Thực Trạng Xét Xử Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản

phạm này mà đủ yếu tố cấu thành hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


1. Đường lối xử lý tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được xác định ngay trong các quy định của Bộ luật hình sự và qua thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử; thể hiện đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta và yêu cầu của thực tiễn công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói riêng nhằm bảo vệ các quan hệ sở hữu; duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong từng thời kỳ, do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và tình hình, diễn biến của tội phạm khác nhau nên đường lối xử lý hình sự đối với tội phạm này cũng có những thay đổi, tuy nhiên, đường lối xử lý đó luôn nhất quán, bảo đảm tính khách quan, công bằng, chính xác và đúng pháp luật.

2. Qua thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử cho thấy mặc dù về mặt lý luận, các dấu hiệu đặc trưng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đã được làm rõ, được nhiều nhà lập pháp, nhà hình sự học, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật thừa nhận, nhưng trong thực tiễn áp dụng, không phải lúc nào cũng có thể xác định được, vì thế, vẫn còn có những nhận định, đánh giá khác nhau xung quanh việc xác định một hành vi có phải là công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không. Trong nhiều trường hợp, đứng trước một hành vi phạm tội, không phải lúc nào các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cũng có thể phân biệt được giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với các tội phạm có cùng tính chất chiếm đoạt trong nhóm tội xâm phạm sở hữu như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, vì thế, việc nhận thức khác nhau trong việc áp dụng pháp luật hình sự đối với một hành vi phạm tội cũng là điều dễ hiểu, nhưng qua đó cũng thấy được những hạn chế trong pháp luật hình sự, tạo ra sự không minh bạch trong việc áp dụng pháp luật hình sự.

3. Thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử đòi hỏi phải tiếp tục có những tổng kết, đánh giá về thực trạng pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nói riêng cũng như phát hiện những vướng mắc, bất cập, sự thay đổi của tình hình, diễn biến, động thái của tình hình tội phạm để qua đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự cũng như đường lối xử lý về hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản,, bảo đảm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Chương 3

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN


3.1. THỰC TRẠNG XÉT XỬ TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN


Để đánh giá đúng thực trạng xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cần phải phân tích, đánh giá qua thực tiễn xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong từng năm và cả giai đoạn và so sánh với thực trạng xét xử các tội phạm nói chung và các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng để rút ra những nhận định, đánh giá về diễn biến của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

3.1.1. Thực tiễn xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

a) Số án sơ thẩm phải giải quyết hằng năm của các cấp Tòa án

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong năm năm, từ năm 2005 đến hết năm 2009, tổng số vụ công nhiên chiếm đoạt tài sản trên toàn quốc đã được các cấp tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm là 531 vụ với 929 bị cáo (bình quân 1 vụ có 1,72 bị cáo); trung bình mỗi năm xét xử sơ thẩm 106,2 vụ với 184 đối tượng. Trong số đó, thụ lý mới 518 vụ với 879 bị cáo (bình quân 1 vụ có 1,70 bị cáo); trung bình mỗi năm thụ lý mới 103,6 vụ với 175,8 bị cáo; số cũ của năm trước chuyển sang năm sau là 13 vụ với 41 bị cáo, bình quân 1 năm số cũ còn lại là 2,6 vụ với 8,2 bị cáo (trung bình 3,15 bị cáo/1 vụ) (xem Phụ lục 1).

Để có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá đúng đắn và đầy đủ về thực tiễn xét xử và diễn biến của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, có thể phân tích, đối chiếu và so sánh qua bảng số liệu thống kế dưới đây (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Số án phải giải quyết hằng năm



Năm

Cũ còn lại

Mới thụ lý

Tổng cộng

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Bình quân bị cáo/1vụ

Vụ

Bị cáo

Bình quân bị cáo/1 vụ

2005

5

9

85

121

1,42

90

130

1,44

2006

-5

-13

181

239

1,32

176

226

1,28

2007

1

5

100

207

2,07

101

212

2,10

2008

7

34

79

187

2,37

86

221

2,57

2009

5

6

73

125

1,71

78

131

1,68

Tổng số

13

41

518

879

1,70

531

920

1,73

Bình quân

2,6

8,2

103,6

175,8

1,70

106,2

184

1,73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 11

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.


Nhìn vào thực trạng số án giải quyết hằng năm trên đây có thể đưa ra một số đáng giá và nhận xét sau về diễn biến của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

Thứ nhất, số vụ án và số bị can thụ lý mới hằng năm có xu hướng tăng trong hai năm đầu (năm 2006 tăng so với năm 2007) và sau đó có xu hướng giảm dần trong 03 năm tiếp theo. Về tỷ lệ bị cáo/1 vụ có xu hướng giảm trong hai năm đầu của giai đoạn nghiên cứu và tăng nhanh trong hai năm tiếp theo (năm 2007 và năm 2008) và giảm trong năm 2009. Nếu so với số vụ án và số bị cáo xét xử bình quân hằng năm thì năm 2006 có giảm so với năm 2005 nhưng lại tăng nhanh trong hai năm 2007 và năm 2008 và giảm mạnh trong năm 2009. Tình trạng này cho thấy tội công nhiên chiếm đoạt tài sản diễn biến rất phức tạp, không hoàn toàn tăng mà cũng không có xu hướng giảm trong cả giai đoạn mà có lúc tăng nhanh nhưng cũng có lúc giảm mạnh; ngoài ra, cũng có thể do các cơ quan bảo vệ pháp luật đã làm tốt công tác phòng ngừa và bản thân chủ tài sản cũng đã nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trong quản lý tài sản, không để rơi vào những điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt để người phạm tội lợi dụng, có cơ hội để thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ hai, nếu so sánh số vụ và số bị cáo thụ lý mới từng năm với mức bình quân trong năm năm cho thấy năm 2006 tỷ lệ vụ và bị cáo lớn nhất, năm 2009 thấp nhất. Nếu xét về mức bình quân bị cáo/1 vụ án thì năm 2008 có tỷ lệ cao nhất, năm 2006 có tỷ lệ thấp nhất; tỷ lệ này có xu hướng giảm trong năm 2006 nhưng tăng mạnh trong hai năm 2007 và 2008 và giảm mạnh trong năm 2009. Với mức bình quân 1,73 bị cáo/1 vụ án cho thấy thường thì trong 1 vụ án có trên 1 bị cáo và như thế có thể thấy rằng tỷ lệ án có đồng phạm là tương đối phổ biến;

Thứ ba, tỷ lệ xét xử sơ thẩm của năm trước chuyển sang năm sau vẫn còn lớn, bình quân mỗi năm 2,6 vụ với 8,2 bị cáo (trung bình 3,15 bị cáo/1 vụ), trong đó, nhiều nhất là năm 2008 (với 7 vụ và 34 bị cáo); ít nhất là năm 2007 (với 1 vụ và 5 bị cáo); năm 2005 xét xử vượt mức kế hoạch của năm 2006. Con số này cho thấy phần lớn các vụ án chuyển từ năm trước sang năm sau là các vụ việc phức tạp, có nhiều bị cáo phạm tội trong một vụ án (năm 2007 chỉ có 01 vụ nhưng có tới 05 bị cáo; năm 2008 7 vụ với 34 bị cáo, bình quân 1 vụ/5 bị cáo);

Thứ tư, nếu so sánh có tỷ lệ vụ và bị cáo trong năm 2009 - năm cuối của giai đoạn nghiên cứu với năm 2005 - năm đầu của giai đoạn nghiên cứu thì số vụ có giảm nhưng số bị cáo và tỷ lệ bình quân bị cáo/1 vụ án lại có xu hướng tăng, do vậy, có thể thấy tội phạm này có xu hướng tăng nhanh về số lượng người phạm tội trong một vụ án.

Ngoài giai đoạn nghiên cứu trên đây, qua nghiên cứu các số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao còn cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2009 (từ 01/01 đến 31/7/2009), tổng số vụ án đã xét xử sơ thẩm là 38 vụ và 68 bị cáo (trung bình 1,79 bị cáo/1 vụ) thì cũng trong giai đoạn này của năm 2010 (từ 01/01-31/7/2010), tổng số vụ án đã xét xử sơ thẩm là 26 vụ với 42 bị cáo (bình quân 1,62 bị cáo/1 vụ). Thực trạng này cho thấy số lượng vụ và bị cáo phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có xu hướng giảm mạnh cả về số vụ

và số bị can cũng như tỷ lệ người phạm tội trong 1 vụ án. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh hết thực trạng diễn biến của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với lý do từ ngày 01/01/2010, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã nâng mức tài sản phạm tội từ 500.000 đồng theo Bộ luật hình sự năm 1999 lên 2.000.000 đồng nên một số hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản mà giá trị của tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng và người phạm tội không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự thì không phải là tội phạm. Ngoài ra, theo Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự thì một số hành vi trước đây là tội phạm thì nay theo quy định của Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi sẽ không coi là tội phạm và nếu đang ở trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì sẽ không bị xử lý về hình sự.

b) Số án đã giải quyết

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong năm năm, Tòa án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử sơ thẩm 426 vụ với 695 bị cáo - bình quân mỗi năm đưa ra xét xử sơ thẩm 85,2 vụ với 139 bị cáo (trung bình 1,63 bị cáo/1 vụ), còn lại 42 vụ với 90 bị cáo - bình quân 8,4 vụ với 18 bị cáo (trung bình 2,14 bị cáo/1 vụ). Các cấp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ xét xử 05 vụ với 7 bị cáo (trung bình 1,4 bị cáo/1 vụ) - bình quân mỗi năm 1 vụ với 1,4 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân để tiến hành điều tra lại 58 vụ với 128 bị cáo và bình quân trong 05 năm là 11,6 vụ với 25,6 bị cáo (trung bình 2,21 bị cáo/ 1 vụ án); trong số đó, án điểm, xét xử lưu động là 14 vụ (bình quân mỗi năm 2,8 vụ) số còn lại được tiến hành xét xử tại trụ sở của Tòa án (xem Phụ lục 1).

Để có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá đúng đắn và đầy đủ về thực trạng số án đã giải quyết của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, có thể phân tích, đối chiếu và so sánh qua bảng số liệu thống kế dưới đây (Bảng 3.2):

Bảng 3.2: Phân tích số án đã giải quyết



Năm

Tổng số án phải giải quyết

Đình chỉ xét xử

Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát


Xét xử

Số vụ án còn lại


Vụ


Bị cáo


Vụ


Bị cáo


Vụ


Bị cáo


Vụ


Bị cáo

Án điểm, lưu động


Vụ


Bị cáo

2005

90

130

0

1

9

11

74

106

0

7

12

2006

176

226

2

3

19

22

153

198

0

2

3

2007

101

212

0

0

15

54

70

108

3

16

50

2008

86

221

1

1

6

20

69

185

9

10

15

2009

78

131

2

2

9

21

60

98

2

7

10

Tổng số

531

920

5

7

58

128

426

695

14

42

90

Bình quân

106,2

184

1

1,4

11,6

25,6

85,2

139

2,8

8,4

18

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.


Nhìn vào Bảng 3.2 trên đây, có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá khái quát như sau về quá trình giải quyết án:

Thứ nhất, nếu so sánh với tổng số lượng án và bị cáo phải giải quyết trong năm năm cho thấy tỷ lệ án đã xét xử hằng năm đạt 83,4% về vụ và 75,54% về số bị cáo; số lượng án còn lại chưa đưa ra xét xử là 8,19% về vụ và 9,8% về số bị cáo. Tỷ lệ này cho thấy % về vụ cao hơn % về bị cáo chứng tỏ số vụ án chưa được đưa ra xét xử sơ thẩm phần lớn là án có nhiều bị can, bị cáo; hơn nữa, các cấp Tòa án cũng rất khó khăn trong việc tuân thủ thời gian và bảo đảm về nguồn lực cho công tác xét xử án sơ thẩm đối với tội phạm này.

Thứ hai, số vụ và bị cáo phải trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ 10,92 % về vụ và 13,91% về bị cáo. Theo Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong các trường hợp: 1) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

2) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác; 3) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Qua nghiên cứu các vụ án mà Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung cho thấy việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung thường có trong cả ba trường hợp nêu trên, trong đó trường hợp có căn cứ khẳng định bị cáo phạm một tội khác và có đồng phạm khác thường nhiều hơn các trường hợp còn lại. Thực trạng này cho thấy quá trình điều tra, truy tố của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát còn chưa nhận thức, chưa phân biệt đầy đủ về cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; một số hoạt động điều tra, truy tố còn bảo đảm, chưa có đầy đủ chứng cứ, nhất là các chứng cứ quan trọng để buộc tội một người có phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không mà các chứng cứ này, Tòa án không thể bổ sung được trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Ngoài ra, tỷ lệ trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung cũng rất có ý nghĩa trong việc chứng minh cho nhận định, xung quanh nhận thức về cấu thành cơ bản của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn có rất nhiều các ý kiến khác nhau, và nhiều khi không có sự thống nhất trong nhận định, đánh giá về cấu thành tội phạm này cũng như áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự để điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm này.

Thứ ba, số vụ án Tòa án đình chỉ xét xử chiếm 0,94% về vụ và 0,76% về bị cáo. Theo Điều 180 Bộ luật tố tụng hình sự thì đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, các Tòa án thường đình chỉ xét xử vụ án khi nằm trong các trường hợp 1) người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 2) Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; 3) Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; 4) Tội phạm đã được đại xá; 5) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác và

6) Viện kiểm sát nhân dân rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Qua nghiên cứu 01 vụ án do Tòa án đình chỉ xét xử cho thấy thuộc trường hợp Viện kiểm sát nhân dân rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí