Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Và Thực Trạng Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Phú Yên


7) Điểm du lịch quốc gia Phú Quý.

* 4 Đô thị du lịch: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết.

Phú Yên là một tỉnh trong vùng du lịch Nam Trung Bộ, TCLTDL Phú Yên cần được dựa trên những định hướng chung của TCLTDL của vùng và của cả nước. Thực tiễn đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải TCLTDL hợp lý để đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch, trên cơ sở đó có những chiến lược đầu tư, khai thác du lịch hợp lí mang lại hiệu quả KTXH cao.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


TCLTDL là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất. TCLTDL chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: tài nguyên du lịch, các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, CSHT và CSVCKT. TCLTDL có 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, cụm tương hỗ phát triển du lịch (thể tổng hợp lãnh thổ du lịch), vùng du lịch. Trong TCLTDL, việc xây dựng hệ thống tiêu chí để xác định sự phân hoá lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hệ thống các tiêu chí càng có cơ sở khoa học thì việc đánh giá các điểm, cụm, tuyến du lịch sẽ càng chính xác và phản ánh đúng thực tế khách quan. Xây dựng hê thống tiêu chí để đánh giá các điểm du lịch là cơ sở để khai thác hợp lí tài nguyên du lịch.

Trên phương diện Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam có 7 vùng du lịch: Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng đều có chiến lược phát triển riêng trên cơ sở tiềm năng vốn có. Phú Yên nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ, vùng giàu tiềm năng để phát triển du lịch cả về tự nhiên và nhân văn. Những định hướng phát triển du lịch Phú Yên được dựa trên cơ sở những định hướng chung của cả vùng. Việc nghiên cứu TCLTDL có ý nghĩa lớn nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng vốn có của tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN‌

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên‌

2.1.1. Vị trí địa lí‌

Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên: 5.060,6 km², dân số 883.184 người (năm 2013) [2, trang 21]. Lãnh thổ của tỉnh nằm từ 12039’10’’ đến 13045’20’’ độ vĩ Bắc và 108040’40’’ đến 109027’47’’ độ kinh Đông. Phía bắc giáp Bình Định, phía nam giáp Khánh Hoà, phía tây giáp Đắc Lắc và Gia Lai, phía đông giáp biển Đông. Tỉnh nằm cách thủ đô Hà Nội 1.160 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 561 km, cách khu cảng quốc tế Vân Phong (Khánh Hoà) khoảng 40 km. Phú Yên bao gồm 1 thành phố tỉnh lị, 1 thị xã và 7 huyện (năm 2013): 1 thành phố (Tuy Hòa); 1 thị xã (Sông Cầu); các huyện: Đông Hòa (H.Tuy Hòa cũ), Đồng Xuân, Phú Hòa (thị xã Tuy Hòa cũ), Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa (H.Tuy Hòa cũ), Tuy An.

Phú Yên có đường bờ biển dài 189 km với nhiều vũng vịnh, đảo nhỏ ven bờ, trong đó diện tích biển khai thác có hiệu quả khoảng 6.900 km2. Các huyện duyên hải có điều kiện phát triển du lịch biển. Tuy nhiên, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa hằng năm tỉnh đón nhận nhiều cơn bão nhiệt đới ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn kém phát triển, du lịch còn ở dạng tiềm năng, hiệu quả khai thác chưa cao.

Phú Yên nằm trên trục giao thông xuyên Việt về đường sắt, đường bộ với tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A. Đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A chạy qua 4 huyện và thành phố ven biển của tỉnh (TP Tuy Hòa, huyện Đông Hòa, huyện Tuy An, huyện Sông Cầu). Tỉnh còn có quốc lộ 25 nối với Gia Lai, quốc lộ 29 nối Đắc Lắc, là cửa ngõ thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên. Cảng Vũng Rô đang được xây dựng là cảng nước sâu gần đường hàng hải Quốc tế, có sân bay Đông Tác (sân bay Tuy Hòa) thực hiện các chuyến bay nội địa. Với đặc điểm địa lí nói trên, Phú Yên là cửa ngõ để các tỉnh Tây Nguyên thông ra biển, là nơi kết nối kinh tế giữa hai đầu Nam - Bắc, kết

57


Hình 2 1 Bản đồ Hành chính tỉnh Phú Yên năm 2013 Người thực hiện Học viên 1


Hình 2.1. Bản đồ Hành chính tỉnh Phú Yên năm 2013

Người thực hiện: Học viên Trần An Vinh


nối vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối giữa các trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhau như Đà Lạt, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng… Vị trí địa lí và hệ thống giao thông thuận lợi cũng tạo cho Phú Yên có những lợi thế trong phát triển và giao lưu kinh tế nói chung, du lịch nói riêng với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Quá trình mở cửa và hội nhập của nước ta tạo cơ hội cho tỉnh mở rộng giao lưu và thu hút khách du lịch.

Phú Yên là bộ phận trong hệ thống KTXH duyên hải Nam Trung Bộ nên có những nét tương đồng. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là đầu tàu của khu vực, sự phát triển của nó sẽ tạo sức lan toả, làm nên cú huých cho kinh tế các tỉnh trong vùng phát triển. Phú Yên là tỉnh liền kề, có nhiều cơ hội để tận dụng sự lan toả này. Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Yên và các tỉnh lân cận tạo nên mối liên kết vùng cho phát triển du lịch.

2.1.2. Tài nguyên du lịch‌

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Địa hình

Phú Yên nằm giữa một bên là khối nâng Đà Lạt có cấu trúc võng chồng và một bên là miền sụt lún mạnh rìa Biển Đông trong giai đoạn Mezozoi. Nằm ở sườn đông dãy Trường Sơn nên địa hình đồi núi chiếm 70 % diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ tây sang đông. Dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh. Bờ biển dài gần 189 km khúc khuỷu, có nhiều dải núi ăn lan ra biển hình thành các vũng vịnh, đầm phá. Theo các tiêu chí của giáo sư Vũ Tự Lập, Phú Yên có các nhóm địa hình sau:

Địa hình núi cao: tạo thành một vòng cung bao quanh từ đỉnh đèo Cù Mông dọc theo biên giới phía Tây giáp Đắc Lắc, Gia Lai và khép kín ở đèo Cả. Độ cao trung bình 1400 - 1500 m. Như vậy, Phú Yên có cả ba mặt đều được bao bọc bởi các dãy núi, chỉ phía Đông là tiếp giáp với biển. Các ngọn núi cao trên 1000 m như: Hòn Dù, Hòn Ông, Hòn Chùa (huyện Tây Hòa), Chư Ninh, Chư Đan, Chư Hle (huyện sông Hinh), La Hiên, Chư Treng, Hòn Rung Gia, Hòn Suối Hàm (huyện Sơn Hòa và Đồng Xuân). Vùng núi cao Phú Yên có khí hậu mát mẻ, nhiều thác ghềnh (thác H’Ly, thác Hòa Nguyên…), rừng còn giàu (khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai), nhiều suối nước khoáng (Trà Ô, Phú Sen) lại gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng, với văn hóa


của đồng bào miền núi nên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tham quan, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao.

Địa hình núi thấp ven biển: phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 1A và rải rác dọc bờ biển với độ cao trung bình 150 - 300 m. Độ dốc địa hình lớn, bề mặt địa hình bị phân cách mạnh. Các suối ngắn, hẹp và chỉ có nước vào mùa mưa. Một số nơi có địa hình ít bị chia cắt hơn như ở khu vực Sơn Thành, Sông Hinh và cao nguyên Vân Hòa. Đây là khu vực có nhiều sông hồ, thác ghềnh (hồ thủy điện sông Hinh, hồ thủy điện sông Ba Hạ, thác Hàn, Đá Bàn, vực Phun..). Khu vực này có thể phát triển loại hình du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng.

Địa hình đồng bằng ven biển: phân bố chủ yếu ở thành phố Tuy Hòa và huyện Tuy Hòa thuộc hạ lưu sông Đà Rằng và sông Đà Nông. Ngoài ra còn một số diện tích nhỏ hẹp thuộc hạ lưu sông Kỳ Lộ. Toàn bộ diện tích đồng bằng ven biển khoảng

60.000 ha, chiếm khoảng 11 % diện tích toàn tỉnh. Đây là địa bàn tập trung nhiều đô thị lớn như TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu… cũng là những trung tâm du lịch của tỉnh. CSHT phát triển mạnh với hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc hoàn thiện. CSVCKT phục vụ du lịch phát triển khá tốt vì là nơi tập trung hầu hết các nhà hàng, khách sạn, trung tâm văn hóa, giải trí hàng đầu của tỉnh. Ở đây cũng có nhiều đền chùa, di tích lịch sử (chùa Hương Tích, tháp Nhạn, đền thờ Lương Văn Chánh…). Đây là nơi có thể phát triển các loại hình du lịch như MICE, du lịch công vụ, du lịch thăm thân, du lịch giải trí, du lịch tham quan, du lịch lễ hội.

Địa hình bãi biển và bờ biển: bao gồm tất cả các địa hình hiện tại còn chịu tác động trực tiếp của biển thông qua sự giao động mực nước thủy triều. Trên quan điểm địa động lực, địa hình bãi còn đang trong giai đoạn hình thành, chúng có thể biến đổi hằng năm, mùa và qua tác động đột biến như bão, nước dâng…

Biển Phú Yên có diện tích khoảng 6.900 km2. Bờ biển dốc, càng về phía nam

độ dốc càng tăng. Phía bắc độ dốc thềm lục địa từ 0,35 % - 0,45 %, độ sâu 100 m cách xa bờ khoảng 18 - 19 km. Phía nam độ dốc thềm lục địa từ 1,4 % - 2,8 %, độ sâu 100 m chỉ cách xa bờ từ 3,5 km (mũi Kê Gà) đến 7 km (cửa Đà Rằng). Thềm lục địa ven biển Phú Yên có nhiều vùng rạn đá. Ven bờ biển Phú Yên có 9 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo ngoài địa hình và vị trí đẹp, còn có các loại hải sản: cá, tôm, cua, mực là những


nơi có thể khai thác tốt cho việc phát triển du lịch biển. Diện tích biển có độ sâu dưới 200 m chiếm 46,38 %. Biển sâu, dốc nên có một số nơi ít thuận lợi cho phát triển du lịch.

Khu vực ven biển Phú Yên gồm các bãi biển tích tụ, trong đó có nhiều bãi biển đẹp, có giá trị du lịch như: bãi biển thành phố Tuy Hòa, Long Thủy, Bãi Bàng - Bãi Tiên, Bãi Xép, Bãi Rạng… Ngoài ra, các cấu trúc và hình thái địa hình do các quá trình kiến tạo ở khu vực này tạo ra các ghềnh đá, vịnh biển, đầm phá với cảnh quan đẹp như: ghềnh Đá Đĩa, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan… Ngoài ra khu vực này cũng gắn liền với văn hóa của người dân các làng chài: lễ hội đua thuyền, lễ hội cầu ngư… Đây là những nơi có tiềm năng để phát triển du lịch: du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch khám phá, du lịch học tập, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội.

Phú Yên với lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ khá phức tạp đã tạo ra tính đa dạng cao của tự nhiên và gắn với nó là những nét văn hóa khác nhau. Những nét đặc sắc và độc đáo của địa hình tỉnh Phú Yên góp phần làm giàu nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh. Tài nguyên này đang cần khám phá, kiểm kê trong kế hoạch phát triển du lịch cho những năm tới. (Xem phụ lục 2 và phụ lục 3, trang 149 – 156)

- Khí hậu

Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.

Nhiệt độ không khí trung bình từ 26,5oC ở phía Đông đến 26oC ở phía Tây. Những vùng có độ cao dưới 100 m nhiệt độ trung bình năm thường dao động 26 - 27oC; ở độ cao 100 - 300 m dao động từ 24 - 25oC; trên 400 m dao động từ 23 - 24oC; trên 1000 m nhiệt độ xuống dưới 21oC. Tổng nhiệt độ năm có sự chênh lệch giữa các vùng. Vùng đồng bằng ven biển ở độ cao dưới 100 m đạt 9.500 – 9.800oC; vùng núi ở độ cao trên 400 m là 8.500 - 9.500oC; ở độ cao trên 1000 m chỉ còn khoảng 7.500oC.

Biên độ dao động nhiệt độ trong ngày từ 7 - 10oC. Biên độ nhiệt năm khoảng 6oC.

Gió: tốc độ gió trung bình biến đổi từ 1,5 - 2,5 m/s. Chế độ gió ở Phú Yên có hai mùa rõ rệt. Mùa đông có ba hướng gió chính: Bắc, Đông, Đông Bắc. Mùa hạ có hai hướng gió chính: Tây, Tây Nam.


Số giờ nắng trung bình hàng năm: 2.300 – 2.500 giờ. Tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng 5, tháng ít nhất là 11. Thời gian nắng trong năm kéo dài 5 - 6 tháng.

Độ ẩm: độ ẩm trung bình hàng năm từ 80 – 82 %. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 11 với 89 %, tháng thấp nhất là tháng 5,6 với 74 %.

Khả năng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi năm dao động từ 1.100 – 1.400 mm. Lượng bốc hơi trung bình ngày: 2,5 - 4,0 mm. Ngày bốc hơi lớn nhất từ 11 – 12 mm, ít nhất từ 0,4 - 0,5 mm.

Lượng mưa: Trong năm, khí hậu Phú Yên chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô: từ tháng 1 đến tháng 8. Khí hậu khô nóng chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) từ tháng 6 - tháng 8. Lượng mưa trung bình từ 300 - 600 mm, chiếm khoảng 20 - 30 % lượng mưa cả năm dẫn tới thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, trong đó có hoạt động du lịch. Điều này diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn do sự mất rừng và tác động của biến đổi khí hậu.

Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12. Khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang theo mưa. Lượng mưa trung bình khoảng 900 – 1.600 mm, chiếm 70 - 80 % lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm của Phú Yên khoảng 1.700 mm, cao nhất là 2.497 mm và thấp nhất là 1.268 mm. Trung tâm mưa lớn là vùng núi cao Chư Mu, đèo Cả. Vùng có lượng mưa thấp nhất là thung lũng sông Ba, Krông Ba, thung lũng sông Kỳ Lộ, Xuân Phước. trung bình hàng năm Phú Yên có khoảng 100 ngày mưa. Nơi có số ngày mưa ít nhất là Tuy An, Sông Cầu, nhiều nhất là Sông Hinh, Sơn Hòa. Số ngày mưa ở vùng núi cao hơn đồng bằng. Ở Phú Yên, mùa bão và áp thấp nhiệt đới trùng với mùa mưa và đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động du lịch.

Nhìn chung, khí hậu Phú Yên không thật thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Đây là hạn chế của tỉnh so với một số địa phương khác. Tuy nhiên, ở một số khu vực ven biển, khu vực miền núi có những vùng tiểu khí hậu mát mẻ có thể khai thác cho hoạt động du lịch như cao nguyên Vân Hòa, vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài. Để tận dụng điều này cần tiến hành các hoạt động quan trắc đầy đủ để có đánh giá đúng và sử dụng hợp lý. Hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có 2 trạm khí tượng ở Tuy Hòa và Sơn Hòa, trang bị kỹ thuật còn lạc hậu, đội ngũ cán bộ khí tượng còn mỏng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024