So Sánh Thực Trạng Xét Xử Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Các Tội Phạm Và Các Tội Phạm Thuộc Nhóm Tội Xâm Phạm Sở Hữu

do hành vi không cấu thành tội phạm. Ngoài ra, qua nghiên cứu một số vụ án khác Viện kiểm sát đã tiến hành đình chỉ vụ án đối với một số vụ án mà cơ quan điều tra có sai lầm khi đánh giá về giá trị tài sản chiếm đoạt (như công khai lấy gà đang được các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy do mắc dịch bệnh ở Thường Tín, Hà Nội). Như vậy, rõ ràng xung quanh vấn đề một hành vi có cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhận thức rất khác nhau và không phải lúc nào cũng có thể khẳng định một hành vi có cấu thành tội phạm này hay không.

Thứ tư, số lượng các vụ án Tòa án đưa ra làm án điểm và xét xử lưu động chiếm 2,6 4%, số còn lại, các cấp Tòa án xét xử tại trụ sở. Con số này cho thấy, các cấp Tòa án vẫn chưa thật sự chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phòng ngừa hành vi phạm tội mặc dù hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện rất rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội, cần phải được tuyên truyền, phổ biến nhân rộng trong các tầng lớp nhân dân để mọi người chủ động phòng ngừa, cẩn thận hơn, không tạo ra những điều kiện, hoàn cảnh để người phạm tội lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi phạm tội mới.

c) Về các tình tiết phản ánh trong cấu thành tội phạm

Qua nghiên cứu một số vụ án gần đây của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đăng tải trên Báo Công an nhân dân, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh và một số bài tranh luận đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành Luật (Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ pháp luật) đặc biệt, qua nghiên cứu các vụ án đã được các cấp Tòa án xét xử thời gian qua có thể phân tích, đánh giá và khái quát về một số biểu hiện trong cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về hành vi phạm tội, người phạm tội không chỉ dừng lại ở các hành vi phạm tội truyền thống (lợi dụng thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông…). Hành vi phạm tội có xu hướng biến đổi, phần lớn thường gắn với

các mối quan hệ từ trước giữa người phạm tội và nạn nhân, thường là trước đó chủ tài sản có vay nợ nên sau đó, người phạm tôi đã giữ tài sản để đòi nợ, xiết nợ hoặc sau khi thực hiện hành vi dùng vũ lực, tấn công người khác và lợi dụng lúc nạn nhân không có điều kiện quản lý tài sản mà thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt; trong một số trường hợp, lợi dụng quan hệ với người thân để công nhiên lấy tài sản của người thân đã giao cho người khác quản lý đem bán hoặc người phạm tội lợi dụng sơ hở, nhân lúc người quản lý tài sản không có điều kiện trông coi, quản lý tài sản nên đã công nhiên chiếm đoạt tài sản; gần đây, một số vụ án công nhiên chiếm đoạt tài sản thường gắn với các giao dịch dân sự cụ thể (hợp đồng thuê đất sau đó nảy sinh tranh chấp và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên đất; mượn điện thoại di động sau đó lấy luôn; đi nhờ xe, sau đó tạo hoàn cảnh đặc biệt để chiếm đoạt xe…); có trường hợp, người phạm tội lợi dụng sự cả tin của nạn nhân để ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. Tuy nhiên, một số trường hợp phạm tội, có sự lẫn lộn và đôi lúc rất khó phân biệt giữa hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản với hành vi khách quan của các tội khác như cướp tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản và trộm cắp tài sản:

+ Hành vi lợi dụng ngân hàng nhập nhầm mã tài khoản của người khác vào tài khoản của mình, người phạm tội đã thực hiện hành vi dùng thẻ ATM rút toàn bộ số tiền đó đem đi tiêu sài (lấy tiền của người khác một cách công khai). Khi đánh giá về hành vi này, có ý kiến cho rằng đây là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản (công khai với người xung quanh nhưng lén lút đối với chủ tài sản) và là hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản; có ý kiến khẳng định đây là hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì người phạm tội không có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình, chủ tài sản có đủ điều kiện để kiểm soát tài sản của mình và có thể ngăn cản hành vi phạm tội bất cứ lúc nào.

+ Hành vi chiếm đoạt tài sản là vật đem đi tiêu hủy do mắc dịch bệnh. Về hành vi này, có ý kiến cho rằng đó là tài sản bị chiếm đoạt nên phải trừng phạt, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các hàng hóa, sản phẩm, kể cả động vật đang đem đi tiêu hủy thì tài sản đó không thể là đối tượng tác động của tội

phạm, do đó, người thực hiện hành vi không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

+ Hành vi hỏi mượn, xem tài sản, hoặc đi nhờ phương tiện, sau đó lợi dụng chủ tài sản khó kiểm soát tài sản, người phạm tội bỏ chạy cùng với tài sản hành vi này dễ nhầm lẫn với hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản.

+ Hành vi chiếm đoạt tài sản công khai sau khi đã thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, hành vi này dễ có sự nhầm lẫn giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cướp tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản.

Thứ hai, về hậu quả, phần lớn người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị trên định mức Bộ luật hình sự quy định là tội phạm (từ

500.000 đồng trở lên và từ ngày 01/01/2010 từ 2.000.000 đồng trở lên); rất ít vụ chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới định mức Bộ luật hình sự quy định và nằm trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự. Về giá trị tài sản chiếm đoạt thường không quá lớn nằm trong khoảng dưới 50 triệu đồng; hậu quả gây ra thường không lớn, ít khi thuộc trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

Thứ ba, về điều kiện, hoàn cảnh, công cụ, thủ đoạn phạm tội, người phạm tội thường lợi dụng sự sơ hở của chủ tài sản hoặc do đang ở vào điều kiện đặc biệt nên không có điều kiện quản lý, kiểm soát tài sản (như ngồi tâm sự với bạn gái nhưng để quên chìa khóa xe trong ổ khóa; đang mải nói chuyện với người khác hoặc đang ỏ vào trạng thái hoảng loạn không có điều kiện quản lý tài sản; lợi dụng lúc đông người…); trong một số trường hợp, người phạm tội tự tạo ra hoàn cảnh, đưa chủ tài sản vào hoàn cảnh không có điều kiện ngăn cản để thực hiện hành vi phạm tội (xin đi nhờ xe; hỏi mượn điện thoại; gây ra tai nạn hoặc dùng vũ lực…); công cụ phạm tội thường không được sử dụng; thủ đoạn phạm tội thường là lợi dụng sơ hở, lợi dụng hoàn cảnh của chủ tài sản không thể quản lý được tài sản để thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ tư, về lỗi, động cơ và mục đích, người phạm tội thường thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp; ý thức chiếm đoạt có thể nảy sinh từ trước, nhưng thường thì nảy sinh trong trường hợp người phạm tội phát hiện ra chủ tài sản đang ở vào hoàn cảnh không thể ngăn cản hành vi phạm tội của người phạm tội; mục đích phạm tội là nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản của người khác.

Thứ năm, về chủ thể của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội thường là người đã thành niên, phần lớn trong lứa tuổi từ 20 - 50; hầu hết người phạm tội này đều là nam giới; về đặc điểm nhân thân, đa số là các đối tượng đã từng có tiền án, tiền sự, không có công ăn, việc làm, lười lao động, thích hưởng thụ.

Thứ sáu, về đối tượng tác động của tội phạm là tài sản, thường là Vật nhỏ, có thể giúp người phạm tội dễ tiếp cận, nhanh chóng thoát khỏi sự truy đuổi của nạn nhân trong điều kiện nạn nhân đang trong hoàn cảnh không thể ngăn cản (xe máy, xe đạp hoặc các tài sản khác mà người phạm tội dễ dàng mang đi).

Thứ bảy, về đồng phạm và các giai đoạn thực hiện hành vi phạm tội: đây là tội phạm thường có đồng phạm trong đó vai trò của người chủ mưu không cao mà chủ yếu phụ thuộc vào hành vi của người thực hành; hầu hết các tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thường được thực hiện ở giai đoạn đã hoàn thành.

3.1.2. So sánh thực trạng xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội phạm và các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu

a) Với các tội phạm nói chung

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong năm năm, từ năm 2005 đến hết năm 2009, tổng số các vụ án hình sự đã được các cấp Tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm là 279.591 vụ với 462.160 bị cáo (bình quân mỗi năm xét xử 55.918,2 vụ với 92.432 bị cáo), trung bình mỗi vụ có 1,65 bị cáo.

Nếu so sánh với tổng số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì tỷ lệ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chiếm 0,19% về vụ và 0,20% về bị cáo; xét về tỷ lệ bình quân số lượng bị cáo trong 1 vụ án thì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có tỷ lệ cao hơn (bình quân

1.73 bị cáo/1 vụ án). Số liệu thống kê của từng năm có thể xem tại Bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3: So sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội phạm nói chung và tỷ lệ cụ thể



Năm


Các tội phạm

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Tỷ lệ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản so với các tội phạm

Số vụ

Bị cáo

Số vụ

Bị cáo

Số vụ (%)

Bị cáo (%)

2005

49.935

79.318

90

130

0,18

0,16

2006

55.841

89.839

176

226

0,32

0,25

2007

55.763

92.954

101

212

0,18

0,23

2008

57.619

97.472

86

221

0,15

0,23

2009

60.433

102.577

78

131

0,13

0,13

Tổng số

279.591

462.160

531

920

0,19

0,20

Bình quân

55.918,2

92.432

106,2

184

0,19

0,20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 12

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.


Bảng 3.3 cho thấy, so với mức bình quân của 05 năm, về số vụ, năm 2005, tỷ lệ đó có xu hướng thấp hơn tỷ lệ bình quân; tăng mạnh trong năm 2006, sau đó giảm mạnh trong các năm tiếp theo; năm 2006 chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2009 chiếm tỷ lệ thấp nhất. Về số bị cáo có xu hướng tăng trong năm 2006, giảm nhẹ trong năm 2007 và giữ nguyên không tăng trong năm 2008, sau đó giảm mạnh trong năm 2009; tỷ lệ % số vụ cao hơn tỷ lệ % số bị cáo. Con số này cho thấy, trong cơ cấu tội phạm của một vụ án, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có tỷ lệ người phạm tội cao hơn so với tỷ lệ người phạm tội nói chung.

b) Với các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong năm năm, từ năm 2005 đến hết 2009, tổng số vụ thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu là 119.650 vụ với 193.736 bị cáo, bình quân mỗi năm có 23.930 vụ với 38.747,2 bị cáo (trung bình 1,62 bị cáo/1 vụ án). Nếu so sánh với các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chiếm 0,44% về số vụ và 0,47% về số bị cáo và cao hơn về tỷ lệ bị cáo/1 vụ án; số liệu phân tích cụ thể của từng năm xem bảng thống kê (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: So sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu



Năm


Các tội xâm phạm sở hữu


Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Tỷ lệ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản so với các tội phạm thuộc nhóm

tội xâm phạm sở hữu

Số vụ

Bị cáo

Số vụ

Bị cáo

Số vụ (%)

Bị cáo (%)

2005

21.328

33.440

90

130

0,42

0,39

2006

24.510

38.980

176

226

0,72

0,56

2007

23.327

38.001

101

212

0,43

0,56

2008

25.507

42.068

86

221

0,34

0,53

2009

24.978

41.247

78

131

0,31

0,32

Tổng số

119.650

193.736

531

920

0,44

0,47

Bình quân

23.930

38.747,2

106,2

184

0,44

0,47

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

c) Phân tích, nhận định và so sánh giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu và các tội phạm nói chung

Để có được cái nhìn tổng thể làm cơ sở so sánh, đối chiếu, ta xem Bảng thống kê cụ thể về các tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói riêng với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản tại Phụ lục 3. Qua số liệu thống kê ta có thể phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định như sau:

Thứ nhất, nếu như các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu chiếm tỷ lệ rất lớn về số vụ và số người so với các tội phạm nói chung thì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé về số vụ và số bị cáo so với các tội phạm được đưa ra xét xử trong năm. Trong 05 năm, bình quân các tội xâm phạm sở hữu chiếm 42,79% tổng số vụ án được đưa ra xét xử với 41,92% số bị cáo thì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ chiếm tỷ lệ tương ứng là 0,19% về vụ và 0,20% về bị cáo. Nếu so sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội xâm phạm sở hữu thì tỷ lệ phạm tội của tội phạm này chỉ chiếm 0,42% tổng số vụ và 0,39% về số bị cáo, số liệu này cho thấy, trong nhóm tội xâm phạm sở hữu, tỷ lệ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là rất thấp, nhất là so với các tội trộm cắp tài sản; cướp tài sản; cướp giật tài sản và cưỡng đoạt tài sản (xem phụ lục 4).

Thứ hai, nếu nghiên cứu về tỷ lệ vụ án và bị cáo của các tội xâm phạm sở hữu nói chung trong tương quan với các tội phạm nói chung trong năm năm cho thấy có xu hướng năm tăng, năm giảm (trong khi đó, các tội phạm nói chung lại có xu hướng tăng theo các năm). Năm 2008, tỷ lệ cao nhất, năm 2009, tỷ lệ thấp nhất, bằng cách so sánh cho thấy, năm 2005 thấp hơn mức bình quân và tỷ lệ vụ án và bị cáo tương đối ổn định, sự tăng giảm thường rất nhỏ, không quá lớn, dao động từ 1 - 3%, trong khi đó, tỷ lệ vụ công nhiên chiếm đoạt tài sản lại biến đổi thất thường, có năm tăng rất cao (2006) nhưng có năm lại giảm đi một cách rõ rệt (2009). Điều này cho thấy diễn biến rất phức tạp của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản so với các tội xâm phạm sở hữu nói riêng và các tội phạm nói chung.

Thứ ba, nếu so sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội có tính chất chiếm đoạt khác trong nhóm các tội phạm xâm phạm sở hữu như tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản và tội trộm cắp tài sản cho thấy tỷ lệ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội phạm này là rất nhỏ; trong đó phần lớn là các tội trộm cắp (chiếm 72.03% về vụ và 69,43% về bị cáo); tội cướp giật tài sản (chiếm 11,42% về số vụ và 12,18% về

số bị cáo); tội cướp tài sản (chiếm 9,41% về số vụ và 15,03% về số bị cáo) (xem Phụ lục 4).

3.1.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Những tồn tại, hạn chế

Từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử và định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cho thấy, bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, có sự nhận thức không thống nhất về các quy định của pháp luật hình sự trong thực tiễn áp dụng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Do vậy, trong một số vụ án, rất khó xác định một tội phạm là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác (như các tội: cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản), vì vậy, đứng trước một hành vi phạm tội, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng lại có những nhận thức khác nhau xung quanh việc định tội danh, thậm chí có người đã nhầm lẫn giữa hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản với các hành vi như: cướp giật tài sản; trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản dẫn đến việc xác định tội danh không chính xác hoặc nhầm lẫn.

Thứ hai, trong một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa phân biệt một hành vi đã cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay vi phạm pháp luật khác và không phải bị xử lý về hình sự đã dẫn đến hình sự hóa một số hành vi không phải là tội phạm hoặc bỏ lọt tội phạm, chỉ xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi đáng lẽ ra phải bị xử lý bằng hình sự và áp dụng trách nhiệm hình sự; một số trường hợp, do nhận thức không đúng về các yếu tố định khung hình phạt nên đã áp dụng khung hình phạt cao hơn hoặc nhẹ hơn, vô hình dung đã vi phạm nguyên tắc công bằng trong luật hình sự; xâm phạm và làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân làm suy giảm vai trò điều chỉnh cũng như tính nghiêm minh của pháp luật hình sự.

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023