Tổ chức môi trường thực hành Tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông công lập quận Cầu Giấy - Hà Nội theo tiếp cận phát triển năng lực người học - 15

Áp dụng đồng thời sáu giải pháp trên công tác tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh cho học sinh của các nhà trường sẽ mang lại hiệu quả tốt. Các biện pháp mà tác giả đề xuất trong chương 3 sẽ luôn được đánh giá và điều chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Với xu thế giao lưu và hội nhập quốc tế sâu rộng, yêu cầu ngày càng cao trong học tập thì tiếng Anh – ngôn ngữ giao tiếp chung cho cả thể giới được đề cao hơn bao giờ hết. Thế nhưng để học tiếng Anh hiệu quả thì cần phải có môi trường thực hành tốt. Tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học là một nhiệm vụ rất quan trọng giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu thực trạng tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học tại các trường THPT công lập quận Cầu Giấy đã cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh cho học sinh và hoạt động này phần nào cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới PPDH hiện nay.

Dưới đây là một số kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu:

1.1. Luận văn đã tìm hiểu những khái niệm môi trường học tập, môi trường thực hành tiếng Anh, chủ thể tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh, dạy học tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực. Luận văn nghiên cứu sâu về tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở trường THPT công lập.

1.2. Luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở trường THPT công lập của đội ngũ CBQL, giáo viên tiếng Anh và điều kiện CSVC phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh ở các trường THPT công lập trên địa bàn quận Cầu Giấy. Ngoài ra luận văn cũng chỉ ra được những nguyên nhân của các thực trạng trên để có hướng khắc phục.

1.3. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 06 biện pháp về tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở các trường THPT công lập quận Cầu Giấy-Hà Nội như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của môi trường thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

Biện pháp 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức dạy học cho giáo viên Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

Tổ chức môi trường thực hành Tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông công lập quận Cầu Giấy - Hà Nội theo tiếp cận phát triển năng lực người học - 15

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tích cực đối với giáo viên theo quan điểm tiếp cận năng lực.

Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực cần thiết từ hợp tác quốc tế và xã hội hóa để tổ chức môi trường thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

Biện pháp 5: Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra và đánh giá môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

- Chỉ đạo sát sao hoạt động đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục nói chung và đổi mới PPDH môn Tiếng Anh nói riêng. Thường xuyên đánh giá xem mục tiêu của chương trình môn Tiếng Anh có đạt được không, chiến lược nào, nguồn lực nào đã sử dụng, có những khó khăn gì và giải pháp khắc phục.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh về cả năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên tiếng Anh cần được tập huấn về kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực và sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong dạy học.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường với nhiều hình thức phong phú tạo cơ hội để giáo viên tiếng Anh được giao lưu học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và sử dụng thiết bị dạy học có ứng dụng CNTT hiệu quả.

- Cần đầu tư ngân sách mua sắm trang thiết bị, ĐDDH hiện đại cho các nhà trường. Cần đầu tư giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu .

2.2. Đối với UBND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

- Hỗ trợ ngân sách cho các trường THPT công lập xây dựng thêm phòng học đảm bảo số lượng học sinh cho một lớp không vượt quá quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lớp học được bố trí ngồi theo nhóm tăng cường độ tương tác giữa các HS với nhau

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng nguồn lực đầu tư trang thiết bị cho phòng học chức năng như mạng Internet, máy tính, màn hình và đầu chiếu, phần mềm dạy học tiếng Anh nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ.

2.3. Đối với giáo viên và học sinh

Đội ngũ giáo viên tiếng Anh cần tích cực, mạnh dạn áp dụng các PPDH tích cực, tham gia đầy đủ các khóa học bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh, chủ động nâng cao năng lực thiết kế các hoạt động dạy học cũng như các hoạt động đánh giá nhằm hỗ trợ học sinh phát triển năng lực giao tiếp theo các cấp độ của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Các em học sinh cần xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn, r n luyện ý chí vươn lên vì ngày mai lập nghiệp. tích cực đổi mới cách học, biết cách tự học, xây dựng ý thức học tập suốt đời.

2.4. Đối với phụ huynh học sinh

Thường xuyên quan tâm đến việc học của con, đồng hành cùng con trong các hoạt động học tập và hoạt động trải nghiệm, chủ động giao tiếp với con bằng

tiếng Anh giúp con tự tin sử dụng ngoại ngữ, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên phụ trách trong việc bồi đắp kiến thức và giáo dục nhân cách cho học sinh, luôn tin tưởng, thống nhất đồng hành và sát cánh cùng nhà trường tạo môi trường thuận lợi để học sinh học tập đạt kết quả tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Bộ giáo dục và đào tạo. Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Hà Nội, 2008.

2. Dẫn theo “ Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II, NXB Đại học sư phạm

3. Lê Văn Canh, Nguyễn Thị Ngọc (2017). What can the 2020 foreign language project learn from the Asian experience? Journal of Science, foreign Studies, Vl 33 N04

4. Nguyễn Hải Châu, Vũ Thị Lợi (Chủ biên) (2006). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục môn Tiếng Anh, NXB Hà Nội.

5. Nguyễn Phúc Châu (2010). Quản lí nhà trường, NXB Đại học Sư phạm

6. Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020. NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

8. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

9. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986.

10. Dương Thị Thu Hà. Tạo môi trường tiếng trong giao tiếp hằng ngày cho người học ngoại ngữ, http://zaidap.com/tao-moi-truong-tieng- trong-giao-tiep-hang-ngay-cho-nguoi-hoc-ngoai-ngu-d300372.htm

11. Nguyễn Vũ Bích Hiền (chủ biên). Giáo trình Văn hóa tổ chức, NXB Đại học sư phạm.

12. Đặng Vũ Hoạt (1987). Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục.

13. Nguyễn Thị Thu Hương. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường trung học phổ thông Tân Trào thành phố Tuyên Quang theo tiếp cận phát triển năng lực người học. Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, 2017

14. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra –Đánh giá trong dạy-học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Phương Lan. Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh THPT theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học. Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, 2016

16. Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành. NXB thống kê, Hà Nội, 2006.

17. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy (1997). Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục.

18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên) và các cộng sự (2015), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014). Lý luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm.

20. Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, NXB Sự thật (1956), Hà Nội

21. Phạm Hồng Quang (2006). Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục

22. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2015). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm

23. Nguyễn Lân Trung (2010). Về phương pháp giảng dạy. Tạp chí khoa học ĐHQGHN.

24. Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014.

25. Nguyễn Hợp Tuấn. Một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lí hoạt động

thực hành sư phạm của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

26. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI.(2011)

27. Nguyễn Văn Vân, Nguyễn Thị Chi, Hoàng Thị Xuân Hoa (2006). Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh ở THPT Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng Anh

28. Bygate M. (1987). Speaking. Oxford University Press.

29. Jean-Marc Denomme - Madeleine Roy (2000). Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh niên.

30. Harmer (1991). The practice of english language teaching

31. http://www.japantimes.co.jp/opinion/2015/03/28/editorials/disappointing

-levels-english/#.Wzmwc91zbIU

32. Khamkhien A (2010). Teaching English speaking and English speaking test in the Thai context: A reflection from Thai perspective. English Language Journal, Vol. 3(1). pp.184-200

33. Killen, Roy (2005). Programming and Assessment of Quality Teaching and Learning, Cengage Learning Australia.

34. Nunan, D. (2003). The impact of English as a global language on educational policies and practices in AsiaPacific region. TESOL Quarterly, 37(4), 589-613

35. Richards, J.C and Rogers (1999). Approaches and Methods in Language Teaching, Cambridge University Press, USA.

36. Sripathum Noon-ura (2008). Teaching listening Speaking skills to Thai Students with low English Proficiency, https://www.asian-efl-journal.com.

37. Unesco (1990). Education Planning

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023