Tội Đua Xe Trái Phép Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1999

giao thông (Điều 220 Bộ luật hình sự);

4. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình, điện (Điều 241 Bộ luật hình sự);

5. Tội phá thai trái phép (Điều 243 Bộ luật hình sự);

6. Tội hợp pháp tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 251 Bộ luật hình sự). Lưu ý, tội phạm này đã đổi tên thành tội rửa tiền theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 19/6/2009 của Quốc hội.

7. Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút tin học (Điều 224 Bộ luật hình sự);

8. Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử (Điều 225 Bộ luật hình sự);

9. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226 Bộ luật hình sự).

Trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, hành vi đua xe trái phép không được quy định thành một tội danh riêng để xử lý độc lập. Hành vi này có những biểu hiện rõ rệt của một tội danh được Bộ luật hình sự năm 1985 quy định là tội gây rối trật tự công cộng. Vì vậy, quy định của điều luật này được sử dụng để xử lý về hình sự hành vi đua xe trái phép. Thời gian sau, tình trạng đua xe trái phép, đặc biệt là đua xe máy, diễn ra phức tạp, gây mất trật tự công cộng, vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự, an toàn giao thông đô thị, đe dọa tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước. Ngoài ra, việc xử lý về hình sự của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án đối với loại vi phạm pháp luật này còn chưa thống nhất, dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc ngăn chặn loại vi phạm pháp luật này. Vì vậy, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số

10/TTLT ngày 31/12/1996 để hướng dẫn xử lý các hành vi đua xe trái phép, cụ thể là mục 2 vấn đề định tội danh có liên quan đến hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng như sau:

a) Mọi trường hợp đua xe trái phép có từ 2 xe tham gia trở lên đều bị coi là hành vi gây rối trật tự công cộng và người đua xe trái phép phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985. Người tổ chức cuộc đua xe trái phép, người xúi giục người khác đua xe trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

b) Người đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra là do lỗi vô ý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự (nếu có hành vi tổ chức, xúi giục thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 - tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985.

c) Người đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra là do lỗi cố ý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng), còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 101, Điều 109, Điều 138 hoặc Điều 160).

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 5

d) Người đua xe trái phép vì mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo

khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự (tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 Bộ luật hình sự năm 1985.

đ) Người đua xe trái phép có hành vi chống lại người thi hành công vụ ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1985.

e) Người đua xe trái phép có hành vi chống lại người thi hành công vụ làm cho người thi hành công vụ bị thương hoặc chết thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng), căn cứ vào từng trường hợp cụ thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều tương ứng (Điều 101, Điều 109) của Bộ luật hình sự năm 1985 [5].

Tuy nhiên, do hành vi đua xe trái phép có những điểm khác biệt so với các hành vi này (như động cơ chủ yếu nhằm tạo cảm giác hưng phấn, nhằm thỏa mãn nhu cầu cá cược, thách đố; v.v...) nên việc xử lý về tội gây rối trật tự công cộng không thể hiện được triệt để đường lối xử lý gắn sát với tính chất của hành vi đặc biệt là bằng việc xây dung các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự phù hợp, cũng như bảo đảm việc định tội danh được chính xác. Bởi lẽ:

Định tội danh đúng sẽ là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, đồng thời để áp dụng chính xác các quy phạm và các chế định cơ bản được ghi nhận trong Bộ luật hình sự như: các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, hình phạt, tái phạm, quyết định hình phạt trong một loạt các trường hợp khác nhau (tội phạm có đồng phạm, nhiều tội phạm, án treo, thời hiệu; v.v... [11, tr. 29].

Do đó, xuất phát từ lý do đó, tại Bộ luật hình sự năm 1999 đua xe trái phép được quy định là một tội danh độc lập tại Điều 207 với nội dung như sau:

1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm... [47].

Tóm lại, bên cạnh việc thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với người phạm tội đua xe trái phép, Điều 207 Bộ luật hình sự còn thể hiện chính sách phân hóa của Nhà nước trong việc xử lý người phạm tội và hành vi phạm tội do họ thực hiện. Bằng việc quy định Điều 207 trong Bộ luật hình sự năm 1999, nhà làm luật nước ta còn xác định chính xác và đúng đắn trường hợp nào người phạm tội vi phạm quy định theo điều luật và phải áp dụng trách nhiệm hình sự với người vi phạm, mà vẫn bảo đảm được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trước yêu cầu mới của đất nước.

Chương 2‌‌

TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ


2.1. TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999

2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự

Dưới góc độ khoa học pháp lý, các yếu tố cấu thành tội phạm là những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng, điển hình cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Giống như các tội phạm khác, các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội xâm phạm chỗ ở của công dân cũng được phản ánh thông qua bốn yếu tố cấu thành tội phạm - khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

* Khách thể của tội phạm

An toàn công cộng được hiểu là trạng thái ổn định, hoàn toàn không có nguy hiểm đối với mọi người xung quanh hoặc an toàn xã hội đối với mọi người. Còn các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng xâm phạm vào những quy định, quy tắc bảo đảm an toàn, trật tự trong cuộc sống của mọi công dân. Tội đua xe trái phép nằm trong nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, do đó, khách thể của tội phạm này là xâm phạm an toàn công cộng, xâm phạm đến sự ổn định, gây nguy hiểm đối với mọi người xung quanh hoặc an toàn xã hội đối với mọi người.

Ngoài ra, tội phạm này còn gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác ở những nơi công cộng thông qua việc xâm phạm đến an toàn công cộng.

* Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội đua xe trái phép được thể hiện ở một số dấu hiệu sau:

Một là, về hành vi phạm tội, đó là hành vi trực tiếp điều khiển các phương tiện đua trái phép trên các đường giao thông công cộng, trong thành phố, thị xã, thị trấn.

Các phương tiện đua theo quy định tại điều luật này là các phương tiện giao thông đường bộ có gắn động cơ như ô tô, xe máy. Đây là những phương tiện mà khi được sử dụng vào các cuộc đua xe bất hợp pháp chứa đựng khả năng gây ra những hậu quả nguy hại cho an toàn công cộng, trật tự công cộng, tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Hiện nay, có những phương tiện thuộc loại lưỡng tính, chẳng hạn xe đạp điện thì việc chứng minh chủ thể có sử dụng động cơ của những phương tiện này khi tham gia đua hay không là vấn đề rất phức tạp.

Ngoài ra, việc các chủ thể khi đã lựa chọn loại phương tiện này để đua cũng thường có ý thức lợi dụng sự "lưỡng tính" của phương tiện để "lách luật". Do đó, về vấn đề này chúng tôi cho rằng, các nhà làm luật cần có văn bản hướng dẫn theo hướng tất cả những trường hợp sử dụng các phương tiện đua kiểu "lưỡng tính" đều cần phải được xác định là sử dụng các phương tiện có gắn động cơ và xem xét với các điều kiện khác để xử lý hình sự nếu đủ điều kiện.

Hai là, điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nói trên chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn ít nhất một trong hai điều kiện sau:

a) Hành vi đua xe trái phép gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác. Về hậu quả là thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn, tuy nhiên theo giải thích tại Tài liệu tập huấn Bộ luật hình sự năm 1999, thiệt hại về sức khỏe ở đây được hiểu là "gây

thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật dưới 11%; thiệt hại về tài sản được hiểu là gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị dưới 100 triệu đồng" [2, tr. 99]. Chúng tôi thấy cách giải thích trong tài liệu này mặc dù không là chính thức của các nhà làm luật, nhưng dưới góc độ thực tiễn, nội dung đã hướng dẫn trong tài liệu là phù hợp.

Trong trường hợp này tội phạm được quy định dưới dạng cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để xác định là có tội phạm.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng về mặt lý luận bản thân hành vi đua xe trái phép (chưa cần gây ra hậu quả) đã có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội để xác định là tội phạm. Hành vi này rõ ràng có tính nguy hiểm cao hơn nhiều so với một số hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ khác như đi không đúng luồng đường, vượt quá tốc độ. Ngoài ra, thực tiễn cũng cho thấy những hành vi đua xe trái phép (chưa gây ra hậu quả) mà chỉ bị xử phạt hành chính là tương đối nhẹ, loại chế tài này không đủ nghiêm khắc để răn đe, ngăn ngừa những hành vi nguy hiểm này. Do đó, từ những lý do nói trên, chúng tôi cho rằng, trong thời gian sắp tới, đối với loại hành vi này cần quy định cấu thành tội phạm dưới dạng cấu thành tội phạm hình thức (không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc). Hậu quả nên được quy định là tình tiết định khung tăng nặng của điều luật.

b) Hành vi đua xe trái phép đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Theo đó, đây là trường hợp đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội được sử dụng để xây dựng cấu thành tội phạm. Người thực hiện hành vi đua xe trái phép mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi đua xe trái phép (chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính) hoặc đã từng bị kết án về tội đua xe trái phép mà chưa được xoá án tích.

Ví dụ: Trần Hồng Quang (20 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã từng bị Công an quận Tây Hồ xử phạt hành chính về hành vi đua xe trái phép vào

tháng 10/2002 và Đặng Quang Huy (25 tuổi, Long Biên, Hà Nội) đã bị xử phạt hành chính về hành vi đua xe trái phép ở khu vực Cửa Nam tháng 3/2002. Rạng sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán 2003, hai đối tượng này tiếp tục tham gia vào đoàn đua hơn 100 xe máy lao qua nhiều tuyến phố ở khu vực Cửa Nam. Cả hai đối tượng này đều bị xử phạt hành chính trong khoảng thời gian chưa đến một năm, lại tiếp tục thực hiện hành vi đua xe trái phép, hành vi của họ thỏa mãn dấu hiệu pháp lý của tội đua xe trái phép và đã bị xử lý.

Do đó, với việc sử dụng những đặc điểm xấu về nhân thân là điều kiện để xác định tội phạm như vậy, cấu thành tội phạm được xây dựng là cấu thành tội phạm hình thức: Dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Đồng thời, với việc khẳng định tính nguy hiểm đáng kể của bản thân hành vi đua xe trái phép như trên tôi cũng cho rằng bản thân đặc điểm xấu về nhân thân của người thực hiện hành vi không thể làm cho một hành vi nguy hiểm không đáng kể cho xã hội có thể trở thành hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Về vấn đề này, GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa khẳng định: "Đặc điểm xấu về nhân thân không có ý nghĩa quyết định hành vi trở thành hành vi phạm tội mà chỉ có ý nghĩa làm tăng mức hình phạt cho người thực hiện hành vi phạm tội để đảm bảo cho hình phạt đạt được mục đích" [28, tr. 102] và "một người không thể bị xử phạt hình sự về nhân thân xấu của họ" [28, tr. 102]. Cho nên, ngay cả trong trường hợp cho rằng bản thân hành vi đua xe trái phép chưa đủ nguy hiểm để quy định là tội phạm thì việc sử dụng dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm cũng là việc không hợp lý. Vì vậy, chúng tôi tán thành sự hợp lý với quan điểm của các tác giả đề tài cho rằng "cần bỏ dấu hiệu đặc điểm xấu về nhân thân người thực hiện hành vi trong cấu thành tội phạm cơ bản tội đua xe trái phép" [67, tr. 48].

Về hành vi đã bị xử lý hành chính, Nghị định số 34/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023