Khái Niệm Các Tội Xâm Phạm An Toàn Công Cộng, Trật Tự Công Cộng

dân tham gia phòng, chống tội phạm; từng bước kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, làm giảm một số loại tội phạm nghiêm trọng. Đặc biệt, đã giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, việc bảo vệ và giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, qua đó xây dựng môi trường xã hội bình thường và ổn định để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là đòi hỏi có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn và bằng các biện pháp pháp lý khác nhau, trong đó có biện pháp pháp luật hình sự. Cụ thể hóa điều này, để bảo vệ "an toàn công cộng, trật tự công cộng" với tư cách là khách thể quan trọng được luật hình sự xác lập và bảo vệ, ngay từ Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta năm 1985, nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được xếp chung tại Chương VIII: "Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính" với ba nhóm quan hệ xã hội được luật hình sự Việt Nam xác lập và bảo vệ.

1.1.2. Khái niệm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

Tội đua xe trái phép nằm trong nhóm các tội xâm phạm trật tự công cộng và rộng ra là thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Do đó, cần thiết phải làm rõ khái niệm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng dưới góc độ pháp lý hình sự, trước khi đi vào làm rõ khái niệm tội đua xe trái phép.

Có tác giả đưa ra quan điểm:

Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại Chương XIX của Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công

cộng, gây ra những thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của nhân dân, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và của cá nhân [65].

Quan điểm này nêu tương đối đầy đủ nội dung, nhưng trong dấu hiệu chủ thể của nhóm tội phạm này còn chưa nêu ra được một dấu hiệu quan trọng đó là dấu hiệu: "đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự", vì đây là một dấu hiệu hoàn toàn khác với dấu hiệu "có năng lực trách nhiệm hình sự", bởi đây là hai dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm. Trong đó đặc điểm có năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để cho chủ thể có thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và đặc điểm đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự vừa thể hiện chính sách hình sự của nhà nước đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực trách nhiệm hình sự. Hai đặc điểm của chủ thể tội phạm có liên quan đến nhau nhưng cũng mang tính độc lập tương đối vì một người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì nói chung là có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng cũng có thể không có năng lực trách nhiệm hình sự và ngược lại một người có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có thể lại chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Tác giả khác lại quan niệm:

Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn, trật tự công cộng trong các lĩnh vực giao thông vận tải, phòng cháy chữa cháy, tin học, lao động sản xuất, quản lý vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, và trong những lĩnh vực khác của trật tự xã hội gây nên những thiệt hại về tính mạng, tổn hại đến sức khỏe, tài sản của Nhà nước và của công dân [39, tr. 494].

Quan điểm này có ưu điểm là đã phân loại đầy đủ và chi tiết từng nhóm tội phạm xâm phạm đến các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến an toàn công cộng và trật tự công cộng. Điểm hạn chế của quan điểm trên là việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

tác giả lại chưa nêu bật được về dấu hiệu chủ thể (dấu hiệu về có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội) trong nhóm tội phạm này; v.v...

Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, đồng thời còn xâm phạm đến hoạt động bình thường, ổn định xã hội ở những nơi công cộng.

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 3

Từ khái niệm này, chúng ta có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng như sau:

Một là, các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà biểu hiện cụ thể của nó là: xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, đồng thời còn xâm phạm đến hoạt động bình thường, ổn định xã hội ở những nơi công cộng.

Hai là, các tội phạm này được thể hiện cụ thể qua những hành vi nguy hiểm cho xã hội do những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.

Ba là, dấu hiệu lỗi (các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng được những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý). Tuy nhiên, đối với các tội phạm này - không có mục đích chống chính quyền nhân dân.

Như vậy, từ khái niệm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự

công cộng đã nêu và căn cứ vào nhóm quan hệ mà tội phạm xâm hại đến, cũng như dựa vào những quy định của Bộ luật hình sự, chúng ta có thể chia những tội phạm này thành hai nhóm cơ bản sau:

* Nhóm thứ nhất - Nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng. Nhóm tội phạm này rất đa dạng trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội về xâm phạm đến các quy định về an toàn công cộng như: các quy tắc của đời sống xã hội, ở những nơi công cộng trên các lĩnh vực giao thông vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không), trong lao động - sản xuất, quản lý vũ khí, chất cháy, chất nổ; v.v... Việc quy định những vấn đề này nhằm bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, của tổ chức, an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân, bảo đảm sự bình yên, ổn định của xã hội.

Cụ thể hóa các hành vi phạm tội này, nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng bao gồm 47 tội danh trong Bộ luật hình sự năm 1999 (trong đó có 04 tội phạm mới được bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 19/6/2009 của Quốc hội) được quy định tại các điều 202-244 thuộc các lĩnh vực liên quan đến an toàn công cộng như: giao thông vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không), lao động - sản xuất, quản lý vũ khí, chất cháy, chất nổ; v.v...

* Nhóm thứ hai - Các tội xâm phạm trật tự công cộng. Nhóm tội phạm này cũng đa dạng và xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực trật tự công cộng, là các quy định ở những nơi công cộng như nhà ga, bến xe, rạp hát, công viên, đường phố... hay những nơi tập trung đông dân cư có liên quan đến nếp sống văn minh, quy tắc chung mà mọi người đều biết, nhận thức và thừa nhận chung.

Tương tự, cụ thể hóa các hành vi phạm tội này, các tội xâm phạm trật tự công cộng bao gồm 12 tội danh quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, cụ thể là các điều 245-256. Trong nhóm tội phạm này này, tội đua xe trái phép

xâm phạm đến trật tự chung của xã hội, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, ổn định của những nơi công cộng.

Như vậy, từ việc làm sáng tỏ những vấn đề chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong luật hình sự, việc làm rõ khái niệm và ý nghĩa của tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam có vai trò xã hội - pháp lý quan trọng, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, cũng như góp phần định tội danh chính xác đối với các hành vi phạm tội trên thực tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án.‌

1.2. KHÁI NIỆM TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI PHẠM NÀY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.2.1. Khái niệm tội đua xe trái phép

Nghiên cứu về tội phạm và hình phạt luôn là vấn đề quan trọng và chủ yếu nhất của luật hình sự của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tội phạm và nội dung của khái niệm tội phạm đều phản ánh rõ nét và đầy đủ bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị - xã hội, cũng như những đặc điểm pháp lý của luật hình sự quốc gia, đồng thời, nó còn "được xem như là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và những trách nhiệm pháp lý khác..." [27, tr. 9].

Ở nước ta, khái niệm tội phạm được các nhà làm luật ghi nhận trong Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 và năm 1999 hiện hành (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Định nghĩa lập pháp về khái niệm tội phạm đã phản ánh bản chất giai cấp, cũng như tính nhân dân sâu sắc, theo đó, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,

xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, khái niệm tội phạm cụ thể - tội đua xe trái phép, chính là sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm (chung) đã nêu. Hiện nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, có thể khẳng định rằng, còn tương đối hiếm các định nghĩa khoa học về khái niệm này. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm mà dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét.

Có tác giả cho rằng: "Tội đua xe trái phép là hành vi trực tiếp tham dự vào cuộc đua xe, gây mất trật tự, an toàn công cộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác" [55, tr. 205]. Theo đó, chúng tôi cho rằng, quan điểm này có ưu điểm là đã cụ thể hóa được biểu hiện của hành vi phạm tội đua xe trái phép, đồng thời cũng nêu chính xác và đầy đủ nội dung của khái niệm này tuy vậy vẫn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm, như phân tích ở trên chủ thể của tội phạm là một trong bốn dấu hiệu quan trong để cấu thành tội phạm. Thông thường, chủ thể của tội phạm có hai đặc điểm chủ yếu - có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tại quy định của Điều 207 Bộ luật hình sự năm 1999 về hành vi đua xe trái phép đã mở rộng thêm về chủ thể của tội phạm này mà theo đó thì đặc điểm xấu về nhân thân của chủ thể được quy định là đặc điểm đặc biệt của chủ thể của tội phạm vì đặc điểm này mà hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định bị coi là tội phạm. Đó là những đặc điểm sau - "đã bị xử phạt hành chính", "đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép". Do đó, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi chủ thể của tội đua xe trái phép đã hội tụ đủ những yếu tố cấu thành mà điều luật đã quy định.

Ngoài ra, quan điểm khác lại tập trung miêu tả cụ thể, chi tiết hành vi phạm tội và chủ thể của hành vi phạm tội chứ không nêu khách thể tội phạm xâm phạm đến cần được pháp luật hình sự bảo vệ, theo đó: "đua xe trái phép là hành vi của hai hay nhiều người điều khiển xe ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác có gắn động cơ chạy thi trên đường bộ nhằm đuổi kịp hoặc vượt người cùng đua" [42, tr. 31]. Trong khi đó, khách thể của tội phạm "là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm phạm", nếu xét về mặt hình thức thì hành vi đua xe là trái với quy định của pháp luật hình sự, xét về nội dung, hành vi đua xe trái phép đã tác động đến đối tượng tác động cụ thể là an toàn công cộng và rật tự công cộng. Vì thế, xét riêng trong lĩnh vực chung của xã hội, an toàn công cộng, trật tự công cộng được coi là điều kiện bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội tồn tại, phát triển và sử dụng tốt năng lực, cống hiến của mình để xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, giàu đẹp, có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Cho nên, bằng cách này hay cách khác, dưới bất kỳ hình thức nào, việc giữ gìn và bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng không những là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, mà đến lượt mình, Nhà nước lại đòi hỏi tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công dân phải tuân thủ một cách nghiêm túc pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội xã hội chủ nghĩa. Cho nên, dưới góc độ pháp lý, tất cả các hành vi xâm phạm "an toàn công cộng, trật tự công cộng" đều gây nên những thiệt hại nhất định cho cuộc sống bình thường của công dân và ổn định của xã hội, do đó cần thiết phải bị xử lý, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý khác nhau, từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự, khách thể cụ thể của loại tội phạm này chính là người phạm tội đã gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc gây mất trật tự, an toàn công cộng.

Còn dưới góc độ lập pháp hình sự, Điều 207 Bộ luật hình sự cũng chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về khái niệm của tội đua xe trái phép mà

cũng chỉ quy định chung chung:

Người nào đua trái phép, ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm [47].

Định nghĩa lập pháp này chỉ quy định: "người nào" - chủ thể tội phạm thực hiện hành vi đua trái phép một trong các loại xe: ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác có gắn động cơ và phải có một trong các tình tiết sau: gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tự từ ba tháng đến ba năm, nhưng dưới góc độ khoa học luật hình sự, định nghĩa này chưa bao quát khái niệm chung về tội đua xe trái phép.

Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, khái niệm tội đua xe trái phép cần phải được biểu hiện cụ thể ở năm dấu hiệu cơ bản của tội phạm nói chung (bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi xâm hại các lợi ích được bảo vệ bằng pháp luật hình sự). Do vậy, khái niệm tội phạm này dược định nghĩa như sau: Tội đua xe trái phép là hành vi của hai hay nhiều người điều khiển xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ chạy thi trên đường bộ do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí