Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Tội Đua Xe Trái Phép Trong Luật Hình Sự Việt Nam

bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Như vậy, từ khái niệm đã nêu và căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, theo chúng tôi, các đặc điểm cơ bản của tội đua xe trái phép như sau:

Một là, tội đua xe trái phép xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác tại nơi công cộng. Và an toàn công cộng và trật tự công cộng gắn bó mật thiết với nhau nên việc xâm phạm vào nó có nghĩa là đi ngược lại lợi ích được nhà nước bảo vệ.

Hai là, tội đua xe trái phép là hành vi của hai hay nhiều người điều khiển xe ô tô, xe máy hay các loại phương tiện khác có gắn động cơ chạy thi trên đường bộ. Nói một cách khác, số lượng người tham gia ít nhất phải là từ hai người trở lên điều khiển một trong các loại phương tiện trên.

Ba là, hành vi đua xe trái phép đó gây hậu quả là thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đó bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đó bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Bốn là, đối tương tác động của tội phạm này là phương tiện dùng để đua bao gồm: xe máy, ô tô, và các loại phương tiện khác có gắn động cơ (ở đây có thể hiểu là những phương tiện như: xe công nông, xe đạp điện, xe xích lô máy; v.v...).

Năm là, tội đua xe trái phép được thực hiện do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung.

Sáu là, nghiên cứu tội đua xe trái phép thuộc nhóm "tội phạm có hai hinh thức lỗi" [28, tr. 102]. Tuy nhiên, "tội phạm có hai hình thức lỗi" là một trong những vấn đề phức tạp của khoa học luật hình sự. Trong lập pháp hình sự thì vấn đề "tội phạm có hai hình thức lỗi" vẫn chưa được giải quyết trong Bộ luật hình sự. Còn trong lý luận và thực tiễn thì tội phạm này đã được đề cập khá nhiều nhưng cũng vẫn chưa được nhận thức một cách thống nhất và đầy

đủ.

Trong Bộ luật hình sự, các nhà làm luật đã có quy định trách nhiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

hình sự tăng nặng đối với một số trường hợp cố ý phạm tội, nhưng vô ý với hậu quả nguy hại cho xã hội. Trong những trường hợp như vậy, thì trong cùng một loại tội phạm sẽ có hai hình thức lỗi - cố ý và vô ý, loại tội phạm này cũng chiếm tỉ lệ không nhiều và thường theo một trong hai mô hình sau:

Thứ nhất, loại tội có cấu thành vật chất, có hai loại hậu quả luật định với vai trò khác nhau của mỗi loại hậu quả. Loại hậu quả thứ nhất mang ý nghĩa định tội, còn loại hậu quả thứ hai nghiêm trọng hơn sẽ đóng vai trò là dấu hiệu định khung tăng nặng.

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 4

Thứ hai, những tội phạm có cấu thành hình thức, đặc điểm của loại tội phạm này là hậu quả không có giá trị bắt buộc để định tội danh, mà chỉ có ý nghĩa định khung tăng nặng. Cấu thành tăng nặng của những loại tội phạm này là trường hợp phạm tội đã gây ra hậu quả làm thiệt hại về nguyên tắc cho khách thể khác chứ không phải khách thể trực tiếp của loại tội phạm này. Qua đây, chúng ta có thể thấy tội đua xe trái phép cũng thuộc dạng tội phạm có hai hình thức lỗi và là tội phạm có cấu thành hình thức vì hành vi đua xe trái phép rõ ràng xâm phạm trực tiếp đến khách thể trực tiếp là trật tự, an toàn công cộng, nhưng trong một số trường hợp nó lại gây thiệt hại cho một khách thể khác được pháp luật hình sự bảo vệ (gây thiệt hại nghiêm trong đến tính mạng, tài sản người khác, tham gia cá cược, đua xe nơi tập trung đông dân, chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự; v.v... Cho nên, các nhà làm luật chỉ định một tội tương ứng với khách thể chính, còn quy định khung tăng nặng trong trường hợp người phạm tội như theo quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự.

1.2.2. Ý nghĩa của việc quy định tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam

Việc quy định tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam (trong Bộ luật hình sự năm 1999) có ý nghĩa quan trọng được thể hiện dưới ba góc độ chính sau đây:

Một là, dưới góc độ chính trị - xã hội, ở một chừng mực nhất định việc quy định tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - góp phần cụ thể hóa chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm hoạt động bình thường và ổn định của xã hội, qua đó kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để và đúng pháp luật tất cả các hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ở mức độ khác nhau và bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, tính tối thượng của pháp luật. Hiểu một cách cơ bản, "chính sách hình sự là một bộ phận của chính sách pháp luật, bởi vì đó là những định hướng, những chủ trương trong việc sử dụng pháp luật hình sự và lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm..." [59, tr. 182] hay gắn chính sách hình sự với giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, GS. TSKH. Lê Cảm lại cho rằng, chính sách hình sự là:

Những phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước trong lĩnh vực tội phạm và hình phạt nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự, cũng như thực tiễn áp dụng chúng, đồng thời soạn thảo và triển khai các biện pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm... [10, tr. 35].

Đến lượt mình, khi an ninh, trật tự, an toàn xã hội được ổn định lại là điều kiện thuận lợi để thực hiện nghiêm chỉnh và hoàn thiện hơn chính sách hình sự.

Hai là, dưới góc độ khoa học - thực tiễn, việc quy định tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam (cụ thể là trong Bộ luật hình sự năm 1999) có ý nghĩa làm sáng tỏ ranh giới trường hợp giữa xử lý hành chính và xử lý

hình sự đối với hành vi đua xe trái phép, góp phần bao quát xử lý hình sự hành vi đua xe trái phép trong thực tiễn, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này.

Ba là, dưới góc độ áp dụng pháp luật, việc quy định tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam nhằm góp phần bảo đảm ranh giới rõ ràng giữa việc bao quát các hành vi đua xe trái phép dưới góc độ hành chính với hình sự nhằm bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, qua đó bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, của cơ quan, tổ chức và của công dân. Đặc biệt, dưới góc độ này còn góp phần trong việc định tội danh đối với hành vi phạm tội này (tách ra để xử lý một cách độc lập và riêng biệt, không xử lý chung với tội gây rối trật tự công cộng), qua đó giúp cho việc phân biệt giữa tội phạm này với một số tội phạm khác có liên quan trong luật hình sự như: tội gây rối trật tự công cộng, tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội chống người thi hành công vụ, tội tổ chức đua xe trái phép; v.v...

Từ những lý do trên, nghiên cứu, lý giải sự cần thiết của việc quy định và vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện tội đua xe trái phép trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sẽ tạo cơ sở cho hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất, việc xử lý những trường hợp vi phạm sẽ được khách quan và chính xác, nhằm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, cũng như tránh trường hợp oan, sai trong thực tiễn.‌


1.3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

1.3.1. Nhận xét chung

Pháp luật hình sự chính là một trong những công cụ sắc bén và hữu

hiệu của Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì trật tự, an toàn xã hội, đồng thời pháp luật hình sự còn góp phần chống lại mọi hành vi phạm tội, giáo dục người ý thức chấp hành và tuân theo pháp luật.

Trước khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985 và ngay cả sau khi ban hành Bộ luật, các điều kiện về kinh tế, xã hội, đặc biệt là việc quy hoạch đô thị, đường xá, phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng; v.v... cũng như sự giao lưu, hội nhập còn chưa phát triển nên hành vi gây rối trật tự công cộng dưới dạng là đua xe trái phép còn chưa có, chưa xảy ra nên chưa có điều kiện nghiên cứu, chỉ từ khi có sự đổi mới - từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, công cuộc đổi mới đất nước chính thức được đặt ra với nội dung cơ bản là chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hóa đời sống xã hội trên cơ sở xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, mở rộng tăng cường giao lưu hợp tác. Bên cạnh đó, sự gia tăng phương tiện giao thông, đường xá được cải thiện, sự đô thị hóa và sự ảnh hưởng của lối sống mới thì hành vi này bắt đầu được manh nha và biểu hiện dưới dạng hành vi gây rối trật tự công cộng, đua xe máy, diễn ra phức tạp, gây mất trật tự công cộng, vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự, an toàn giao thông đô thị, đe dọa tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước.

1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội đua xe trái phép trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

Tháng 6/1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam ra đời, được công bố bởi Lệnh của Chủ tịch nước ngày 09/7/1985 và có hiệu lực thi hành thống nhất trong toàn quốc kể từ ngày 01/01/1986. Việc ban hành một văn bản pháp lý mang tính chỉnh thể, đồng bộ và hệ thống - Bộ luật hình sự năm 1985 đã mở ra một giai đoạn mới trong việc bảo vệ vững chắc hơn các lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của cơ quan, tổ chức và đặc biệt là quyền và tự do của công dân. Theo đó, Bộ luật hình sự đã hệ thống hóa tất cả các văn bản trước đó tập trung thành một văn bản mang tính tổng thể và đầy đủ trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của cơ quan, tổ chức và của công dân, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm trước yêu cầu mới của đất nước.

Về sau, Bộ luật hình sự năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta, nhất là của Bộ luật hình sự năm 1985, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về điều này, GS.TSKH. Đào Trí Úc nhấn mạnh:

Dân chủ hóa pháp luật hình sự, các thủ tục pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, hoạt động áp dụng pháp luật, các thủ tục pháp lý tức là tạo ra những tiền đề trong chính các bộ phận của hệ thống đấu tranh phòng và chống tội phạm cho việc nhân dân tham gia một cách tích cực, chủ động và rộng rãi vào nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm... [59, tr. 288].

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của cả nước đã có những khởi sắc đáng mừng, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống của toàn bộ nhân dân cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, chúng ta không thể không thấy những khó khăn và thách thức to lớn đặt ra với toàn Đảng và toàn dân, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội (nhất từ sau khi Hà Nội được mở rộng ra bao trùm lên toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê

Linh và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình), Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; v.v...

Tội phạm hình sự nói chung, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng, cùng với tội gây rối trật tự công cộng, tội tổ chức đua xe trái phép thì tội đua xe trái phép trên các thành phố, khu đô thị, tỉnh lộ, thị xã lớn đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, tuy loại tội phạm này không có tính nguy hiểm cao so với các loại tội phạm khác nhưng nó có tính phổ biến, đa dạng hình thức, tính "nhóm", "tổ chức" và có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tội phạm này thể hiện ở chỗ - hành vi đua xe trái phép đã xâm phạm nghiêm trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực công cộng, gây tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân, hành vi này được thực hiện công khai và thường ở những nơi đông người, biểu hiện ý thức coi thường kỷ cương xã hội, pháp luật của Nhà nước. Hình thức biểu hiện của hành vi này thường là: tụ tập đi xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, gây huyên náo đường phố... và ngày càng có xu hướng gia tăng, kèm theo đó là các hành vi hành hung, đánh lộn, đập phá, gây lộn xộn ở nơi đông người, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thậm chí là hành vi giết người; v.v... Đặc biệt, có thể tính trung bình, mỗi năm ở nước ta có khoảng 10 nghìn người chết, hàng chục nghìn người bị thương và hàng trăm tỉ đồng bị thiệt hại do những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra trong đó có hành vi đua xe trái phép.

Do đó, để đấu tranh phòng, chống hành vi đua xe trái phép, các cơ quan choc năng, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo các ngành, của Thủ tướng Chính phủ đã kết hợp nhiều biện pháp nghiệp vụ cũng như ban hành nhiều văn bản pháp luật để ngăn chặn hiểm họa này (cả dưới góc độ hành chính- quản lý nhà nước và góc độ pháp lý hình sự) như:

- Chỉ thị số 33/1999/CT-BGTVT ngày 27/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

- Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10/7/2001 nghị định của Chính phủ về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị; luật giao thông đường bộ năm 2002;

- Nghị định số 34/2010/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 2/4/2010 (thay thế cho Nghị định 146/NĐ-CP ngày 14/8/2007 trước đây) quy định rất rõ nhiều lỗi vi phạm thường gặp của người điều khiển giao thông, đặc biệt là đối với những hành vi có dấu hiệu lang lách đánh võng, gây mất trật tự an toàn giao thông hoặc những hành vi gây rối an toàn, trật tự giao thông đường bộ;

- Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 để hướng dẫn xử lý các hành vi đua xe trái phép; v.v...

Nếu trong Bộ luật hình sự năm 1985, nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính được quy định trong Chương VIII - Phần các tội phạm với ba mục khác nhau, thì đến Bộ luật hình sự năm 1999, các tội phạm này được chia thành hai chương - Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và Chương XX

- Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính xuất phát từ khách thể của các nhóm tội phạm giữa Mục A và Mục B khác với Mục C, cũng như có nhiều điểm mới khác nhau. Tuy nhiên, chỉ lưu ý là trong Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng có sự bổ sung thêm các tội danh khác mới như sau:

1. Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206 Bộ luật hình sự);

2. Tội đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự);

3. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa quản lý các công trình

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí