phạm CNTT là tội phạm có xu hướng và bản chất toàn cầu hóa nên việc ký Công ước Châu Âu là điều tất yếu. Khởi đầu với 26 thành viên, hiện nay, Công ước Châu Âu đã có 48 thành viên tham gia thể hiện sự chung tay, hợp tác giữa các quốc gia trong phòng và chống tội phạm CNTT trên toàn thế giới.
Tóm lại, qua nghiên cứu các quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong BLHS năm 2015 có nhiều điểm giống và khác nhau so với BLHS của một số nước đã nghiên cứu. Với các điểm giống và khác nhau của quy định Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong BLHS Việt Nam so với các quy định tương ứng của BLHS một số nước như đã phân tích nêu trên, điều này sẽ gợi ý những đề xuất hoàn thiện quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã nêu lên được khái niệm các dấu hiệu pháp lý cơ bản, làm rò cấu thành tội phạm của Tội sử dụng mạng máy tính, khách thể tội phạm, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở các yếu tố: khách thể tội phạm, chủ thể tội phạm, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Đây là căn cứ pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự người nào đó có phạm tội Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hay không.
Bên cạnh đó, trong Chương 1, luận văn cũng đã nêu lên được những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thới giới quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, tác giả luận văn cũng đã tiến hành phân biệt giữa 03 tội phạm: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) với Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), BLHS năm 2015 dựa trên các yếu tố: khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của 03 tội trên làm căn cứ để xác định hành vi, thủ đoạn, phương thức chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, những lý luận trên là tiền đề để hiểu thống nhất quy định của pháp luật góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong Chương 2.
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát tình hình xét xử Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, là địa phương đi đầu trong việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển vượt bậc và những tính năng ưu việt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì trên địa bàn thành phố hiện nay lại phát sinh những mặt trái của nền kinh tế số như: các đối tượng phạm tội sử dụng các mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, xâm phạm quyền bảo mật an ninh mạng, môi trường giao dịch thương mại điện tử, ảnh hưởng việc thanh toán tín dụng ngân hàng... gây nhiều thiệt hại về môi trường kinh doanh và tài sản của người dân, tạo sự bất ổn cho nền kinh tế xã hội và quyền sở hữu tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân, làm mất trật tự, trị an trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, không chỉ gia tăng về số lượng, loại tội phạm, người phạm tội mà tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thể hiện bằng nhiều hình thức phạm tội khác nhau, phạm tội có tổ chức, một số vụ mang tính chất xuyên quốc gia, sử dụng công cụ, phương tiện kỹ thuật, khoa học công nghệ hiện đại để thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả của tội phạm gây ra là rất nghiêm trọng, không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tạo tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, sự phát triển của thành phố.
Những năm gần đây, Công an thành phố Hồ Chí Minh phát hiện và triệt phá hàng trăm vụ việc các đối tượng có hành vi vi phạm, sử dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội. Trong đó, các hành vi phạm tội phổ biến là: Lừa đảo trong lĩnh vực thương mại, thanh toán điện tử (lập các website, facebook giả mạo các tổ chức, doanh nghiệp để lừa đảo; mạo danh các tổ chức quản lý thanh toán quốc tế uy tín (VISA, MASTER) để dụ dỗ, lôi kéo người sử dụng nạp mã thẻ rồi chiếm đoạt tài sản; làm thẻ tín dụng giả để chiếm đoạt tài sản...; Hoạt động kinh doanh trái phép sàn vàng tài khoản, ngoại tệ FOREX; lợi dụng dịch vụ OTT (Zalo, Viber, Line, Wechat...), mạng xã hội (Facebook, Twitter...) để lừa đảo dưới hình thức kinh doanh đa cấp, buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng cấm; nhắn tin giả chương trình khuyến mãi của các nhà mạng, tăng gấp nhiều lần so với giá trị nạp thẻ... Đáng lưu ý, đối tượng phạm tội là người nước ngoài (chủ yếu là công dân có quốc tịch Trung Quốc, Đài Loan) có xu hướng tăng lên đáng kể. Thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội thường là nhập cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu theo đường du lịch, mang theo máy móc, thiết bị rồi móc nối với các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có đăng ký máy chấp nhận thanh toán POS, sau đó sử dụng tài khoản thẻ tín dụng trộm cắp của người nước ngoài nạp thông tin vào thẻ trắng rồi thông qua máy chấp nhận thanh toán để tiến hành cà thẻ, thực hiện thanh toán khống; làm giả, sử dụng các thẻ tín dụng giả, thẻ ngân hàng giả đi rút tiền tại các máy ATM hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các địa điểm chấp nhận thanh toán… hoặc làm giả thẻ tín dụng để mua hàng từ nước ngoài rồi chuyển về Việt Nam...
Cũng theo số liệu thống kê, từ 2016 đến 2020, Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều
290) xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kết quả qua hai cấp thụ lý, giải quyết, như sau:
Tổng thụ lý (Số vụ /số bị can) | KT mới | Tạm đình chỉ | Đình chỉ | Truy tố mới | Xét xử | |
Năm 2016 | Thành phố: 24 vụ/22 bị can | 09 vụ án /05 bị can | 06 vụ án /00 bị can | 0 vụ án /0 bị can | 07 vụ án /10 bị can | 13 vụ án /24 bị can |
Quận, huyện: 20 vụ /01 bị can | 09 vụ án /05 bị can | 13 vụ án /00 bị can | 0 vụ án /0 bị can | 02 vụ án /03 bị can | 01 vụ án /01 bị can | |
Năm 2017 | Thành phố: 39 vụ /27 bị can | 09 vụ án /05 bị can | 19 vụ án /02 bị can | 00 vụ án /00 bị can | 04 vụ án /15 bị can | 06 vụ án /15 bị can |
Quận, huyện: 35 vụ /06 bị can | 09 vụ án /05 bị can | 19 vụ án /01 bị can | 00 vụ án /00 bị can | 03 vụ án /04 bị can | 02 vụ án /03 bị can | |
Năm 2018 | Thành phố: 36 vụ /19 bị can | 22 vụ án /09 bị can | 21 vụ án /00 bị can | 00 vụ án /00 bị can | 08 vụ án /13 bị can | 12 vụ án /23 bị can |
Quận, huyện: 90 vụ /50 bị can | 80 vụ án /01 bị can | 70 vụ án /00 bị can | 00 vụ án /00 bị can | 03 vụ án /03 bị can | 04 vụ án /06 bị can | |
Năm 2019 | Thành phố: 24 vụ /12 bị can | 19 vụ án /06 bị can | 06 vụ án /00 bị can | 01 vụ án /01 bị can | 02 vụ án /02 bị can | 02 vụ án /02 bị can |
Quận, huyện: 173 vụ /06 bị can | 155 vụ án /04 bị can | 129 vụ án /00 bị can | 00 vụ án /00 bị can | 04 vụ án /05 bị can | 04 vụ án /05 bị can | |
Năm 2020 | Thành phố: 32 vụ /21 bị can | 13 vụ án /09 bị can | 16 vụ án /01 bị can | 00 vụ án /00 bị can | 03 vụ án /09 bị can | 04 vụ án /04 bị can |
Quận, huyện: 287 vụ /08 bị can | 296 vụ án /02 bị can | 194 vụ án /00 bị can | 00 vụ án /00 bị can | 01 vụ án /01 bị can | 03 vụ án /03 bị can |
Có thể bạn quan tâm!
- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 3
- Chế Tài Xử Phạt Đối Với Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản
- Phạm Tội Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Sau Đây, Thì Bị Phạt Tù Từ Ba Năm Đến Bảy Năm:
- Đối Với Trường Hợp Người Phạm Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Làm Phương Tiện Để Tiếp Cận Người Bị
- Đánh Giá Chung Về Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Hình Sự Về Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm
- Các Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Về Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Như vậy, có thể thấy, tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh luôn có xu hướng tăng qua các năm. Từ đó cho thấy: loại tội phạm này sẽ còn là mối nguy hiểm tiềm ẩn gây mất trị an xã hội trong cộng đồng, không chỉ phát triển trong phạm vi một quận, huyện, thành phố mà loại tội phạm này còn phát triển mang tính xuyên quốc gia. Dự báo trong những năm tới, tình hình tội phạm về công nghệ cao nói chung, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sẽ còn diễn biến phức tạp, có xu hướng phạm tội theo tổ chức, xuyên quốc gia. Các tổ chức tội phạm vẫn tiếp tục hoạt động với những vỏ bọc đa dạng, phương thức hoạt động và hành vi che giấu tội phạm tinh vi, xảo quyệt hơn, gây khó khăn cho công tác phát hiện và điều tra, truy tố, xét xử.
Tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
nêu trên cho thấy yêu cầu từ thực tiễn là tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này và đấu tranh phòng chống.
2.2. Thực tiễn định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Định tội danh là hoạt động nhận thức, áp dụng pháp luật hình sự thực hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội đã xảy ra theo đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Việc định tội danh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Hoạt động định tội danh được thực hiện ở tất cả các giai đoạn tố tụng của vụ án hình sự, từ khi phát hiện tội phạm, khởi tố vụ án cho đến khi xét xử Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm vụ án hình sự. Quá trình định tội danh cần phải xem xét đến tất cả các tình tiết liên quan đến yếu tố cấu thành của tội phạm theo một trình tự nhất định: từ khách thể, mặt khách quan, chủ thể và cuối cùng là mặt chủ quan của tội phạm.
“Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự”. Điều 290 BLHS năm 2015 quy định về tội phạm có tên tội danh là “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tai sản”. Do đó, có thể hiểu định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tai sản như sau: Định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 290 BLHS năm 2015.
Để thực hiện được việc định tội danh được chính xác, trong mỗi giai đoạn tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên thực hiện việc đánh giá, cân nhắc các chứng cứ thu thập được so với hành vi khách quan thực tế và đối chiếu với
các quy định pháp luật hình sự nhằm đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện đúng đắn, đúng người, đúng tội nhằm tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm. Định tội danh là một quá trình phức tạp theo một quy trình nhất định và được thực hiện xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Định tội danh đúng sẽ loại trừ việc kết án vô căn cứ những người có hành vi không nguy hiểm cho xã hội, không trái pháp luật hình sự và tạo tiền đề pháp lý cho việc quyết định hình phạt công bằng đối với những người phạm tội.
Như vậy, định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là việc xác định và ghi nhận và về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi tội phạm cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đã được quy định trong BLHS.
Theo quy định của Điều 290 BLHS năm 2015 thì Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có hành vi khách quan gồm nhiều loại khác nhau được quy định tại 5 điểm (a, b, c, d, đ) khoản 1 Điều 290 BLHS. Do đó việc định tội danh cho mỗi loại hành vi là yếu tố bắt buộc để đảm bảo việc định tội danh đúng.
Thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử người phạm tội quy định tại Điều 290 thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, Tòa án nhân dân một số quận, huyện có cách hiểu khác nhau trong vấn đề định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Tác giả xin trích dẫn nội dung một số vụ án có liên quan xảy ra trên địa bàn và phân tích các quan điểm về định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng và những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử đối với loại tội phạm này.
2.2.1. Đối với trường hợp người phạm tội sử dụng các hành vi khác nhau để có được tài khoản, thẻ ngân hàng, mã truy cập còn phương thức chiếm đoạt tài sản là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
Vụ án điển hình: Khoảng 09 giờ sáng ngày 23/8/2019, bà Phạm Thị T nhận được điện thoại từ số thuê bao 0811250231 gọi đến cho bà T tự xưng là cán bộ Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và thông báo cho bà T biết có liên quan đến vụ án đang bị điều tra và yêu cầu bà T hợp tác. Sau đó, bà T tiếp tục nhận được điện thoại từ số thuê bao 02430000113 tự xưng là cán bộ Công an hình sự của Bộ Công an và thông báo bà T đang liên quan đến vụ mua bán trái phép chất ma túy đã bắt giữ đối tượng và đối tượng phạm tội có chuyển tiền vào tài khoản của bà T số tiền 5,6 tỷ đồng, mỗi lần giao dịch bà T được hưởng 20% tiền hoa hồng. Tiếp đến, đối tượng tự xưng là Công an yêu cầu bà T cung cấp số CMND, tên, tuổi, địa chỉ và các thành viên trong gia đình thì bà T đồng ý cung cấp. Khi bà T nói không liên quan gì đến vụ án ma túy thì đối tượng yêu cầu chụp hình sổ tiết kiệm của bà T rồi truy cập vào mạng xã hội Zalo gửi hình vào tài khoản tên “Cục CSHS - Bộ Công an - Phòng PC45” để Công an điều tra. Đến 13h30 phút cùng ngày, bà T tiếp tục nhận được điện thoại từ số thuê bao 02430000113 và yêu cầu bà T đến ngân hàng rút tiền từ sổ tiết kiệm chuyển vào tài khoản cá nhân của bà T, để kiểm tra thì bà T đến ngân hàng Sacombank chuyển số tiền có trong sổ tiết kiệm của bà T là 9.000.000.000 (09 tỷ đồng) vào tài khoản cá nhân số 050020368826 của bà T. Khi chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, bà T yêu cầu ngân hàng khóa tài khoản, không cho phép thực hiện giao dịch. Ngay sau đó, số thuê bao 02430000113 lại gọi điện thoại tiếp tục yêu cầu bà T mở khóa tài khoản ngân hàng để thực hiện việc kiểm tra thì bà T đồng ý và yêu cầu ngân hàng mở khóa tài khoản. Sau khi có được thông tin cá nhân và thông tin tài khoản ngân hàng Sacombank của bà Phạm Thị T, thì đối tượng tiếp tục yêu cầu bà T cung cấp mã số OTP gửi đến số điện thoại của bà T nhưng bà T không cung cấp, vì biết đó là mã số xác nhận chuyển tiền đi khi thực hiện giao dịch ngân hàng trực tuyến (Internet Banking). Do không lấy được mã số OTP, các đối tượng lại yêu cầu bà T cung cấp dãy số do ngân hàng Sacombank gửi tin nhắn đến, bà T không biết mã số gửi đến là để đăng ký ứng dụng Sacombank Msign là ứng dụng xác nhận