào là có mục đích vụ lợi; như thế nào là động cơ cá nhân khác; trong các hành vi phạm tội mà người phạm tội có sự lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn bởi khái niệm này cũng khá trừu tượng và rất khó phân định trong thực tế. Về mặt ngữ nghĩa mọi hành vì lợi dụng chức vụ chức vụ quyền hạn đã bao hàm trong đó về mặt chủ quan là sự thiếu vô tư, không trong sáng, nếu không có tư lợi, vụ lợi thì cũng có động cơ không chính đáng nào đó thôi thúc từ bên trong nên người phạm tội mới thực hiện hành vi phạm tội bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ được giao. Nếu không được hướng dẫn thống nhất về nhận thức thì cũng dễ dẫn đến cách hiểu

khác nhau mà một số hành vi có dấu hiệu đặc trưng của một số tội khác nhưng chưa đến mức độ xử lý hình sự thì bị chuyển sang xử lý hình sự theo Điều 281 của BLHS (ví dụ như hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng chua đến 100 triệu đồng; hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai mà trước đó chưa bi xử lý kỷ luật) [15, tr. 54].

3.3.3. Tăng cường năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật, trách nhiệm của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân để đảm bảo việc giải quyết vụ án được thực hiện đúng quy định của pháp luật

Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên sâu ở trong và ngoài nước.

Thường xuyên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Năng lực, trình độ mới chỉ là là điều kiện cần để giải quyết tốt các vụ án nhưng điều quan trọng hơn cả là trách nhiệm và phẩm chất đạo đức khi được phân công giải quyết vụ án. Tình trạng ỷ lại, không dám nhận trách nhiệm hiện nay đang là vấn đề đáng quan tâm, một số có trình độ năng lực nhưng thiếu dũng cảm, không cương quyết bảo vệ lẽ phải, tính độc lập chưa cao, có trường hợp vì nể nang nên giảm hình phạt không đúng với quy định của pháp luật, một số có biểu hiện tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, việc thường xuyên giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho đội ngũ thẩm phán, hội thẩm là việc không thể thiếu được, cần có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng đồng thời cũng phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc khi có vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cương quyết loại trừ những người không đủ năng lực, không chịu học tập để vươn lên.

Tăng cường việc phối hợp, giao lưu, trao đổi với nền tư pháp của các nước trên thế giới.

Đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ những kiến thức

khoa học về chủ nghĩa Mác - Lênin. Có nắm vững bản chất cách mạng và

khoa học của học thuyết Mác - Lênin và quá trình sử dụng sang tạo của Đảng ta thì mới xây dựng được lập trường kiên định, không bị dao động hoài nghi về đường lối của Đảng. Từ đó có khả năng, bản lĩnh, đấu tranh trước sự mua chuộc, cám dỗ của tiền bạc, của cải bất chính để không rơi vào phạm tội.

3.3.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đẩy mạnh công tác phê bình, tự phê bình

Tổ chức ngày càng nhiều các phiên Tòa xét xử lưu động tại các địa phương để nhân dân được theo dõi và quađó tăng cư ờng sự hiểu biết pháp luật trong nhân dân.

Đẩy mạnh công tác phê bình, tự phê bình trong đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên. Bài trừ triệt để tư tưởng tả khuynh, giáo điều, bè phái cục bộ.

Đẩy mạnh công cuộc lấy phiếu tín nhiệm đội ngũ lãnh đạo.

3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Nghiên cứu nguyên nhân của tình hình tham nhũng hiện nay, chúng ta thấy một trong những nguyên nhân quan trọng là do buông lỏng công tác kiểm tra, kiểm soát… Từ chỗ buông lỏng công tác kiểm tra, kiểm soát dẫn đến chỗ coi thường pháp luật, nhờn với pháp luật, không đảm bảo pháp chế và không có trật tự kỷ cương xã hội.

Để đấu tranh chống loại tội này có kết quả, chúng ta cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra để nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm, những biểu hiện tiêu cực để đưa ra xử lý một cách nghiêm minh. Trước tình hình hiện nay, để ngăn chặn tội này thì công tác kiểm tra, thanh tra phải hướng vào đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức lối sống; phát hiện và đưa ra khỏi Đảng, bộ máy nhà nước những kẻ thoái hóa, biến chất [24, tr. 142-143].

Phải xem kiểm tra, kiểm soát là vấn đề quan trọng nổi bật trong công tác quản lý Nhà nước. Trong kiểm tra, phải chú trọng việc cơ quan quản lý cấp trên phải thường xuyên theo dõi, quản lý và kiểm tra hoạt động của cơ

quan cấp dưới; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa thanh tra với các cơ quan liên

quan từ Trung ương đến địa phương.

3.3.6. Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ

Cán bộ là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước. Trước yêu cầu bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, cách mạng, năng lực trí tuệ và khả năng tổ chức thực hiện. Cần kiên quyết loại trừ số cán bộ tha hóa, biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức vụ để tham nhũng vì mục đích vụ lợi.

Cần coi trọng về biện pháp tổ chức cán bộ, phải có chiến lược đúng đắn, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có tác phong, tư duy, lề lối làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao, tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích nhân dân, tôn trọng pháp luật và có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng với những biểu hiện tiêu cực, quan liêu, vô trách nhiệm, bè phái.

3.3.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước , nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, đấu tranh kiên quyết và tích cực đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng phải có chủ trương, biện pháp đúng đắn và kiên quyết thực hiện chủ trương giải pháp đó. Đảng viên và các tổ chức Đảng phải là người phát động, gương mẫu trong cuộc đấu tranh chống loại tội này. Đấu tranh chống loại tội này là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các ngành, các cấp.

Để hạn chế loại tội này, các cơ quan pháp luật cần phải nâng cao chất lượng công tác phát hiện và xử lý tội phạm. Các cơ quan pháp luật phải có kế hoạch định hướng về công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, tập trung và hướng vào những khâu yếu nhất, thường xuyên vi phạm.

Các cơ quan pháp luật cần phối hợp với các cơ quan của Đảng để phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm của cán bộ, đảng viên, xử lý nghiêm khắc những người tham nhũng [24, tr. 155].

Trong việc xử lý loại tội này, cần chú ý tránh việc lạm dụng để xử lý hành chính, xử lý kỷ luật trong nội bộ đối với các trường hợp lẽ ra phải xử lý hình sự; chống khuynh hướng hoặc xử quá nhẹ, hoặc xử quá nặng, hình phạt không tương xứng với hành vi phạm tội.

3.3.8. Tập trung, giải quyết dứt điểm các vụ án đã được phát hiện và quy định việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tội phạm

Nhiều vụ án xảy ra đã được phát hiện nhưng việc xử lý còn chậm, kéo dài, nhiều vụ xử lý không triệt để, lọt nhiều người phạm tội làm cho tác dụng ngăn ngừa chung và riêng không đạt hiệu quả, gây những hoài nghi trong nhân dân đối với việc xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy, trước mắt các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tập trung và rà soát tất cả các vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã được phát hiện nhưng xử lý còn chậm, thiếu triệt để để từ đó có các biện pháp giải quyết dứt điểm.

Cần có quy định cụ thể về xử lý pháp luật về trách nhiệm người lãnh đạo, người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm [24, tr. 161].

Việc quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu phải trên nguyên tắc: Khi cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vi phạm nghiêm trọng thì người đứng đầu phải bị xử lý trách nhiệm liên đới. Người lãnh đạo, người đứng đầu phải bị bãi miễn chức vụ hoặc buộc phải từ chức, nếu làm rõ được tính chất đồng phạm với người phạm tội thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn diễn ra một cách thường xuyên và xảy ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, gây ra những hậu quả nguy hiểm cho đất nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; cản trở sự phát triển đi lên của xã hội; làm suy yếu bộ máy nhà nước. Để đấu tranh một cách có hiệu quả đối với tội này, cần phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau trong đó hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự được coi là giải pháp quan trọng và tiên quyết trong việc đấu tranh với tội này.

Từ thực trạng tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội và trên cơ sở nghiên cứu, đối chiếu với các quy định của pháp lu ật hình sự hiện hành, Luật phòng chống tham nhũng, thì thấy để nâng cao hiệu quả đấu tranh với loại tội này thì cần hoàn thiện một số nội dung như sau:

Xây dựng một chương độc lập trong BLHS quy định "các tội phạm về tham nhũng" nói chung trong đó có tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nói riêng. Sửa đổi, bổ sung khái niệm về các tội phạm tham nhũng như định ngh ĩa về tham nh ũng mà Luật phòng chống tham nh ũng đã nêu.

Kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chung trong cả nước. Giải thích cụ thể những khái niệm như: Cơ quan, tổ chức là gồm những cơ quan, tổ chức nào; Thế nào là làm trái công vụ; Hướng dẫn các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng", "vụ lợi", "động cơ cá nhân khác".

Tăng cường năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật, trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đ ể đảm bảo việc giải quyết vụ án được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Thường xuyên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Tăng cường việc phối hợp, giao lưu, trao đổi với nền tư pháp của các nước trên thế giới. Đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ những kiến thức khoa học về chủ nghĩa Mác - Lênin.

Bên cạnh những giải pháp trên thì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đẩy mạnh công tác phê bình, tự phê bình; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng... cũng là những vấn đề hết sức quan trọng và đáng làm.

Thực hiện tốt một số giải pháp trên đây sẽ có tác dụng tích cực trong việc đấu tranh, phòng chống tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn, qua đó góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống tham nh ũngở nước ta, góp phần bảo vệ chế độ XHCN và nâng cao uy tín hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong lòng nhân dân.

KẾT LUẬN


Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 281 BLHS là một tội còn có những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng trong thực tế. Chủ thể của loại tội này chủ yếu là những người có chức vụ, quyền hạn đã làm trái công vụ được giao qua đó gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, xã hội và nhân dân. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng và quan tâm đến loại tội phạm này. Vì một đất nước vẫn còn tham nhũng sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước, làm mất lòng tin trong nhân dân. Đối với loại tội này cần có những biện pháp răn đe và phòng ngừa có tính mạnh tay. Kiên quyết xử lý nghiêm minh tất cả các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Việc nghiên cứu sáng tỏ khía cạnh pháp lý hình sự của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, có ý nghĩa lý luận rất quan trọng trong việc nhận thức và áp dụng thống nhất các quy định liên quan trong thực tiễn xét xử những người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Qua đó góp phần phân biệt tội này với các tội phạm khác và phân biệt với những hành vi không cấu thành tội phạm. Việc hiểu đúng về mặt lý luận sẽ đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, đồng thời không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, góp phần thắng lợi trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ vững an ninh đất nước.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí