Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch


Tại chương I, điều 4, khoản 8, Luật Du lịch Việt Nam (2005):“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [44].

- Trung tâm du lịch

Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của nhiều điểm du lịch, nơi có mật độ điểm du lịch tương đối dày đặc. Đặc trưng của trung tâm du lịch là TNDL tập trung và được khai thác cao độ. Trung tâm du lịch là hạt nhân tạo vùng du lịch. Chính nó tạo bộ khung cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Trung tâm du lịch có diện tích tương đương lãnh thổ cấp tỉnh hay thành phố trực thuộc tỉnh.

- Tiểu vùng du lịch

Tiểu vùng du lịch là một tập hợp các điểm và trung tâm du lịch (nếu có). Về quy mô, tiểu vùng du lịch có diện tích bao trùm một vài tỉnh. Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại. Có hai loại tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du lịch đã hình thành (tiểu vùng du lịch thực tế) và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm năng).

- Á vùng du lịch

Á vùng du lịch được coi là cấp trung gian giữa tiểu vùng du lịch và vùng du lịch. Á vùng du lịch là tập hợp các điểm, trung tâm (nếu có), tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn, các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch rộng lớn, các mối quan hệ bên trong đa dạng. Á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên và đã thể hiện tính chuyên môn hóa trong chừng mực nhất định.

- Vùng du lịch

Đây là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Vùng du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch với những đặc trưng về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch như một hệ thống thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn - xã hội bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường KTXH xung quanh với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch. Các mối liên hệ nội vùng và ngoại vùng đa dạng dựa trên nguồn tài nguyên, CSHT, CSVCKT sẵn có. Vùng du lịch có diện tích rất lớn bao gồm nhiều tỉnh. Nếu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.


hoạt động mạnh mẽ, nó còn bao gồm cả khu vực không du lịch. Vùng du lịch gồm: vùng du lịch đã hình thành và vùng du lịch đang hình thành.

Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 5

Căn cứ vào hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch được ứng dụng ở quy mô toàn quốc, căn cứ vào thực tế tình hình phát triển du lịch tỉnh Phú Yên, để thuận tiện cho việc tổ chức lãnh thổ du lịch trên phạm vi cấp tỉnh, TCLTDL tỉnh Phú Yên được xây dựng bao gồm: điểm du lịch, cụm du lịch và tuyến du lịch.

+ Điểm du lịch: Đây là cấp thấp nhất trong phân vị và được coi là cấp cơ sở trong phạm vi một tỉnh. Mỗi điểm du lịch đều có đặc trưng về tài nguyên và có ý nghĩa khai thác khác nhau.

+ Cụm du lịch: Cụm du lịch được xây dựng dựa trên sự gần gũi về mặt không gian của các điểm du lịch, phản ánh sự hấp dẫn đối với du khách thông qua mức độ kết hợp của tài nguyên du lịch. Cụm du lịch là không gian lãnh thổ rộng, không có ranh giới pháp lí, tập trung nhiều loại tài nguyên với một nhóm các điểm du lịch đang khai thác hoặc dưới dạng tiềm năng, trong đó trung tâm của nó là một hoặc một vài điểm du lịch có sức thu hút khách cao.

+ Tuyến du lịch: Tại chương I, điều 4, khoản 9, Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không” [44]. Xây dựng các tuyến du lịch là việc quan trọng vì nó kết nối các điểm du lịch đặc sắc và độc đáo, có khả năng thu hút khách cao; đòi hỏi bố trí thời gian, phương tiện đi lại, cơ sở lưu trú hợp lý. Đây là cơ sở để xây dựng các tuyến tham quan. Tuyến du lịch bao gồm tuyến nội tỉnh và liên tỉnh.

Như vậy, trên lãnh thổ một tỉnh, điểm du lịch là hình thức TCLTDL ở cấp thấp nhất; cụm du lịch ở cấp cao hơn, bao gồm nhiều điểm du lịch; tuyến du lịch là lộ trình liên kết giữa các điểm du lịch, gắn liền với các tuyến giao thông.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch‌

TCLT du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: vị trí địa lí; tài nguyên du lịch; điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị; CSHT và CSVCKT.


- Vị trí địa lí

Vị trí địa lí là một trong những nhân tố tác động không nhỏ đến các mặt kinh tế

- xã hội của một lãnh thổ, trong đó có hoạt động du lịch. Trong du lịch, vị trí địa lí ảnh hưởng đến khả năng trung chuyển khách, đến sức hút đối với các luồng khách, đến tính liên kết trong phát triển du lịch. Một địa bàn du lịch có vị trí gần các trung tâm kinh tế, nằm trên các tuyến đường trọng yếu thường mang lại khả năng phát triển du lịch lớn do du khách có thu nhập cao và việc đi lại dễ dàng. Vị trí địa lí còn tác động đến tính liên kết vùng để đảm bảo khai thác du lịch hiệu quả nhất trên cơ sở khai thác chung những nguồn lực và phát triển những sản phẩm đặc trưng. Ngoài ra, vị trí địa lí còn tác động đến các yếu tố khác như khí hậu, thủy văn, sinh vật, văn hóa…và qua đó gián tiếp tác động đến hoạt động du lịch.

- Tài nguyên du lịch

Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã đưa ra các định nghĩa:

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”[44]. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn.

“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [44].

“Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng để phục vụ mục đích du lịch” [44].

Du lịch là ngành có sự định hướng tài nguyên. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chuyên môn hoá của vùng du lịch. Quy mô hoạt động của điểm, cụm, tuyến du lịch được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo


vùng du lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng và mức độ kết hợp của các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch và có chất lượng cao, mức độ kết hợp của các loại tài nguyên phong phú thì sẽ thu hút nhiều khách du lịch.

- Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

Dân cư và lao động là lực lượng quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, họ còn có nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. Dân số càng đông, lực lượng tham gia vào các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng nhiều thì du lịch càng có điều kiện phát triển, tổ chức lãnh thổ du lịch càng được mở rộng.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế có tác dụng làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu thành hiện thực. Tiếp theo đó nó đưa du lịch hoạt động với tốc độ nhanh hơn.

Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội là đòn bẩy cho hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng củng cố hòa bình. Hoà bình và sự ổn định về chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể xuất hiện trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch thay đổi theo không gian, thời gian và trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch. Nhu cầu nghỉ ngơi là hình thức thể hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể với môi trường bên ngoài, giữa điều kiện sống hiện có với điều kiện sống cần có thông qua các dạng nghỉ ngơi khác nhau. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch đặc trưng cho mọi giai đoạn phát triển của xã hội.

Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. Chính chúng đã làm thay đổi tận gốc nền sản xuất xã hội, thay thế lao động cơ bắp bằng lao động cơ giới và tự động. Cường độ làm việc nhanh chóng và mức độ căng thẳng cao làm xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi. Mặt khác, hiệu quả sản xuất được nâng cao làm gia tăng thu nhập cũng có nghĩa là gia tăng khả năng tham gia du lịch. Đồng thời, nó còn giúp hoàn thiện và


hiện đại hóa CSHT và CSVCKT du lịch giúp cho ngành hoạt động ngày càng hiệu quả.

Độ thị hóa góp phần đẩy mạnh nhu cầu du lịch. Đô thị hóa tạo ra lối sống đô thị mà ở đó nhận thức của con người về sức khỏe, sự hiểu biết cũng như nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, tận hưởng không khí trong lành trở nên cao hơn.

Điều kiện sống của người dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt đến một trình độ nhất định. Mức sống tăng lên góp phần phát triển rộng rãi hoạt động du lịch.

Thời gian rỗi là nhân tố rất quan trọng để phát triển loại hình du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch dài ngày. Cùng với sự phát triển và tiến bộ xã hội, thời gian nghỉ ngơi của người lao động không ngừng được nâng lên.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

CSHT và CSVCKT du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch. Có TNDL hấp dẫn, nhưng CSHT và CSVCKT kém phát triển thì TNDL chỉ dưới dạng tiềm năng.

CSHT có vai trò đặc biệt trong việc đẩy mạnh hoạt động du lịch. Vai trò quan trọng đầu tiên phải kể đến hệ thống giao thông vì hoạt động du lịch gắn liền với việc di chuyển của con người. Tiếp theo, thông tin liên lạc là điều kiện để đảm bảo thông tin cho du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra cần phải nói đến việc cung cấp điện, nước phục vụ trực tiếp cho các cơ sở du lịch. Như vậy CSHT là tiền đề và là đòn bẩy của hoạt động du lịch.

CSVCKT của du lịch gồm có: cơ sở lưu trú, mạng lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại, cơ sở thể thao, cơ sở y tế chữa bệnh, cơ sở vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa thông tin và các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng, tiệm nhiếp ảnh… CSVCKT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch. CSVCKT và TNDL có quan hệ chặt chẽ với nhau. TNDL ảnh hưởng đến công suất, thể loại, thứ hạng của các thành phần CSVCKT. Sự kết hợp hài hòa giữa TNDL và CSVCKT giúp cho cơ sở du lịch hoạt động hiệu quả.


Tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến TCLTDL, trong số đó TNDL có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến việc hình thành và phát triển của lãnh thổ du lịch.

1.1.5. Vai trò và mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch‌

- Vai trò

Du lịch là ngành có định hướng rõ rệt về tài nguyên, nếu không có tài nguyên thì không có hoạt động du lịch và không thể TCLTDL. Nghiên cứu TCLTDL và xây dựng các hình thức tổ chức theo không gian hợp lí giúp cho hoạt động du lịch có điều kiện sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là TNDL.

Nghiên cứu TCLTDL còn tạo điều kiện đẩy mạnh chuyên môn hoá du lịch. Chuyên môn hoá du lịch có tính chất đặc biệt, đây là một hiện tượng khách quan gắn với các nguồn lực mà trước hết là tài nguyên du lịch. Với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các quy luật khách quan khác trong các hình thái KTXH khác nhau, liên quan đến trình độ phát triển của sức sản xuất, khi nền sản xuất xã hội phát triển, nhu cầu du lịch ngày càng cao thì sự chuyên môn hoá du lịch ngày càng sâu sắc. Thực tế ngành du lịch có bốn hướng chuyên môn hoá là:

+ Chuyên môn hoá theo loại hình dịch vụ;

+ Chuyên môn hoá theo loại hình du lịch;

+ Chuyên môn hoá theo giai đoạn của quá trình du lịch;

+ Chuyên môn hoá theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch.

Việc nghiên cứu TCLTDL nói chung và vạch ra các tuyến, điểm du lịch trên một lãnh thổ nói riêng còn góp phần quan trọng tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch, tăng cường khả năng cạnh tranh. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kì nghỉ trọn vẹn và sự hài lòng về kì nghỉ đó. Những sản phẩm càng độc đáo, chất lượng càng cao, sự lôi cuốn du khách càng mạnh. Nhưng việc hình thành các sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch và việc khai thác tài nguyên du lịch đó như thế nào cho hài lòng du khách. Tài nguyên du lịch sẽ chỉ dưới dạng tiềm năng nếu không được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch. Chính việc TCLTDL hợp lí là một trong


những biện pháp hàng đầu nhằm tạo ra và khai thác hữu hiệu các sản phẩm du lịch độc đáo.

Nghiên cứu TCLTDL có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn. Việc nhận thức chúng một cách đúng đắn sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn lực du lịch để phát triển KTXH. Hiệu quả là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập người dân, bảo tồn các di sản tự nhiên và văn hóa, bảo vệ mội trường…

- Mục tiêu

TCLTDL có những mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu được xác định dựa trên sự khác nhau của các đối tượng du lịch. Các đối tượng du lịch đó phải thật cụ thể, rõ ràng để công tác tổ chức du lịch diễn ra một cách thuận lợi và đồng bộ trong một thời gian nhất định. Những mục tiêu đó sẽ tạo tiền đề cho sự ảnh hưởng đến ý tưởng hay mục đích và cung cấp nền tảng hệ thống cho sự xác định của các chính sách du lịch.

Theo Clare A.Gunn (1993) [dẫn theo 14, trang 19 ]có bốn mục tiêu cơ bản cần nắm được khi tiến hành TCLT du lịch:

+ Đáp ứng sự hài lòng và sự thoả mãn của khách du lịch;

+ Đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế;

+ Bảo vệ nguồn TNDL;

+ Sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng.

Bốn mục tiêu này phải được xem xét như những động cơ thúc đẩy đối với tất cả các cơ quan hữu quan tham gia vào trong dự án và phải phát triển những chiến lược và đối sách cần thiết nhằm thực hiện chúng cho bằng được.

TCLTDL phải đáp ứng sự hài lòng và sự thoả mãn của khách du lịch. Mỗi du khách trước khi đi du lịch đều có mục tiêu cụ thể. Có du khách đi du lịch để tham quan ngắm cảnh, có du khách để nghỉ ngơi thư giãn, có du khách để nghiên cứu học hỏi... Vì vậy, khi nghiên cứu TCLTDL phải đặt mục tiêu đạt được đó là sự hài lòng, thoả mãn của khách du lịch. Có như vậy mới thu hút được khách du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế vì vậy không thể không đặt mục tiêu về kinh tế. TCLTDL như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải bằng mọi giá để đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế mà không chú trọng về môi trường.


Mục tiêu cũng hết sức quan trọng đó là phải bảo vệ tài nguyên du lịch để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Các loại tài nguyên du lịch dễ bị xuống cấp nếu chúng ta không bảo vệ giữ gìn và luôn đầu tư tu bổ. Trong quá trình khai thác tài nguyên cần phải bảo vệ, giữ gìn tài nguyên để có thể khai thác lâu dài và hiệu quả hơn.

Mục tiêu rất quan trọng của TCLTDL đó là sự thống nhất của vùng du lịch và cộng đồng. Trong mỗi vùng du lịch có cộng đồng cư dân sinh sống. Mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong vùng du lịch chủ yếu do cộng đồng dân cư. Việc thống nhất vùng du lịch và cộng đồng dân cư sẽ là động lực để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế.

1.1.6. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch cấp tỉnh‌

1.1.6.1. Đánh giá điểm du lịch

Trong phạm vi của một tỉnh, các hình thức TCLTDL bao gồm: điểm, cụm và tuyến du lịch. Luận văn sẽ xây dựng tiêu chí đánh giá các hình thức TCLTDL nêu trên.

- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm du lịch

Để xác định được các điểm du lịch với các ý nghĩa khác nhau cần có những tiêu chí cụ thể. Đã có một số tác giả [10], [14], [15] xây dựng tiêu chí đánh giá điểm du lịch. Kế thừa những nghiên cứu của các tác giả và để phù hợp với nội dung, phạm vi và địa bàn nghiên cứu, các tiêu chí xây dựng để đánh giá điểm du lịch trong luận văn gồm tám tiêu chí: Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch; Thời gian hoạt động du lịch (tính thời vụ); Sức chứa khách du lịch; Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch; CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch; Sự kết hợp đồng bộ giữa TNDL và CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch;Giá trị của điểm du lịch được xếp hạng; Độ bền vững của môi trường du lịch.

a. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch

Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên điểm du lịch. Sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo khác của điểm du lịch có thể đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Tiêu chí này được chia thành 4 cấp: rất hấp dẫn, khá hấp dẫn, hấp dẫn trung bình và kém hấp dẫn.

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 06/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí