Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 2

chiến đoạt tài sản qua phân tích, đánh giá, nhận định về một số hành vi phạm tội có tính chất chiếm đoạt, ngoài ra còn phải kể đến một số luận văn tốt nghiệp Đại học Luật nghiên cứu về tội này như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự 1999 - những vấn đề lý luận và thực tiễn, của Đặng Đình Chung, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001 và một số luận văn cử nhân, thạc sĩ luật khác.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề pháp lý, lý luận và thực tiễn định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và thực tiễn định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ luật học, phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, đường lối xử lý và những vấn đề liên quan đến định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản những năm gần đây với tư cách là một tội phạm trong chương các tội phạm xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999 mà chưa có điều kiện nghiên cứu, phân tích từ góc độ tội phạm học.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của luận văn là nghiên cứu toàn diện, có hệ thống những vấn đề về lập pháp, lý luận và thực tiễn định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở đó, dựa vào quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách hình sự về đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu, luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung mới đối với tội phạm này từ yêu cầu của thực tiễn đất nước hiện nay.

Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:

- Phân tích các căn cứ về mặt lập pháp, lý luận và thực tiễn định tội danh, bản chất, dấu hiệu pháp lý của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, đường lối xử lý hình sự có so sánh với một số tội phạm theo Bộ luật hình sự 1999.

- Phân tích lịch sử lập pháp hình sự, đường lối xử lý và thực tiễn định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam.

- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số kiến nghị, đề xuất dưới góc độ hoàn thiện pháp luật hình sự, đường lối xử lý cũng như định tội danh đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trước yêu cầu mới.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 2

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các phương pháp của khoa học luật hình sự, tội phạm học, thống kê tư pháp, khoa học lịch sử, so sánh kết hợp với phân tích xã hội học, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp quy nạp, diễn dịch được sử dụng linh hoạt trong nghiên cứu.

6. Những đóng góp mới của đề tài

Luận văn được hoàn thành sẽ là chuyên khảo khoa học trình bày tương đối toàn diện, có hệ thống về căn cứ lập pháp hình sự, các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, có đóng góp mới sau đây:

Một là, phân tích căn cứ pháp lý, giải quyết những vấn đề lý luận về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về tội phạm đối với các tội phạm cụ thể trong luật hình sự Việt Nam, nhất là các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.

Hai là, phân tích, đánh giá lịch sử lập pháp hình sự đối với tội công nhiên chiếm đoạt, đường lối xử lý và thực tiễn định tội danh đối với tội phạm này.

Ba là, đề xuất các phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự, đường lối xử lý hình sự và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Chương 2: Đường lối xử lý tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và phân biệt với một số tội phạm khác

Chương 3: Thực trạng, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Chương 1

KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ

CỦA TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN


1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP CỦA TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một trong số các tội xâm phạm sở hữu, lần đầu tiên được quy định trong một điều luật độc lập (Điều 137) của Bộ luật hình sự năm 1999 trên cơ sở tách tội cướp giật và tội công nhiên chiếm đoạt được quy định tại Điều 131 (Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa) và Điều 154 (Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân) theo Bộ luật hình sự năm 1985. Do Điều 137 Bộ luật hình sự không mô tả hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản mà chỉ nêu tội danh nên vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu, làm rõ khái niệm của tội phạm này để từ đó, đi sâu phân tích những đặc trưng, đánh giá thực tiễn, đường lối xử lý, định tội danh và đề xuất giải pháp hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

1.1.1. Khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Để hiểu khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cần phân tích và làm rõ các khái niệm "tài sản"; "chiếm đoạt tài sản", "công nhiên chiếm đoạt tài sản" từ góc độ Luật hình sự, trên cơ sở đó, phân tích, đưa ra những đặc trưng thuộc về nội hàm khái niệm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Khái niệm "tài sản", nghĩa Hán - Việt là khái niệm dùng để "chỉ chung tiền bạc, của cải" 16, tr. 622; "tiền của, của cải nói chung" 9, tr. 734, 17, tr. 602; là "của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng" 47, tr. 1483. Theo Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005, tài sản được hiểu bao gồm "vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản", trong đó quyền tài sản là "quyền trị giá được bằng tiền

và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ" (Điều 181).

Tuy nhiên, từ góc độ luật hình sự, đối với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt tài sản trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, không phải lúc nào tài sản theo quan niệm của Bộ luật dân sự cũng được coi là đối tượng của tội phạm này bởi lẽ không phải tài sản nào người phạm tội cũng có thể công nhiên lấy được từ chủ tài sản, ví dụ như các quyền tài sản. Đây là một dạng tài sản vô hình, không nhìn thấy được, nó gắn liền với quyền nhân thân và cố định với một chủ thể cụ thể được pháp luật công nhận, do đó, nó không thể bị dịch chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi người khác được, vì về mặt pháp lý "quyền tài sản" phải được pháp luật thừa nhận thì mới có giá trị. Ví dụ: Quyền của chủ nợ, quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá… Những quyền này gắn liền với nhân thân của một chủ thể xác định. Mọi trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này đều tuân theo quy định của pháp luật, do đó, tội phạm không thể chiếm đoạt được "loại tài sản này" nên nó không thể là đối tượng tác động của tội "công nhiên chiếm đoạt tài sản". Ngoài ra, một số tài sản khác là bất động sản có tính chất vật lý cố định; một số loại tài sản chưa xác định được chủ sở hữu hoặc tài sản không có giá trị sử dụng, một số loại giấy tờ có giá và một số loại tài sản có tính chất và công dụng đặc biệt cũng không thể là đối tượng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Khái niệm "chiếm đoạt", theo nghĩa Hán - Việt, "Chiếm" là "lấy làm của mình"; "chiếm đoạt" là "dùng sức mạnh, thế lực mà lấy làm của mình" 9, tr. 142,

16, tr. 140; chiếm là: "giữ lấy làm của mình", đoạt là cướp lấy, chiếm đoạt là "cướp lấy bằng võ lực hay quyền thế" 9, tr. 142, 17, tr. 108; chiếm đoạt còn được hiểu là "chiếm của người khác bằng cách dựa vào quyền hành, sức mạnh vũ lực" 47, tr. 1483. Dưới góc độ pháp luật hình sự "chiếm đoạt tài sản" là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình 39, tr. 366 hoặc "hành vi cố ý chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc của một

nhóm người hoặc cho người khác mà mình quan tâm" 3, tr. 230. Ở đây, khái niệm "quản lý" có thể hiểu là "trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì" 47, tr. 1363, "chủ tài sản" được hiểu bao gồm chủ sở hữu tài sản hoặc người được giao quản lý tài sản đó (thông qua giao dịch dân sự hoặc theo quy định của pháp luật được giao nhiệm vụ quản lý tài sản). Hành vi chiếm đoạt tài sản có đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, xét về mặt khách quan, hành vi chiếm đoạt là hành vi làm cho chủ tài sản (người là chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền quản lý tài sản) mất hẳn khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trái pháp luật tài sản đó. Như vậy, chiếm đoạt xét về mặt thực tế là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản đó, quá trình này xét về mặt pháp lý không làm cho chủ sở hữu mất quyền sở hữu của mình mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các quyền cụ thể của quyền sở hữu. Hành vi chiếm đoạt được thể hiện dưới những dạng hành vi cụ thể khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể giữa người chiếm đoạt với tài sản chiếm đoạt cũng như vào hình thức chiếm đoạt cụ thể.

Thứ hai, tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt đòi hỏi phải có đặc điểm là còn nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lý, kiểm soát của chủ tài sản. Nếu tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu, sự quản lý, kiểm soát của chủ tài sản (bị thất lạc) thì không còn là đối tượng của hành vi chiếm đoạt. Chỉ khi tài sản còn đang do chủ tài sản chiếm hữu thì mới có thể nói đến hành vi chiếm đoạt, mới nói đến hành vi làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản.

Thứ ba, xét về mặt chủ quan, chiếm đoạt là hành vi được người phạm tội thực hiện có chủ đích nên lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản

đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Những trường hợp lầm tưởng là tài sản của mình hoặc tài sản không có người quản lý đều không phải là trường hợp có hành vi chiếm đoạt.

Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là bắt đầu khi người phạm tội bắt đầu thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản, để tạo khả năng đó cho mình. Khi người phạm tội đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt thì lúc đó hành vi chiếm đoạt được coi là đã hoàn thành, người phạm tội coi là đã chiếm đoạt được tài sản. Dấu hiệu chiếm đoạt có thể là mục đích chiếm đoạt, là hành vi chiếm đoạt hoặc là chiếm đoạt được.

Khái niệm "công nhiên", theo nghĩa Hán - Việt được giải thích là "rõ ràng như vậy, ai cũng thấy"; thuật ngữ "công khai" được hiểu là "mở chung cho mọi người cùng thấy, không dấu diếm" 16, tr. 114; "công nhiên" còn được giải thích là "một cách công khai, rõ ràng, không giấu giếm" 47, tr. 457; "đường hoàng trước mặt mọi người" 17, tr. 143; "rõ ràng, ai cũng có thể thấy" - đồng nghĩa với từ "đàng hoàng - một cách ung dung" và trái nghĩa với từ "lén lút- cố ý dấu diếm, vụng trộm, không để lộ ra do có ý gian" 9, tr. 182; 242; 467.

Khái niệm "công nhiên chiếm đoạt tài sản" được hiểu là "ngang nhiên chiếm đoạt tài sản do người khác giữ mà không chạy trốn" 43, tr. 198; "là lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ" 39, tr. 381. Về lý luận, "công nhiên chiếm đoạt tài sản" được hiểu là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản", đó là "hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai" 25, tr. 175. Dưới góc độ khoa học pháp lý, công nhiên chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng chủ tài sản không có điều kiện bảo vệ tài sản hoặc ngăn cản hành vi phạm tội mà chiếm đoạt tài sản của họ" 3, tr. 260.

Như vậy, công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện có tính chất công khai, lợi dụng tình trạng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt tài sản. Tính chất công khai thể hiện ở chỗ, người thực hiện hành vi phạm tội không cần và không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản, họ cũng không phải đối phó với bất kỳ sự phản ứng nào của chủ tài sản vì lý do chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản do đang ở trong hoàn cảnh không thể ngăn cản hành vi phạm tội.

Khái niệm tội phạm, theo Điều 8 Bộ luật hình sự:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa 28, tr. 46.

Từ góc độ khoa học luật hình sự, tội phạm được định nghĩa là "hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt" 39, tr. 33; "là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự (tức là hành vi bị luật hình sự cấm), do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý)" 3, tr. 297. Theo tác giả luận văn, tội phạm có 5 dấu hiệu đặc trưng:

1) Tính nguy hiểm cho xã hội; 2) Tính trái pháp luật hình sự; 3) Tính có năng lực trách nhiệm hình sự; 4) Tính đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 5) Tính có lỗi. Với cách tiếp cận đó, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có 5 đặc trưng cơ bản: 1) Đó là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho

Ngày đăng: 07/12/2023