Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 6

vực giao thông đường bộ có quy định cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường, hoặc đua xe trái phép;

b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xúc vật kéo, cưỡi xúc vật chạy đua trái phép trên đương giao thông.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người cổ vũ, kích động đua xe trái phépmà cản trở hoặc chống người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với người đua ô tô trái phép.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người đua xe ô tô, xe máy, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp

mà chống người thi hành công vụ;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

b) Tổ chức đua xe trái phép.

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau đây: vi phạm điểm b, khoản 1 điều này bị tịch thu phương tiện vi phạm (trừ xúc vật kéo, cưỡi); vi phạm khoản 3, khoản 4, điểm a khoản năm điều này bị tước giấy phép sử dụng lái xe không có thời hạn và bị tịch thu xe [16, Điều 37].

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 6

Do đó, nếu một người đã bị xử lý hành chính về hành vi đua xe trái phép, nếu tiếp tục sẽ bị xử lý hình sự.

* Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua dấu hiệu lỗi và dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội.

Về dấu hiệu lỗi, trong cuốn Tài liệu hội nghị tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999 do Nhà in Bộ Công an in năm 2000 đã nêu: lỗi của người phạm tội đua xe được xác định là cố ý trực tiếp nhưng không mong muốn hậu quả thiệt hại xảy ra. Sự giải thích này phù hợp với tên tội danh là đua xe trái phép và cũng hợp lý đối với trường hợp điều luật quy định hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc (lúc đó chỉ xác định lỗi đối với hành vi nguy hiểm được thực hiện) nhưng lại mâu thuẫn với lý luận chung về lỗi trong trường hợp hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc vì trong trường hợp này lỗi phải được hiểu là thái độ thống nhất của người thực hiện hành vi đối với cả hành vi mà mình thực hiện và cả hậu quả do chính hành vi đó gây ra.

Do đó, ở đây chúng tôi thấy quan điểm của GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa hoàn toàn đúng khi tác giả nhận định rằng với cách quy định của Điều 207 Bộ luật hình sự hiện nay, các nhà làm luật đã quy định hai loại lỗi trong cấu thành tội phạm cơ bản: "Lỗi vô ý trong cấu thành tội phạm quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc và lỗi cố ý trong cấu thành tội phạm quy định đặc điểm nhân thân là dấu hiệu bắt buộc" [28, tr. 112-113].

Sở dĩ quy định hai loại lỗi trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội đua xe trái phép như hiện nay có thể dẫn đến những bất hợp lý và vướng mắc trong quá trình xử lý những hành vi này. Trước tiên, điểm bất hợp lý dễ được nhận thấy nhất chính là vấn đề xác định có hay không có đồng phạm khi nhiều người cùng thực hiện tội đua xe trái phép. Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành đồng phạm chỉ tồn tại ở những tội do cố ý, như vậy trong

trường hợp đua xe trái phép không gây ra hậu quả thì những người có đặc điểm xấu về nhân thân là đồng phạm của nhau, ngược lại, nếu hậu quả đã xảy ra thì những người đó lại không thể là đồng phạm của nhau trong khi so với trường hợp trên tính chất của hành vi, tính liên kết giữa những người thực hiện hành vi cũng như tính nguy hiểm do sự liên kết đó gây ra hoàn toàn không thay đổi. Hơn nữa, nếu quy định trường hợp gây ra hậu quả là do lỗi vô ý và do đó những người cùng đua xe trái phép không thể là đồng phạm của nhau thì đương nhiên cho dù có hậu quả do một hoặc một số người trong số họ gây ra cũng không thể buộc những người khác chịu trách nhiệm về hậu quả đó, điều này cũng đồng nghĩa với việc không thể xử lý được họ về mặt hình sự nếu họ không có đặc điểm xấu về nhân thân như quy định hiện nay. Trong khi đó, với tính chất của hành vi đua xe trái phép thì khó có thể có trường hợp thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người khác lại do tất cả những người cùng đua xe gây ra.

* Chủ thể của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội đua xe trái phép là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do luật định.

Chủ thể của loại tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt mà chỉ là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Về dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự không quy định tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự mà quy định gián tiếp (đối lập) về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 13 Bộ luật này, tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, theo chúng tôi, "tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người có thể nhận thức được đầy đủ tính chất pháp lý và tính chất thực tế của hành vi phạm tội, cũng như khả năng điều khiển hành vi đó" [7, tr. 77-78].

Trong khi đó, về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Điều 12 Bộ luật hình

sự quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" [47]. Đối chiếu vào quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách hiệm hình sự về tội phạm đua xe trái phép nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 của Điều luật. Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này mà không cần phân biệt thuộc trường hợp nào của Điều luật.

Trường hợp nếu người phạm tội chưa gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác thì điều kiện để xử lý hình sự về tội phạm này là họ phải bị xử phạt hành chính về hành vi đua xe trái phép hoặc bị kết án về tội đua xe trái phép, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép.

2.1.2. Hình phạt

Điều luật quy định bốn khoản với hình phạt chính và một khoản quy định hình phạt bổ sung, cụ thể như sau:

* Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội ít nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt tù đến ba năm tù giam.

* Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự

a) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với tội tổ chức đua xe trái phép, chỉ khác ở chỗ thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác là do hành vi đua xe trái phép trực tiếp gây ra, không bao gồm thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người đua xe trái phép. Nếu người đua xe trái phép tự gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản cho chính mình thì không tính để xác định tình tiết là yếu tố định khung hình phạt theo điểm a khoản 2 của Điều 207 Bộ luật hình sự.

b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn. Điểm b khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự quy định hai trường hợp phạm tội khác nhau có cùng một tính chất, mức độ nguy hiểm, đó là: gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm và cố ý không cứu giúp người bị nạn.

Trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm: là trường hợp người phạm tội do tham gia vào cuộc đua xe trái phép gây tai nạn cho người khác nhưng sau đó đã bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm.

Nói chung, người tham gia đua xe trái phép gây tai nạn ít có trường hợp không bỏ chạy và họ không chỉ trốn tránh trách nhiệm với người bị nạn mà còn trốn tránh trách nhiệm với cơ quan chức năng về hành vi đua xe trái phép. Tuy nhiên, nếu người phạm tội không bỏ chạy mà tai nạn xảy ra chỉ gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác có tỉ lệ thương tật dưới 31% thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự. Nếu tai nạn xảy ra làm thiệt hại tính mạng hoặc thiệt hại cho sức khỏe của người khác có tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội vừa thuộc quy định

tại điểm a khoản 2 Điều 207, vừa thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự (tức là cả hai tình tiết đều là yếu tố định khung hình phạt).

Nếu người phạm tội bỏ chạy với lý do bị đe dọa đến tính mạng (có thể là do người đi đường hoặc dư luận bức xúc và đuổi đánh, hoặc cũng có thể do nhóm đua khác đuổi đánh do mâu thuẫn) và đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; cung cấp những thông tin xác thực về vụ tai nạn cũng như cuộc đua xe trái phép cho cơ quan công an thì không bị coi là bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm.

Cố ý không cứu giúp người bị nạn là trường hợp người phạm tội do đua xe trái phép đã gây thiệt hại cho sức khỏe, hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác nhưng người phạm tội đã cố ý không cứu giúp người bị nạn mà có ý thức bỏ mặc người bị nạn.

Cố ý không cứu giúp được hiểu là có điều kiện cứu mà không cứu, hoặc có yêu cầu của người bị nạn, hay yêu cầu của người khác nhưng vẫn không cứu. Hành vi cố ý không cứu giúp không nhất thiết phải dẫn đến hậu quả là người bị nạn chết hoặc bị tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe (có thể do người đó đã được đưa đi cấp cứu kịp thời nên không bị thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe).

c) Tham gia có cá cược. Trường hợp phạm tội này là người tham gia đua xe trái phép đồng thời là người tham gia cá cược về thắng thua của cuộc đua, tức là vừa có hành vi đua xe trái phép lại vừa có hành vi đánh bạc.

Người đua xe trái phép có thể tham gia cá cược với người cùng đua xe, nhưng cũng có thể là với người khác không cùng đua xe. Nếu cá cược với người không cùng đua xe thì người đua xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự mà không bị truy cứu thêm về tội đánh bạc nếu đủ yếu tố cấu thành theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự.

Trường hợp phạm tội này tương tự như trường hợp phạm tội theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, chỉ khác ở chỗ là người gây ra tai nạn là người tham gia vào cuộc đua xe trái phép nên mức độ nguy hiểm của nó sẽ cao hơn.

d) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán đám đông. Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm c khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự, đối với người tổ chức đua xe trái phép, chỉ khác nhau ở chỗ hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán đám đông, cuộc đua xe trái phép do chính người đua xe thực hiện hành vi phạm tội.

Nếu hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép mà gây thiệt hại đến tính mạng thì ngoài tội đua xe trái phép quy định tại điểm d khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự ra, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người thuộc điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội đua xe trái phép gây thiệt hại đến sức khỏe của người có trách nhiểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán đám đông, các cuộc đua xe trái phép mà có tỉ lệ thương tật thì tùy trường hợp, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc trường hợp quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.

Trường hợp chỉ coi là tội đua xe trái phép thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự, nếu hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép chưa gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe của những người đó. Tuy nhiên, họ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

thêm tội chống người thi hành công vụ theo Điều 257 Bộ luật hình sự.

đ) Đua xe nơi tập trung đông dân cư. Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ: trường hợp phạm tội này là đối với người đua xe trái phép. Thông thường, người tổ chức đua xe trái phép tại khu đông dân cư, khu đô thị thì người trực tiếp tham gia đua xe trái phép cũng là người chịu chung tình tiết là yếu tố định khung hình phạt này. Tuy nhiên, không phải bao giờ việc lên kế hoạch tổ chức và thực tế cuộc đua cũng diễn ra như kế hoạch đặt ra. Trên thực tế, có trường hợp đua xe trái phép không phải do tổ chức mà do những người tham gia giao thông tự thỏa thuận với nhau và trong khi đó họ có đi qua khu tập trung đông dân cư. Nếu người tổ chức đua xe có kế hoạch sẽ đua xe tại nơi tập trung đông dân cư, nhưng vì lý do nào đó mà người đua xe không đua ở nơi đông dân cư thì người đua xe vẫn không chịu trách nhiệm về tình tiết đua xe nơi tập trung đông dân cư.

e) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua. Trường hợp phạm tội này tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người tổ chức đua xe trái phép. Việc tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua có thể do người đua xe tự tháo dỡ, nhưng cũng có thể do người khác tháo dỡ (đa phần những đói tượng đua xe trái phép đều đem phương tiện đua đến những cơ sở sửa chữa để nhờ những cơ sở này thao dỡ và "độ" lại xe.

Tuy nhiên, người đua xe phải biết là phương tiện đua mà mình điều khiển khi tham gia đua xe trái phép đã bị tháo dỡ thiết bị an toàn và chấp nhận điều khiển chiếc xe tháo dỡ này trong cuộc đua thì mới thuộc trường hợp phạm tội này; nếu không có các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt khác thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự.

f) Tái phạm về tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép. Trường hợp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023