Phân Biệt Tội Đua Xe Trái Phép Với Một Số Tội Phạm Khác Có Liên Quan Trong Luật Hình Sự Việt Nam

phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự, đối với người tổ chức đua xe trái phép.

Tuy nhiên, khi xác định tình tiết này cần chú ý tới tình tiết là yếu tố quy định tại khoản 1 của Điều luật. Nếu người phạm tội chưa gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này mà táI phạm tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của Điều 207 Bộ luât hình sự. Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 2 của Điều 207 khi hành vi đua xe trái phép đó đã gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm (được quy định là tội phạm nghiêm trọng).

Nếu chỉ thuộc một trường hợp theo quy định tại khoản 2 của Điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự để phạt dưới hai năm tù.

Nếu thuộc nhiều trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều luật và người phạm tội có nhều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.

* Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 207 Bộ luật hình sự

Khoản 3 của Điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là: người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng.

Về nội dung của hai tình tiết này là hoàn toàn tương tự như trường

hợp quy định tại khoản 3 Điều 206 Bộ luật hình sự, đối với người phạm tội tổ chức đua xe trái phép, chỉ khác ở chỗ người phạm tội là người đua xe trái phép. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp một người đã tái phạm chưa được xóa án tích lại phạm tội đua xe trái phép thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 hay khoản 2 với các lỗi cố ý.

Gây hậu quả rất nghiêm trong: Tương tự như trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 207 đây là trường hợp làm chết 2 người hoặc gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật dưới 31% nhưng tổng tỷ lệ thương tật là từ 31% trở lên hoặc gây thiệt hại cho tài sản của người khác từ trên 200 triệu đồng.

Tại khoản 3 tội phạm được quy định là tội rất nghiêm trọng với hình phạt tù từ năm năm đến mười năm năm.

* Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 207 Bộ luật hình sự

Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Tình tiết này được hiểu là làm chết từ 3 người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác từ 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nhiều người mà tỉ lệ thương tật dưới 61% nhưng tổng tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây thiệt hại cho tài sản của người khác từ trên 300 triệu đồng trở lên.

Tại khoản 4 Điều 207 Bộ luật hình sự tội phạm được quy định là tội đặc biệt nghiêm trọng với hình phạt tù từ từ mười hai năm đến hai mươi năm, là tội đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, thực tiễn cho thấy có thể còn có thiệt hại phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; v.v... thì tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ hậu quả do hành vi đua xe trái phép gây ra xem có phải thuộc vào trường hợp đặc biệt hay không.

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự - áp dụng mức phạt dưới mười hai năm tù nhưng không được dưới năm năm tù.

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể và lại còn tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều luật thì có thể bị phạt đến hai mươi năm tù...

* Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội

Ngoài hình phạt chính thì người phạm tội còn bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, có tác dụng hỗ trợ cho việc hình phạt chính đạt được mục đích, đồng thời nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội đua xe trái phép.


2.2. PHÂN BIỆT TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC CÓ LIÊN QUAN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Tội đua xe trái phép xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội, hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, làm rối loạn các hoạt động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự an toàn công cộng.

Trong hoạt động thực tiễn, việc làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của tội đua xe trái phép với một số tội phạm khác có liên quan để định tội danh đúng, xử lý đúng người, đúng pháp luật không phải trường hợp nào cũng dễ dàng. Bởi lẽ:

Định tội danh đúng sẽ là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, đồng thời để áp dụng chính xác các quy phạm và các chế định cơ bản được ghi nhận trong Bộ luật hình sự như: các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, hình phạt, tái phạm, quyết định hình phạt trong một loạt các trường hợp khác nhau (tội phạm

có đồng phạm, nhiều tội phạm, án treo, thời hiệu; v.v... [11, tr. 29].

Do đó, chúng tôi phân biệt tội đua xe trái phép với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự có liên quan hay có sự nhầm lẫn trong thực tiễn nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên.

2.2.1. Phân biệt tội đua xe trái phép với tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ

Hai tội danh này trực tiếp xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đồng thời xâm phạm về tính mạng, an toàn, sức khỏe và tài sản của người khác, đều được thực hiện trên các tuyến giao thông đường bộ, đều là hành vi vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, về phương tiện phạm tội được quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự có phạm vi rộng hơn. Nó bao gồm tất cả các phương tiện giao thông đường bộ (bao gồm cả những phương tiện cơ giới cũng như phương tiện thô sơ), còn phương tiện phạm tội trong quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự về tội đua xe trái phép chỉ bao gồm những phương tiện cơ giới (gồm xe mô tô, ô tô, và một số phương tiện khác có gắn động cơ).

Bên cạnh đó, hai tội danh này có một số điểm khác nhau đáng chú ý:

Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và tội đua xe trái phép



Tiêu chí


Tội đua xe trái phép

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ

Hành vi khách quan

- Hành vi tranh đua tốc độ một cách trái phép của từ hai người (trở lên) điều khiển phương tiện là xe có gắn động cơ.

- Hành vi vi phạm các quy định thông thường đảm bảo an toàn giao thông của hoạt động giao thông đường bộ.

Điều kiện truy cứu

trách nhiệm

- Phải gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác thì đó bị coi là phạm tội.

Trường hợp đua xe trái phép gây thiệt hại

- Phải gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại

nghiêm trọng đến sức khỏe, tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 7

cho tính mạng người khác được quy định là trường hợp tăng nặng định khung hình phạt (điểm a khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự).

- Trường hợp tuy chưa gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác cũng bị coi là phạm tội nếu người có hành vi đua xe trái phép đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đó bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

sản của người khác mới bị coi là phạm tội.

Hình thức lỗi

- Lỗi cố ý với trường hợp cấu thành tội phạm hình thức và lỗi vô ý với trường hợp cấu thành tội phạm vật chất.

- Lỗi vô ý.

hình sự


Nguồn: Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.

2.2.2. Phân biệt tội đua xe trái phép với tội tổ chức đua xe trái phép

Theo đó, cả hai loại hành vi đua xe trái phép và tổ chức đua xe trái phép đều là hành vi bị luật nghiêm cấm (Điều 8 Luật giao thông đường bộ). Tội đua xe trái phép và tội tổ chức đua xe trái phép đều thuộc nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Chúng đều xâm phạm nghiêm trọng an toàn, trật tự công cộng và đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản của người khác. Tuy nhiên, hai tội này khác nhau ở hai dấu hiệu cơ bản sau đây:

Bảng 2.2: Sự khác nhau giữa tội đua xe trái phép và tội tổ chức đua xe trái phép


Tiêu chí

Tội đua xe trái phép

Tội tổ chức đua xe trái phép

Hành vi khách quan

- Hành vi tranh đua tốc độ một cách trái phép của từ hai người (trở lên) điều khiển phương tiện là xe có gắn động cơ.

- Hành vi tổ chức cho người khác đua trái phép các loại xe có gắn động cơ như ô tô, mô tô, xe gắn máy và các loại xe khác.

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự

- Phải gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác thì đó bị coi là phạm tội. Trường hợp đua xe trái phép gây thiệt hại cho tính mạng người khác được quy định là trường hợp tăng nặng định khung hình phạt (điểm a khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự).

- Trường hợp tuy chưa gây thiệt hại cho

- Phải có hành vi tổ chức đua trái phép các loại xe có gắn động cơ mà không cần phải gây ra những hậu quả nguy hiểm cụ thể cho xã hội.

- Hành vi tổ chức đua xe trái phép có thể bao gồm nhiều hành vi cụ thể khác nhau như: rủ rê lôi

tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác cũng bị coi là phạm tội nếu người có hành vi đua xe trái phép đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đó bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

kéo người đua xe, xác định thời gian địa điểm đua xe, tổ chức lực lượng bảo vệ, chống lại việc giải tán cuộc đua xe hoặc cho thuê, cho mượn phương tiện, tổ chức cá cược, kích động tụ tập người cổ vũ việc đua xe trái phép.....

Hình thức lỗi

- Lỗi cố ý với trường hợp cấu thành tội phạm hình thức và lỗi vô ý với trường hợp cấu thành tội phạm vật chất.

- Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi tổ chức đua xe trái phép của mình nhưng vẫn rủ rê, lôi kéo, kích động, tụ tập người khác đua xe trái phép.

Lưu ý:

Để định tội danh phải căn cứ vào hành vi cụ thể của từng người trong trường hợp cụ thể.



Nguồn: Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.


Như vậy, tội tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép khác biệt rõ nét ở dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm. Tuỳ thuộc vào hành vi cụ thể mà người phạm tội đã thực hiện để có thể định tội khác nhau. Trường hợp cùng lúc một người vừa có hành vi tổ chức đua xe trái phép, vừa có hành vi trực tiếp tham gia đua xe trái phép thì phải xử lý theo nguyên tắc phạm nhiều tội.

2.2.3. Phân biệt tội đua xe trái phép với tội gây rối trật tự công cộng


Tội đua xe trái phép (Điều 207) là tội phạm mới được quy định Bộ luật hình sự trên cơ sở tách hành vi phạm tội trong tội gây rối trật tự công cộng thành một tội danh riêng. Cùng với tội tổ chức đua xe trái phép, thì cả hai loại hành vi của các tội này (tội đua xe trái phép và tội tổ chức đua xe trái phép) đều là hành vi bị luật nghiêm cấm (Điều 8 Luật giao thông đường bộ).

Tội đua xe trái phép thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, cụ thể là các tội xâm phạm an toàn công cộng. Tội phạm này là hành vi đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động

cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.

Tội đua xe trái phép và tội gây rối trật tự công cộng đều xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng. Ngoài ra, còn đe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Trước đây, Bộ luật hình sự năm 1985 không quy định tội đua xe trái phép, mà nếu người phạm tội có hành vi như vậy, sẽ bị truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng trên những cơ sở chung.

Ngoài ra, giữa hai tội phạm này có một số điểm khác nhau như sau:

Bảng 2.3: Sự khác nhau giữa tội gây rối trật tự công cộng và tội đua xe trái phép


Tiêu chí

Tội đua xe trái phép

Tội gây rối trật tự công cộng


Về khách thể trực tiếp

- Xâm phạm đến an toàn công cộng, đồng thời hai tội này còn đe doạ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng,

- Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng.


Hành vi khách quan

- Hành vi đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công cộng.

- Hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự công cộng.

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự

- Gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.


Địa điểm phạm tội

- Nơi công cộng nhưng chủ yếu trên các tuyến đường giao thông, tuyến phố lớn, quốc lộ, tỉnh lộ nhân những ngày lễ lớn hoặc khi có sự kiện văn hóa, thể thao; v.v...

- Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe, rạp hát, đường phố; công viên; v.v...

Lưu ý

- Trường hợp hành vi đua xe trái phép

- Trường hợp nếu một người có ngoài có

gây náo loạn đường phố, gây dư luận

hành vi gây rối trật tự đã cấu thành tội phạm

xã hội xấu, trật tự công cộng bị xâm

còn có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức

phạm nghiêm trọng đủ để cấu thành

khỏe và tài sản của người khác thì người

tội phạm tội gây rối trật tự công cộng

phạm tội còn có thể bị xử lý thêm về các tội

nhưng chưa đủ dấu hiệu pháp lý cấu

giết người (Điều 93), tội cố ý gây thương tích

thành tội đua xe trái phép thì hành vi đó

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

phải bị xử lý về tội gây rối trật tự công

khác (Điều 104) hoặc tội hủy hoại hoặc cố ý

cộng. Trường hợp hành vi đua xe trái

làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật hình

phép thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành

sự) trên những cơ sở chung.

tội gây rối trật tự công cộng đồng thời


còn thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội


đua xe trái phép thì chỉ bị xử lý về tội


phạm này trên những cơ sở chung.




Nguồn: Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.


2.2.4. Phân biệt tội đua xe trái phép với tội chống người thi hành công vụ

Theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự, tội chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Tội chống người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước và người có chức vụ quyền hạn.

Hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ có thể bao gồm nhiều hành vi cụ thể khác nhau như: Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; hoặc các thủ đoạn khác như: chửi mắng, uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ, vu khống, bôi nhọ; v.v...

Các hành vi nói trên được thực hiện để cản trở việc thi hành công vụ hoặc làm cho người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ hoặc để ép buộc người thi hành công vụ làm một việc trái pháp luật. Đây chính là dấu hiệu phân biệt tội đua xe trái phép có dấu hiệu "chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép" với tội chống người thi hành công vụ.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí