Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 15

phức tạp, biến đổi khó lường, với tính chất, phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp hơn và nảy sinh nhiều xu hướng phạm tội mới đòi hỏi phải sớm đề xuất các giải pháp, cả về nhận thức, chính trị, kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác bảo vệ pháp luật để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này.

3. Việc lựa chọn áp dụng các giải pháp đấu tranh, phòng ngừa cụ thể phải căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tiễn, nhưng trước hết cần chú ý các giải pháp như công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung, trong đó có tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng như thi hành án, cải tạo, giáo dục phạm nhân và quản lý người mới ra tù để người phạm tội không chỉ nhận ra lỗi lầm của mình mà còn phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội; tiếp tục phát huy và huy động các tổ chức đoàn thể xã hội, gia đình và cộng đồng vào công tác này để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thực sự là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó các cơ quan bảo vệ pháp luật giữ vai trò nòng cốt.

KẾT LUẬN


1. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một tội phạm độc lập, có cấu thành vật chất, được quy định trong Bộ luật hình sự trong chương các tội xâm phạm sở hữu, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ là quyền sở hữu tài sản của người khác. Tội phạm này được thực hiện bằng hành vi đặc trưng trong mặt khách quan là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đó là hành vi lợi dụng chủ tài sản ở trong hoàn cảnh đặc biệt nên không có điều kiện để bảo vệ tài sản hoặc ngăn cản hành vi phạm tội để công khai chiếm đoạt tài sản của họ. Nói cách khác, bằng hành vi công nhiên, người phạm tội đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ tài sản.

2. Qua nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một tội phạm được quy định rất sớm, tội danh và hình phạt khá nghiêm khắc, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và chính sách hình sự của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử và đạt được một số thành tựu lập pháp nhất định, đặc biệt là quá trình pháp điển hóa lần thứ nhất (Bộ luật hình sự năm 1985) và lần pháp điển lần thứ hai (Bộ luật hình sự năm 1999); tội phạm và hình phạt của tội phạm này ngày càng được quy định cụ thể và chi tiết hơn, đặc biệt, Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành một điều độc lập để quy định về tội phạm này đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này cũng như xác định đường lối xử lý về hình sự đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

3. Để công tác điều tra, truy tố, xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đạt hiệu quả, tránh sự nhầm lẫn trong việc định danh tội phạm, cần đặt tội phạm này trong mối quan hệ với các tội khác trong Bộ luật hình sự, nhất là các tội có cùng tính chất chiếm đoạt để có cái nhìn tổng quát. Do tính chất

phức tạp của tội phạm này nên trong từng điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhà lập pháp đề ra những đường lối xử lý khác nhau để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

4. Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, pháp luật hình sự quy định về tội phạm này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, thiếu quy định chi tiết nên đã dẫn đến những nhận thức, cách hiểu không thống nhất trong khi định tội danh và áp dụng pháp luật hình sự để tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm này và không phải lúc nào các cán bộ làm công tác thực tiễn cũng có thể định vị được một hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không. Cả về phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội phạm này nói riêng, đồng thời đề xuất các giải pháp để qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

5. Toàn bộ 3 chương của luận văn này là những phân tích, nhận định, đánh giá cơ bản nhất đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, trên cơ sở nghiên cứu này tác giả luận văn mong muốn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn về tội phạm này. Dựa trên những đặc điểm của tội phạm này cùng với tình hình kinh tế, xã hội văn hoá, chính trị của đất nước để có các biện pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm được hiệu quả, tuy nhiên, do đây là vấn đề phức tạp nên hạn chế là không tránh khỏi. Đặc biệt, trong phần thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả luận văn mới chỉ tập trung phân tích, đánh giá thông qua hoạt động xét xử sơ thẩm mà chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác điều tra, truy tố trong tương quan với công tác xét xử (cả sơ thẩm và phúc thẩm); luận văn cũng chưa có điều kiện đi sâu phân tích thực trạng tội phạm này từ góc độ tội phạm học; phân tích và chỉ ra nguyên nhân, điều kiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

của tình hình tội phạm để từ đó có những dự báo chính xác xu hướng, diễn biến của tình hình tội phạm làm cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này. Tác giả luận văn hy vọng đây sẽ là những ý tưởng ban đầu cho một quá trình nghiên cứu sâu sắc hơn và toàn diện hơn về tội phạm này trong thời gian tới cũng như vận dụng sáng tạo các tri thức có được vào thực tiễn công tác của bản thân.

6. Khép lại luận văn này, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thày cô giáo, các giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dành nhiều tâm huyết, cung cấp các tri thức khoa học cơ bản và hiện đại về luật hình sự cũng như các kiến thức chuyên ngành luật khác có liên quan; tác giả chân thành cảm ơn các học viên chuyên ngành Luật hình sự đã có những trao đổi, thảo luận rất nghiêm túc về đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu, hoàn thiện với nhiều ý kiến rất bổ ích. Đặc biệt, có được sự thành công của luận văn này, tác giả không quên sự hướng dẫn tận tâm, đầy trách nhiệm, nhất là những định hướng nghiên cứu, những ý tưởng mới và sự khai tâm cho tác giả, giúp tác giả có thể sớm hoàn thiện luận văn của Thày giáo, Giảng viên, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chí của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe các thày, các cô và các học viên, cảm ơn gia đình đã có những động viên, khích lệ hỗ trợ để tôi hoàn thiện luận văn này.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Mai Bộ (2007), "Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản", Tòa án nhân dân, (11).

2. Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về Tư pháp, Hà Nội.

3. Lê Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Hình sự (phần chung),

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phần chung), Nxb, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Lê Cảm - Nguyễn Ngọc Chí (Đồng chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2005), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 360 bài thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Chí (2000), Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng Việt,

Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Điệp (2000), Tìm hiểu và bình luận các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Mũi Cà Mau.

14. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Hòa (2007), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

16. Nguyễn Quốc Hùng (1975), Hán - Việt Tân Từ điển, Nhà sách khai trí, Sài Gòn.

17. Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán - Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

18. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

20. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

21. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb, Pháp lý, Hà Nội.

22. Đinh Văn Quế (1998), Bình luận án, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh;

23. Luật học Đinh Văn Quế (2000), Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

24. Đinh Văn Quế (2005), Pháp luật hình sự thực tiễn xét xử và án lệ, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội;

25. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Phần các tội phạm, Tập II, Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

27. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

28. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

29. Quốc triều Hình luật (1991), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

30. Nguyễn Duy Thuận (1991), Trách nhiệm hình sự với các tội xâm hại về sở hữu, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

31. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự từ năm 1975 - 1978, tập 2, Hà Nội.

33. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2005, Hà Nội.

34. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2006, Hà Nội.

35. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2007, Hà Nội.

36. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2008, Hà Nội.

37. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2009, Hà Nội.

38. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT/TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Chương XIV - Các tội phạm xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.

39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;

41. Nguyễn Văn Trượng (2008), "Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản", Kiểm sát, (24).

42. Đào Trí Úc (1994), Tội phạm, luật hình sự và luật tố tụng hình sự, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

43. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1999), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

44. Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1993), Mô hình lí luận và Bộ luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

45. Trịnh Tiến Việt (2001), "Một số điểm mới về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999", Pháp lý, (5).

46. Trương Quang Vinh (2000), Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Luật học.

47. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Ngày đăng: 07/12/2023