Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 2

hình sự Việt Nam (Quyển 2 - Phần các tội phạm), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; 5) TS. Trần Minh Hưởng (chủ biên), TS. Đỗ Đức Hồng Hà, TS. Trịnh Tiến Việt và tập thể tác giả, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội, 2010; 6) TS. Nguyễn Đức Mai, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Tập thể tác giả, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; 7) ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; 8) ThS. Hoàng Đình Ban, Hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008; 9) Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự 1999, Tài liệu dành cho Báo cáo viên, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội, tháng 6/2000.

* Nhóm thứ hai gồm các luận văn, luận án, bài viết và đề tài khoa học như: 1) TS. Trương Quang Vinh (chủ trì), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (Đại học Luật Hà Nội), Tội tổ chức đua xe trái phép, tội đua xe trái phép và đấu tranh phòng, chống các tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội, 2004; 2) TS. Đỗ Đức Hồng Hà, Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đua xe và tổ chức đua xe trái phép trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bài viết trong đề tài đã nêu; 3) ThS. Phạm Văn Báu, Tội tổ chức đua xe trái phép, tội đua xe trái phép và đấu tranh phòng, chống các tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bài viết trong đề tài đã nêu; v.v...

Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, trong đó vấn đề về tội đua xe trái phép chỉ là một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu của các tác giả nên chưa được phân tích sâu về mặt lý luận và thực tiễn; có công trình chỉ xem xét tội đua xe trái phép với ý nghĩa là một tội phạm để bình luận các dấu hiệu pháp lý hình

sự và hình phạt hoặc chỉ xem xét dưới góc độ tội phạm học - phòng ngừa cả nhóm tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999; có công trình nghiên cứu (đề tài) về tội phạm này và tội tổ chức đua xe trái phép, đồng thời đề xuất giải pháp đấu tranh phòng chống các tội này nhưng đã nghiên cứu từ khá lâu (2004), do vậy giá trị về lý luận và thực tiễn không cao, lại đi sâu về vấn đề tội phạm học, phòng ngừa tội phạm này trên một địa bàn cụ thể là Thủ đô Hà Nội khi chưa mở rộng địa bàn thủ đô, lại ở cấp độ đề tài nghiên cứu do đó, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống và ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học dưới góc độ pháp lý hình sự về tội đua xe trái phép. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội đua xe trái phép, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội phạm này vẫn còn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản của tội đua xe trái phép như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý và hình phạt đối với người phạm tội, phân biệt tội đua xe trái phép với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự, đồng thời đi sâu vào phân tích thực tiễn xét xử tội đua xe trái phép ở nước ta từ năm 2001-2010 trên địa bàn cả nước, cũng như nghiên cứu một số bản án hình sự điển hình để đánh giá, phân tích. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác xử lý, định tội để có vài nét dự báo, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội đua xe trái phép.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

4.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 2

4.2. Các phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu trong đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phương pháp so sánh, đối chiếu; phân tích thuần túy quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn; nghiên cứu, điều tra án điển hình... để phân tích và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận văn này.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố; các đánh giá, tổng kết của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về tội đua xe trái phép trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, đã làm rõ các vấn đề chung về tội này trong luật hình sự Việt Nam, phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật hình sự nước ta về tội phạm này từ năm 1985 cho đến nay, phân biệt tội đua xe trái phép và một số tội khác hay có sự nhầm lẫn trong thực tiễn; làm sáng tỏ các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội đua xe trái phép; phân tích thông qua nghiên cứu

thực tiễn xét xử trên địa bàn toàn quốc từ năm 2001-2010 để đánh giá, qua đó chỉ ra những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành; chỉ ra các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó, cũng như đưa ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục, từ đó đưa ra vài nét dự báo về tội phạm này trong thời gian tới ở nước ta, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội đua xe trái phép ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận, có thể sử dụng để nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội đua xe trái phép, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này hiện nay và sắp tới.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam.

Chương 2: Tội đua xe trái phép theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn xét xử.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội đua xe trái phép.

Chương 1‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

1.1.1. Sự cần thiết của việc bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam

Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam năm 1985 đã xếp nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng cùng nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính tại Chương VIII - "Các tội xâm phạm an toàn công cộng trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính". Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự đã nhận thấy rằng có sự khác nhau về khách thể loại của các nhóm tội phạm về xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng so với nhóm tội phạm xâm phạm về trật tự quản lý hành chính. Cụ thể là: các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng xâm phạm vào những quy định, quy tắc bảo đảm an toàn, trật tự trong cuộc sống của mọi công dân. Còn các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính xâm phạm vào hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Mặt khác, nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng chiếm số lượng lớn nhất so với các loại tội phạm ở các chương khác Bộ luật hình sự, do đó, cần phải tách riêng nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn áp dụng pháp luật.

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định Chương XIX - "Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" để làm cơ sở pháp lý để truy cứu trách

nhiệm hình sự những người có hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, qua đó gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, xâm phạm đến các hoạt động bình thường, ổn định của xã hội và nơi công cộng. Do đó, an toàn công cộng, trật tự công cộng chính là khách thể quan trọng cần được luật hình sự Việt Nam bảo vệ trước các hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến. Bởi lẽ, xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng chính là xâm phạm đến trật tự chung của xã hội, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, ổn định của những nơi công cộng. Cụ thể hóa điều này, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm đã nhấn mạnh - "bảo vệ trật tự, an toàn xã hội bao gồm các nội dung chủ yếu - chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, chống ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo hoạt động bình thường yên ổn, hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân" [69, tr. 16]. Do đó, với tư cách là khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ và thuộc về lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, đòi hỏi cần phải làm rõ hai phạm trù "an toàn công cộng" và "trật tự công cộng" trước khi đề cập đến khái niệm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và việc phân loại các tội phạm này.

Trước hết, "an toàn công cộng" không được đề cập với tư cách là một thuật ngữ trong các Từ điển, tuy nhiên, xét riêng cụm từ "an toàn" được hiểu: "Yên ổn hoàn toàn không nguy hiểm" [68, tr. 26], còn "công cộng" được hiểu là "chung cho hoặc thuộc về mọi người" [68, tr. 345]. Do đó, dưới góc độ khoa học pháp lý, "an toàn công cộng" được hiểu là trạng thái ổn định, hoàn toàn không có nguy hiểm đối với mọi người xung quanh hoặc an toàn xã hội đối với mọi người.

Trong khi đó, nếu "trật tự" được hiểu là "tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỹ thuật" [68, tr. 1641] thì Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp

lý (Bộ Tư pháp) lại có giải thích thuật ngữ "trật tự công cộng". Theo đó, trật tự công cộng được hiểu là:

Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Những nơi phục vụ lợi ích công cộng như đường phố, quảng trường, công viên, bệnh viện, nhà hát, rạp chiếu bóng, bãi biển, khu nghỉ mát... được tổ chức sắp xếp ngăn nắp, các quy ước chung được mọi người tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh. Quy tắc bắt buộc phải tuân theo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội, thể hiện toàn bộ yêu cầu cơ bản của xã hội về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... [60, tr. 809].

Hay theo nghĩa rộng:

Trật tự công cộng là hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và các nội quy, quy tắc về trật tự chung, an toàn chung, mà đòi hỏi mọi thành viên của xã hội phải tuân theo những quy định chung đó nhằm đảm bảo cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội [77].

Như vậy, xét riêng trong lĩnh vực chung của xã hội, an toàn công cộng, trật tự công cộng được coi là điều kiện bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội tồn tại, phát triển và sử dụng tốt năng lực, cống hiến của mình để xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, giàu đẹp, có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Cho nên, bằng cách này hay cách khác, dưới bất kỳ hình thức nào, việc giữ gìn và bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng không những là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, mà đến lượt mình, Nhà nước lại đòi hỏi tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công dân phải tuân thủ một cách nghiêm túc pháp luật và các quy tắc của

cuộc sống xã hội xã hội chủ nghĩa. Cho nên, dưới góc độ pháp lý, tất cả các hành vi xâm phạm "an toàn công cộng, trật tự công cộng" đều gây nên những thiệt hại nhất định cho cuộc sống bình thường của công dân và ổn định của xã hội, do đó cần thiết phải bị xử lý, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý khác nhau, từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự.

Có thể nói, ngay từ khi giành được chính quyền, bên cạnh việc bảo vệ thành quả cách mạng, Đảng và Nhà nước ta cũng quan tâm đến việc bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng không chỉ trên phương diện pháp lý bằng việc ban hành hàng loạt các văn bản có liên quan đến lĩnh vực này, mà còn có những biện pháp thiết thực để cụ thể hóa và đưa các văn bản đó vào thực tiễn cuộc sống. Cụ thể, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã nhấn mạnh: "Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng" (Điều

78) và "Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc của sinh hoạt công cộng" (Điều 79). Nói một cách khác, tôn trọng và bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng là "một trong những thước đo, tiêu chí để đánh giá sự ổn định của xã hội, đánh giá sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, khả năng quản lý của các cơ quan, tổ chức, đồng thời nó cũng đánh giá được ý thức pháp luật, văn minh pháp lý của công dân" [32, tr. 439]. Đặc biệt, ngày 31/7/1998, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; đồng thời Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Qua năm năm thực hiện các văn bản trên, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng như: Từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023