dàng. Tuy nhiên, đối với một số tài sản khác như vật, phương tiện giao thông, các vật có giá khác như xe máy, xe đạp, đồng hồ, máy móc đã qua sử dụng thì không phải lúc nào cũng có thể xác định được chính xác giá trị của tài sản bị chiếm đoạt bởi lẽ: 1) Chủ tài sản thường không có giấy tờ chứng minh, biên lai mua hàng hóa hoặc do thời gian đã quá lâu nên không nhớ chính xác giá trị của tài sản bị chiếm đoạt; 2) Tài sản mà chủ tài sản có được là do tặng cho, thừa kế, nhận giải thưởng; tài sản hiện không còn nguyên trạng do đã được sửa chữa hoặc được đưa vào sử dụng trong một thời gian dài. Như vậy, để có đủ cơ sở pháp lý xác định chính xác hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của một người có phạm tội hay không phải định giá được giá trị tài sản, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải có cơ quan chuyên môn có chức năng thẩm định giá trị của các tài sản bị chiếm đoạt để làm cơ sở xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong khi đó, vấn đề định giá tài sản trước đây chỉ được tiến hành với tài sản đã bị kê biên để bảo đảm thi hành án mà các đương sự không thỏa thuận được giá cả hoặc việc định giá khó khăn, đối với các tài sản khác, việc định giá là rất khó khăn mặc dù Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản đã có nhiều điểm mới về bán đấu giá tài sản nhưng việc định giá đối với các tài sản là đối tượng của hành vi chiếm đoạt tài sản hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Yêu cầu tất yếu đặc ra là phải sớm xác định cơ quan có thẩm quyền định giá; trình tự, thủ tục định giá, giá trị pháp lý của việc định giá tài sản, xử lý các vấn đề khác phát sinh từ hoạt động định giá tài sản trong trường hợp người gây ra thiệt hại không đồng ý với kết quả định giá.
Trường hợp thứ hai, phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là trường hợp người phạm tội một lần thực hiện hành vi (vi phạm) là công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hậu quả mà hành vi vi phạm đó gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng. Hậu quả có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội). Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra - phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả. Vì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt nên việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Do vậy, hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Công an thì để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng về nguyên tắc phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và các các thiệt hại phi vật chất). Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng: a) Làm chết một người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100% nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b và c trên đây; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự an toàn xã hội… Trong các trường hợp này phải tùy thuộc vào từng trường hợp
cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt dưới 500.000 đồng (kể từ ngày 01/01/2010 là dưới hai triệu đồng
- Tác giả luận văn) nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự nếu không có tình tiết định khung hình phạt khác 38.
Trường hợp thứ ba, phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm. Đây là trường hợp trước đó đã có lần công nhiên chiếm đoạt tài sản và bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính nay lại có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng. Để truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này cần có hai điều kiện cần và đủ sau đây:
Một là, đã bị xử lý hành chính, một người bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt", nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; b) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân; c) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền. Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý là hết thời hạn do pháp luật, Điều lệnh hoặc Điều lệ quy định (theo Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp "cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt vi phạm hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính"). Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về
thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là một năm, kể từ ngày bị xử lý;
Hai là, hành vi đã bị xử lý hành chính là một trong các hành vi chiếm đoạt sau đây: a) Hành vi cướp tài sản; b) Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; c) Hành vi cưỡng đoạt tài sản; d) Hành vi cướp giật tài sản; đ) Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản; e) Hành vi trộm cắp tài sản; g) Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; h) Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; i) Hành vi tham ô tài sản; k) Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Mặt Khách Quan Của Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản
- Chủ Thể Của Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản
- Đường Lối Xử Lý Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Luật Hình Sự Việt Nam
- Phân Biệt Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Một Số Tội Phạm Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 1999
- Phân Biệt Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Tội Cưỡng Đoạt
- Phân Biệt Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Tội Trộm Cắp
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Trường hợp thứ tư, phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản do có hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện để công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Đây là trường hợp trước đó đã có lần chiếm đoạt tài sản và bị kết án, nhưng chưa được xóa án tích nay lại có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng. Để truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này cần có hai điều kiện cần và đủ sau đây:
Một là, đã bị kết án về tội chiếm đoạt. Bị coi là "đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản" nếu trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau đây: a) Tội cướp tài sản; b) Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; c) Tội cưỡng đoạt tài sản; d) Tội cướp giật tài sản; đ) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; e) Tội trộm cắp tài sản; g) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; h) Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; i) Tội tham ô tài sản; k) Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 38.
Hai là, chưa được xóa án tích. Việc xóa án tích được căn cứ vào quy định tại Chương IX Bộ luật hình sự, cụ thể: Người bị kết án về một trong các tội (Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Tội trộm cắp tài sản; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản; Tội tham ô tài sản; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản) được coi là đã xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây mà không cần phải có quyết định của Tòa án: a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) Ba năm trong trường hợp hình phạt tù đến ba năm; c) Năm năm trong trường hợp hình phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm. Còn người bị kết án về một trong các tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật hình sự chỉ được coi là đã được xóa án tích khi có quyết định của Tòa án.
Do khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng vì có mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù, nên đối với người phạm tội dưới 16 tuổi mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự thì không truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự, Tòa án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự (từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu các tình tiết khác như nhau thì mức hình phạt đối với người phạm tội phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
1) Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có ít hoặc không có tình tiết tăng nặng.
2) Người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ phải bị phạt nặng hơn người có ít tình tiết giảm nhẹ;
3) Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ được phạt nhẹ hơn người có ít tình tiết giảm nhẹ;
4) Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản phải bị phạt nặng hơn người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản; tài sản bị chiếm đoạt càng nhiều, hình phạt càng nặng;
5) Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt có thể được áp dụng dưới sáu tháng tù (nhưng không được dưới ba tháng tù) hoặc được chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn; nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì được hưởng án treo.
2.1.2. Các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt
a) Công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự
Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự, công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 1) Hành hung để tẩu thoát; 2) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; 3) Tái phạm nguy hiểm; 4) Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Hành hung để tẩu thoát: Đây là trường hợp sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt, nên đã có hành vi dùng vũ lực đối với chủ sở hữu hoặc những người khác, nhưng hành vi dùng vũ lực chưa gây ra thương tích hoặc nếu đã gây ra thương tích thì tỷ lệ thương tật chưa đến 11%, nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, thì tùy thuộc vào mức tỷ lệ thương tật mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự. Khi xác định trường hợp phạm tội này, cần phân biệt với người phạm tội hành hung không nhằm mục đích tẩu thoát mà nhằm giữ bằng được tài sản. Nếu người phạm tội sau khi chiếm đoạt được tài sản, bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt nhưng cố tình giữ tài sản bằng cách hành hung người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản (sự chuyển hóa từ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản).
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng: Đây là trường hợp người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. Việc xác
định giá trị tài sản là căn cứ vào giá trị thị trường tại thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội, trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải tổ chức trưng cầu giám định (định giá đối với tài sản).
Mặc dù điều luật chỉ quy định chiếm đoạt tài sản nhưng không vì thế mà cho rằng, người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản trị giá từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng mới thuộc trường hợp này, mà chỉ cần xác định người phạm tội có ý định công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc.
- Tái phạm nguy hiểm: Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 thì tái phạm nguy hiểm là những trường hợp sau đây: 1) Đã bị kết án tích về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; 2) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.
- Gây hậu quả nghiêm trọng: Đây là trường hợp do thực hiện hành vi phạm tội mà đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại hoặc cho xã hội. Theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Công an thì các trường hợp sau được coi là gây hậu quả nghiêm trọng: a) Làm chết một người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100% nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b và c; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu
đồng đến dưới 500 triệu đồng. Ngoài thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự an toàn xã hội… 38.
Khi quyết định hình phạt đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự cần chú ý một số điểm sau đây:
1) Nếu người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng thì Tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới hai năm tù) nhưng không được dưới 6 tháng tù.
2) Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau thì vận dụng nguyên tắc:
- Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự;
- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ;
- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng;
- Thiệt hại về tài sản, tinh thần càng lớn, hình phạt càng nặng và ngược lại;
- Người phạm tội bồi thường được càng nhiều tài sản bị chiếm đoạt thì mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội chưa bồi thường hoặc chỉ bồi thường không đáng kể.
.....