Hệ Thống Phân Vị Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc

xây dựng cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch Vĩnh Phúc,... Dự kiến nguồn vốn đầu tư là

2.420 triệu USD [52].

2.3.4. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch

2.3.4.1. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 - 2010, hệ thống phân vị TCLTDL được phân theo các cấp: điểm, khu và các tuyến du lịch [52].

(1) Các điểm du lịch

Các điểm di tích khảo cổ; Các điểm di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống; Các điểm di tích lịch sử cách mạng; Các điểm du lịch thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch, có thể là các tuyến nội vùng hoặc tuyến liên vùng.

(2) Các khu du lịch

+ Khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo), có diện tích 253 ha, ở độ cao 900 m so với mực nước biển. Với nhiều giá trị đặc sắc, du lịch Tam Đảo có ý nghĩa rất quan trọng đối với du lịch Vĩnh Phúc. Đồng thời cũng là một điểm đến hấp dẫn trong hệ thống tuyến điểm của trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận.

+ Khu di tích danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148 ha, nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo (cách khu du lịch Tam Đảo 10 km). Trong quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên được khánh thành từ tháng 11 năm 2005 đã trở thành một trong 3 thiền viện lớn nhất của cả nước (cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử). Với các giá trị về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, đặc biệt là các giá trị về lịch sử, Tây Thiên đã được Nhà nước xếp hạng khu di tích, danh thắng cấp quốc gia năm 1991.

+ Khu DLST sông Hồng thủ đô - Bắc Đầm Vạc nằm ở phía Nam thành phố Vĩnh Yên, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống nhà vườn cùng nhiều loại hình dịch vụ cao cấp. Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc đang đầu tư xây dựng khu đô thị Nam Đầm Vạc, kết hợp cùng với khu DLST sông Hồng thủ đô - Bắc Đầm Vạc tạo thành một khu đô thị du lịch hiện đại.

+ Khu du lịch nghỉ dưỡng Đại Lải có không gian thuộc địa phận hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh (Phúc Yên) với diện tích tự nhiên 1.500 ha.Tại đây có phong cảnh thiên nhiên của núi rừng Ngọc Thanh, dãy núi Thằn Lằn và không gian của vùng hồ Đại Lải. Khu du lịch Đại Lải có nhiều loại hình dịch vụ cao cấp, điển hình như: khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải Resort, sân golf Đại Lải, khu biệt thự, ẩm thực cao cấp đảo Ngọc,... đáp ứng được mọi nhu cầu của du khách du lịch.

(3) Các tuyến du lịch

Các tuyến du lịch nội tỉnh được xây dựng trên cơ sở kết nối các khu, điểm du lịch trong không gian riêng của tỉnh Vĩnh Phúc. Thông qua các tuyến QL 2, 2B, 2C, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và các tỉnh lộ chạy qua các thành phố, huyện, thị đã hình thành nên các tuyến du lịch nội tỉnh với các sản phẩm chủ yếu là DLST, nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa, lịch sử, tâm linh, hội nghị, hội thảo...

Các tuyến du lịch liên tỉnh của Vĩnh Phúc được xây dựng dựa trên sự tương đồng của các điểm tài nguyên và được liên kết chủ yếu trong không gian các tỉnh miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có tiềm năng phát triển tuyến du lịch liên tỉnh đường thủy qua sông Lô - sông Hồng, tuy nhiên trong thời gian qua, tuyến này chưa thực sự phát triển.

2.3.5. Khả năng liên kết du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc trong không gian phát triển du lịch các tỉnh phía Bắc

2.3.5.1.Liên kết với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

So với các tỉnh trong vùng KTTĐBB, Vĩnh Phúc là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do đặc điểm tài nguyên du lịch giữa các tỉnh trong vùng có sự khác biệt rõ rệt về tính chất và quy mô đã tạo nên những cạnh tranh đối với du lịch Vĩnh Phúc. Vì vậy lượng khách du lịch hằng năm đến Vĩnh Phúc chưa cao, lưu trú ngắn ngày mặc dù tại đây có khu du lịch Tam Đảo là điểm tài nguyên không chỉ mang ý nghĩa quốc gia và vùng mà còn mang ý nghĩa quốc tế.

Lượng khách quốc tế đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 chiếm một tỷ trọng nhỏ, khoảng 2% trong tổng lượng khách du lịch đến địa bàn tỉnh và chiếm khoảng 0,84% so với toàn vùng KTTĐBB (Hà Nội 41,72%, Quảng Ninh 37,64%, Hải Phòng 17,87%, Bắc Ninh 0,14%, Hưng Yên 0,04%).

Đối với du khách nội địa, Vĩnh Phúc thu hút được một lượng khách tương đối lớn. So với các địa phương thuộc vùng KTTĐBB, Vĩnh Phúc chiếm 10,35% tổng lượng khách nội địa, bằng 1/5 so với Hà Nội và gần 1/2 so với Hải Phòng. Các tỉnh khác như Quảng Ninh 9,57%, Hải Dương 2,20%, Bắc Ninh 0,56% và Hưng Yên 0,24%.

Thu nhập từ du lịch của Vĩnh Phúc không cao so với các tỉnh trong vùng, chiếm 4,7% so với tổng doanh thu của cả khu vực, trong khi đó Hà Nội là 62,69%, Quảng Ninh 19,10% và Hải Phòng 9,17%.


Hình 2 7 Biểu đồ cơ cấu thu nhập du lịch của các tỉnh thuộc vùng KTTĐBB giai 1


Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu thu nhập du lịch của các tỉnh thuộc vùng KTTĐBB giai đoạn 2009 - 2013‌

Nguồn: Tổng hợp tài liệu [11, 40]

Trong không gian phát triển của vùng KTTĐBB, Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để liên kết phát triển du lịch với các địa phương khác trong vùng. Nằm trong vùng ảnh hưởng kinh tế - xã hội trực tiếp của thủ đô Hà Nội, của các tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai, QL 2, QL 18 và hành lang kinh tế trọng điểm Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Vĩnh Phúc được coi là tỉnh có vai trò động lực, thúc đẩy chung sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của toàn vùng, trong đó có du lịch. Đồng thời được xác định là một điểm đến quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng KTTĐBB, vì vậy việc liên kết với các địa phương khác không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch Vĩnh Phúc phát triển mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch của toàn vùng trong mối liên hệ với các tỉnh thành trên cả nước. Qua đó, không gian du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc được mở rộng.

Tuy nhiên hiện nay, du lịch Vĩnh Phúc chưa chủ động tạo được sự liên kết với các địa phương. Khả năng liên kết du lịch của Vĩnh Phúc với các tỉnh trong vùng KTTĐBB chưa cao, do có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch. Đây là một trong những hạn chế của du lịch Vĩnh Phúc dẫn đến nhiều khó khăn trong việc khai thác các dòng khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

2.3.5.2. Liên kết với các tỉnh lân cận

Du lịch là hoạt động không có ranh giới hành chính vì vậy sự liên kết giữa các địa phương, đặc biệt là với các địa phương phụ cận, trong phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng.

Các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang có khá nhiều nét tương đồng về tài nguyên du lịch, đặc biệt là khu vực VQG Tam Đảo. Đây là nơi gắn liền với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng như: hệ thống các di tích ở Chiến khu Ngọc Thanh (Vĩnh Phúc), khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên), khu di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang), tạo thành nhiều điểm hấp dẫn trên tuyến DLVH lịch sử, du lịch về nguồn. Đồng thời kết hợp khai thác không gian chung theo các trục cao tốc Hà Nội - Lào Cai và các QL 2, 2B, 2C, có thể tham quan các danh thắng gắn với du lịch nông thôn cả ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang.

Với Phú Thọ, Vĩnh Phúc có khả năng liên kết phát triển các sản phẩm du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh nhờ có sự tương đồng về quy mô và thời gian tổ chức của hai lễ hội lớn là Quốc giỗ Hùng Vương (Phú Thọ) và Lễ hội Tây Thiên (Vĩnh Phúc). Đồng thời thông qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc sẽ có được nguồn khách trung chuyển từ các tỉnh Tây Bắc Bắc Bộ như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai. Cũng từ trục liên kết này, Vĩnh Phúc sẽ tạo được cơ hội phát triển du lịch quốc tế với Lào và Trung Quốc.

Bảng 2.9. Hoạt động du lịch của các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013‌

Địa

phương

Hạng mục

Năm

2009

2010

2011

2012

2013


Vĩnh Phúc

Khách DL

(người)

1.787.100

2.073.036

1.878.500

1.889.897

1.975.216

Doanh thu

(tỷ đồng)

713

739

840

864,5

870

Cơ sở lưu trú

142

156

179

214

234

Số phòng

2.700

3.000

3.434

3.528

3.900


Thái Nguyên

Khách DL

(người)

1.200.000

1.300.000

1.300.000

1.200.000

1.340.000

Doanh thu

(tỷ đồng)

555

662,3

771

970

995

Cơ sở lưu trú

115

131

145

173

173

Số phòng

2.000

2.400

2.500

3.000

3.000


Tuyên Quang

Khách DL

(người)

454.000

530.000

603.000

730.000

831.000

Doanh thu

(tỷ đồng)

390,2

500

560

602

728

Cơ sở lưu trú

98

125

134

134

162

Số phòng

1.000

1.200

1.700

1.700

1.860


Phú Thọ

Khách DL

(người)

3.500.000

4.100.000

6.000.000

6.100.000

6.200.000

Doanh thu

(tỷ đồng)

800

968

1.110

1.414

1.420

Cơ sở lưu trú

180

186

202

202

208

Số phòng

1.665

1.845

2.754

2.754

2.884

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nguồn: tổng hợp tài liệu [2, 39, 40, 49]

Liên kết phát triển du lịch với mục đích khai thác những lợi thế của nhau về tài nguyên du lịch, về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch đến mỗi địa phương. Tuy nhiên, trong không gian liên kết du lịch giữa Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Phú Thọ, do chưa có những sản phẩm du lịch mang tính liên vùng nên sức lan tỏa của khách du lịch từ các tỉnh đến Vĩnh Phúc chưa cao. Vì vậy, liên kết phát triển đã trở thành một trong những định hướng trọng tâm của du lịch Vĩnh Phúc với mục tiêu tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, tạo điểm đến chung và tạo thành cực hút du lịch mạnh mẽ cạnh tranh được với các điểm đến khác trong vùng cũng như trên địa bàn cả nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


- Vĩnh Phúc có đặc điểm tự nhiên phân hóa đa dạng, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên được hình thành mang nét đặc trưng riêng của Vĩnh Phúc. Các giá trị văn hóa lịch sử cũng là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng - tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị cao đối với phát triển du lịch.

- Tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2009 - 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc được duy trì ổn định. Từ một tỉnh nông nghiệp, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở thành tỉnh có cơ cấu công nghiệp - xây dựng cao trong cả nước. Trong cơ cấu GDP, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm phần lớn (57,3%), ngành dịch vụ (26,2%), khối nông - lâm - ngư nghiệp (13,6%), du lịch chiếm tỷ trọng rất nhỏ (2,9%).

- Tốc độ phát triển du lịch của Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 tăng trưởng không ổn định; Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật chưa mạnh, phân bố không đồng đều; Nguồn nhân lực thiếu và tỷ lệ qua đào tạo thấp; Khả năng liên kết du lịch chưa được mở rộng, đặc biệt với các tỉnh lân cận và các tỉnh trong vùng KTTĐBB; Kinh doanh du lịch hiệu quả chỉ tập trung ở một số nơi như: Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải dẫn đến hiệu quả kinh tế du lịch còn khiêm tốn, hạn chế trong đầu tư và trong khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH VĨNH PHÚC‌


3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch

3.1.1. Mục tiêu và đối tượng đánh giá

3.1.1.1. Mục tiêu

Mục tiêu của đánh giá điều kiện tự nhiên nhằm xác định theo các mức độ: “rất thuận lợi”, “khá thuận lợi”, “thuận lợi” và “kém thuận lợi” của tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch tại lãnh thổ nghiên cứu.

Cụ thể:

+ Đánh giá tổng hợp để xác định mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với hoạt động du lịch theo 7 tiểu vùng địa lý tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Đánh giá theo từng loại tài nguyên để xác định mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với một số loại hình du lịch tiêu biểu.

Tỉnh Vĩnh Phúc có các ĐKTN/TNDL rất thuận lợi để phát triển du lịch. Cần có sự đánh giá khách quan các ĐKTN để đặt cơ sở khoa học cho việc khai thác và sử dụng một cách hợp lý nhất, có hiệu quả nhất cho mục đích phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững.

Trên cơ sở kết quả đánh giá, luận văn sẽ đề xuất những định hướng, giải pháp phù hợp cho TCLTDL của tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.1.2. Đối tượng đánh giá

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Đồng bằng Bắc Bộ với địa hình đa dạng và có sự phân hóa theo độ cao. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh và có sự phân hóa theo độ cao. Thảm thực vật đa dạng, phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau của rừng nhiệt đới gió mùa. Các nhân tố tự nhiên về địa hình, địa mạo, khí hậu, thảm thực vật là những tiêu chí quan trọng trong phân vùng địa lý tự nhiên của từng lãnh thổ.

Luận văn áp dụng hệ thống các chỉ tiêu phân vùng về địa hình, địa mạo của Nguyễn Đình Kỳ, Lại Vĩnh Cẩm (2011) [21], các chỉ tiêu về phân vùng khí hậu của Trần

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023