Tăng Cường Hướng Dẫn, Giải Thích Những Quy Định Của Bộ Luật

25/12/2001 của liên tịch Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Công an theo hướng làm rõ các nội dung như: khái niệm tài sản là đối tượng tác động của tội phạm, khái niệm chiếm đoạt tài sản; hành vi chiếm đoạt tài sản; khái niệm chủ tài sản; khái niệm của từng tội danh tương ứng trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu và hành vi phạm tội cụ thể thể hiện trong mặt khách quan của từng tội phạm; các tình tiết định tội và định khung hình phạt được thể hiện trong các tội xâm phạm sở hữu như: Đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc bị kết án nhiều lần, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; các tình tiết thuộc trường hợp định khung tăng nặng của từng tội phạm tương ứng như: Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, hành hung để tẩu thoát, sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm; vấn đề định giá tài sản và xử lý các vấn đề có liên quan đến việc định giá tài sản; vấn đề cộng dồn giá trị tài sản trong các lần phạm tội (kể cả những những lần bị phát hiện, xử lý và những lần chưa được phát hiện xử lý, nay mới phát hiện… Đặc biệt, cần hướng dẫn rõ cách thức xử lý những vấn đề còn có nhận thức chưa thống nhất trong từng tội danh cụ thể cũng như các tình huống phát sinh khi có sự chuyển hóa các tội danh cụ thể hoặc sự chuyển hóa về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi; khái quát và pháp điển hóa một số sai sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua để rút kinh nghiệm chung khi tiến hành định tội danh đối với một số tội phạm cụ thể.

3.2.2. Tăng cường hướng dẫn, giải thích những quy định của Bộ luật

hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Thứ nhất, tăng cường vai trò của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan tư pháp trung ương trong hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; chú trọng hướng dẫn về nghiệp vụ xét xử và giải thích nội dung, tinh thần của các quy định trong Bộ luật hình sự liên quan đến từng loại tội phạm nói chung và tội công nhiên

chiếm đoạt tài sản nói riêng, nhất là những vấn đề mới, những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau hoặc dễ dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Việc giải thích phải rõ ràng, minh bạch, dựa trên kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật, nghiên cứu lý luận và sự tranh luận nghiêm túc, khách quan, khoa học, toàn diện và dân chủ để huy động được trí tuệ của các luật gia, các nhà khoa học, những người làm công tác thực tiễn để thống nhất nhận thức, chuyển biến thành hành động cụ thể.

Thứ hai, nâng cao tính chủ động trong phát hiện và tham mưu, đề xuất của các cơ quan bảo vệ pháp luật, những cán bộ làm công tác thực tiễn đối với những vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử; kịp thời phát hiện những hành vi, động thái, âm mưu, thủ đoạn, diễn biến mới của tình hình tội phạm, phát hiện tồn tại, hạn chế và vấn đề mới phát sinh để đề xuất các cơ quan tư pháp trung ương trong hướng dẫn, áp dụng thống nhất pháp luật.

Thứ ba, nội dung hướng dẫn, giải thích cần tập trung vào các vấn đề có liên quan đến hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu và đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như đã đề xuất phần trên; kịp thời tháo gỡ, đưa ra các giải pháp xử lý cho các vấn đề mới phát sinh, các vấn đề chưa được quy định rõ hoặc những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến định tội danh cũng như áp dụng khung hình phạt.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật hình sự và đấu tranh phòng, chống tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

a) Tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản bảo đảm đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội

Một là, chủ động tấn công truy quét, phát hiện và xử lý các đối tượng có hành vi phạm tội tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; nắm vững từng đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, có nhân thân không tốt, nhất là các đối tượng đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, những đối tượng lười lao động, thích

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

hưởng thụ để kịp thời phát hiện các hành vi phạm tội; nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử; tiếp nhận xử lý tin báo về tội phạm và nắm vững tình hình xử lý hành chính đối với các hành vi có tính chất chiếm đoạt.

Hai là, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý nghiêm minh, có hiệu quả với các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, xử lý đúng người, đúng tội, bảo đảm khách quan, công bằng, dân chủ; chủ động phát hiện những âm mưu, phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, từ đó phát hiện, đề xuất các giải pháp mới trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 14

b) Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản

Một là, chủ động phòng ngừa tội phạm, loại trừ các điều kiện khách quan và chủ quan dễ làm cho tội phạm nảy sinh, không để cho đối tượng có điều kiện phạm tội; nâng cao ý thức của chủ tài sản, các gia đình trong tự bảo quản, trông coi và bảo vệ tài sản, không để xảy ra sơ hở, tạo ra điều kiện, hoàn cảnh để người phạm tội có thể lợi dụng để thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Hai là, tăng cường công tác giám sát, phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư và các tổ chức đoàn thể xã hội cũng như sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở vào công tác phòng ngừa, đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Cần nghiên cứu, mở rộng và phát huy vai trò, hiệu quả của các đội dân phòng tự nguyện, các tổ liên gia tự quản, các tổ dân phố, các đội thanh niên cờ đỏ, các mô hình câu lạc bộ phòng chống tội phạm.

Ba là, sớm tổng kết việc thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2001 - 2010, xây dựng Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2010 - 2020 để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới, qua đó tổng kết, nhân rộng những mô hình đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả; bổ sung những giải pháp mới, không quy

định những giải pháp không mang lại hiệu quả thiết thực; xác định cụ thể trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân trong công tác này, coi đây là nhiệm vụ và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân chứ không phải chỉ là trách nhiệm riêng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giữ vai trò nòng cốt.

Bốn là, tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm, lấy phòng ngừa làm chính, đầu tư nguồn lực con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tương xứng với công tác đấu tranh, phát hiện và xử lý tội phạm thời gian qua; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân để họ nhận thức được lỗi lầm của mình, phấn đấu vươn lên, trở thành người có ích cho xã hội. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần làm tốt công tác vận động quần chúng, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và đường lối xử lý, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các phương pháp, thủ đoạn phạm tội công nhiên chiếm đoạt trong những năm gần đây để người dân chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh chống tội phạm.

Năm là, cần đưa kế hoạch phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, lãnh thổ của từng ngành, từng cấp, từng địa phương với những tiêu chí cụ thể kèm theo là hệ thống các quan điểm, giải pháp cụ thể làm cơ sở để đề xuất cơ quan có thẩm quyền bố trí nguồn lực tương xứng cho công tác phòng ngừa, đấu tranh và chống tội phạm. Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, hạn chế, tiến tới loại trừ các tai, tệ nạn xã hội để làm cho môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, mọi người yên tâm làm ăn, phát triển sản xuất, tự thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu hợp pháp, nhà nước có chính sách để bảo đảm phát triển bền vững, tạo công ăn, việc làm; môi trường cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong tạo ra của cải cho xã hội để hạn chế đến mức thấp nhất những điều kiện nảy sinh tội phạm.

Sáu là, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tăng cường hơn nữa công tác nghiệp vụ, nắm chắc tình hình từng địa bàn, từng loại đối tượng liên quan, từ đó với chức năng, nhiệm vụ của mình kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách phòng ngừa, đấu tranh và xử lý đối với tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói riêng - trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; phát hiện, ngăn chặn kịp thời, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn những hành vi tiêu cực phát sinh từ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử để bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, vững vàng về phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, có tinh thần kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, có tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân vì sự bình yên của đất nước, được trang bị những phương tiện khoa học, kỹ thuật hiện đại đủ sức trấn án, tấn công, phòng ngừa và chống tội phạm.

c) Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật hình sự và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng như hành vi, phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm này trong điều kiện mới

Một là, tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh và chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói riêng, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng như chính sách, đường lối xử lý, qua đó làm rõ nội dung, phương thức, hành vi, thủ đoạn phạm tội của tội phạm này; coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của từng cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân; phải làm cho các tổ chức đoàn thể xã hội, gia đình và nhân dân thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đấu tranh chống lại các tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu.

Hai là, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để công tác này đi vào chiều sâu, đến với các tầng

lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và miền núi. Về nội dung, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng chống tội phạm, các quy định của Bộ luật hình sự và đường lối xử lý về hình sự đối với các loại tội phạm, về các phương thức, thủ đoạn phạm tội. Về phương pháp, cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cán bộ, công chức trong tư vấn, hướng dẫn, giải thích pháp luật cho công dân trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý; phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí trong công tác này. Về hình thức, cần đặc biệt chú trọng các hình thức mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân như sinh hoạt các Câu lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tuyên truyền qua xét xử lưu động, qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tuyên truyền, phổ biến thông qua các sinh hoạt văn hóa, cộng đồng.

Ba là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông trong thông tin, giới thiệu, truyền thông về các vụ án và quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tăng thời lượng thông tin trên các chuyên trang, chuyên mục Nhà nước và pháp luật về các vụ án còn có ý kiến khác nhau, bảo đảm tranh luận dân chủ, công khai, phát huy trí tuệ của các luật gia, các nhà thực tiễn.

d) Nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử và cán bộ làm công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ hơn nữa trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Một là, các cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ pháp luật, đặc biệt là những người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử phải nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật để vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào

công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa các yêu cầu về chính trị, pháp luật và nghĩa vụ. Trong quá trình áp dụng pháp luật cần đặc biệt chú trọng giữ bí mật công tác, vận dụng pháp luật một cách sáng tạo, linh hoạt, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của địa phương, tránh biểu hiện pháp lý thuần túy để mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật.

Hai là, làm tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí và sử dụng đội ngũ điều tra viên, thẩm phám, kiểm sát viên bảo đảm đủ về số lượng, chú trọng chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ này theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, đủ về tiêu chuẩn chuyên môn, vững vàng về phẩm chất chính trị, có tinh thần phục vụ, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử và phòng ngừa tội phạm trong sạch, vững mạnh, có quan điểm đúng đắn, thượng tôn pháp luật, lấy pháp luật làm nền tảng, tuân thủ công lý, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa; tăng cường quản lý, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo lập và củng cố niềm tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật và cán bộ thi hành pháp luật, để mỗi cơ quan, cá bộ đều là chuẩn mực của ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.

đ) Tăng cường công tác quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân cũng như những người mới ra tù, mãn hạn tù, chống kỳ thị về hành vi phạm tội để người phạm tội yên tâm làm ăn, trở về cuộc sống lương thiện

Một là, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, cải tạo phạm nhân, người bị kết án, chú trọng trừng trị với giáo dục, đào tạo nghề cho phạm nhân để họ nhận thức được những sai phạm của mình, nhận ra lỗi lầm, có tay nghề

tốt để sau khi ra tù có thể tích cực tham gia các hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội để từ đó tự mình vươn lên, trở thành người có ích cho xã hội.

Hai là, đổi mới chính sách trong quản lý người mới ra tù để giúp người mới ra tù đã biết ăn năn, hối cải sớm trở về với cộng đồng, được tái hòa nhập cộng đồng, không bị cộng đồng phê phán, lên án hoặc có hành vi kỳ thị; có giải pháp tạo công ăn việc làm sau khi họ mãn hạn tù để người phạm tội yên tâm làm ăn, không tiếp tục sa ngã vào con đường phạm tội mới hoặc tiếp tục có ý thức chống đối xã hội; kiểm soát các đối tượng chưa cải tà, quy chính để tiếp tục có giải pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm đối với họ; tiếp tục phát huy vai trò của gia đình và cộng đồng trong động viên, quan tâm hỗ trợ người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, tránh phân biệt, đối xử, kì thị đối với người phạm tội để họ có điều kiện hòa nhập với cộng đồng, trở về cuộc sống lương thiện.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


1. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, so sánh, đối chiếu với các tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng và tội phạm nói chung, chỉ ra những tồn tại, hạn chế của pháp luật hình sự điều chỉnh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và áp dụng pháp luật đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cho thấy pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập và một số vấn đề mới nảy sinh mà nhà làm luật chưa dự liệu hết, yêu cầu tất yếu khách quan đặt ra là cần phải sớm nghiên cứu, đề xuất các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản mà trước hết là hoàn thiện Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Từ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thời gian qua cho thấy tội phạm này có xu hướng phát triển rất

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí