Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 13


- Đường số 5

Loại di tích: di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm công nhận: 18.06.1997.

Địa điểm: huyện Tây Hòa và Đông Hòa.

Đường số 5 (nay là quốc lộ 29), là con đường liên tỉnh Phú Yên - Đắc Lắc, nối quốc lộ 1A với quốc lộ 14, đoạn qua tỉnh Phú Yên dài 40 km. Sau khi giải phóng Buôn Ma Thuộc ngày 15.03.1975, Quân đoàn 2 ngụy Sài Gòn đã rời bỏ Tây Nguyên rút chạy về phía đồng bằng để cố thủ. Nhận chỉ thị của Khu ủy Khu 5, quân dân Phú Yên đã chặn đánh quyết liệt trong 7 ngày đêm, làm cho cuộc “rút lui chiến lược” trở thành cuộc tháo chạy tán loạn và lập chiến công to lớn trên đường số 5, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Hiện nay, di tích lịch sử đường số 5 có đưa vào khai thác du lịch nhưng còn mờ nhạt, chủ yếu phục vụ du khách địa phương tìm hiểu về lịch sử trong những dịp lễ. Giao thông đi lại thuận lợi nhưng cơ sở lưu trú và nơi bán đồ lưu niệm chưa có.

- Nơi diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh

Loại di tích: di tích lịch sử quốc gia. Năm công nhận: 18.06.1997.

Địa điểm: thôn Ngân Sơn, xã Chí Thạnh, huyện Tuy An.

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm vẫn cố tình vi phạm Hiệp định. Tại Phú Yên, ngày 07/9/1954 (tức ngày 11/8 năm Giáp Ngọ), tại Trường Ngân Sơn, dốc Nhà Thương và khu Nhà hát Nhân dân huyện, ngụy quân đã gây ra vụ thảm sát làm 64 người chết và 76 người bị thương. Để tưởng nhớ tinh thần đấu tranh và hy sinh anh dũng của nhân dân huyện Tuy An, chính quyền địa phương đã xây dựng đài tưởng niệm tại trung tâm thị trấn Chí Thạnh. Hiện nay nơi đây chỉ phục vụ du khách địa phương tìm hiểu về lịch sử. Giao thông thuận tiện vì nằm ngay quốc lộ 1A tuy nhiên hiện xung quanh đây chưa có cơ sở lưu trú cho du khách.

- Địa đạo Gò Thì Thùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Loại di tích: di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm công nhận: 2009.


Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 13

Địa điểm: thôn Xuân Thành, xã An Xuân, huyện Tuy An.

Địa đạo Gò Thì Thùng bắt đầu được đào từ ngày 10.05.1964, đến tháng 08.1965 thì hoàn thành. Sau khi hoàn thành, tổng chiều dài địa đạo là 1.948 m xuyên qua Gò Thì Thùng, sâu 4,5 m, rộng 0,8 m. Toàn bộ địa đạo có 486 giếng, trên miệng giếng lấy gỗ đặt rầm, cách 20 m chừa một cửa hông có ngụy trang, có hệ thống hầm chỉ huy, hầm chứa nước uống, lương thực, vũ khí. Địa đạo đã góp phần đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô năm 1966 của Mỹ. Cùng với địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị), địa đạo Gò Thì Thùng là một trong 3 địa đạo lớn ở nước ta. Nơi đây còn có lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Hiện nay đường lên gò Thì Thùng chưa thật thuận tiện, cơ sở lưu trú mới chỉ có một vài nhà nghỉ chất lượng không cao. Nơi đây đã được tỉnh chú trọng khai thác phục vụ du lịch nhưng nhìn chung còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa quảng bá rộng rãi trên thông tin đại chúng.

- Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương Loại di tích: di tích lịch sử quốc gia. Năm công nhận: 27.09.1996.

Địa điểm: thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An.

Lê Thành Phương sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Nghiệp, huyện Tuy An). Năm 1885, ông hưởng ứng chiếu Cần Vương tập hợp nghĩa quân chống thực dân Pháp và được vua Hàm Nghi phong làm “Thống soái Quân vụ Đại Thần”. Trong hai năm 1885 – 1886, nghĩa quân đã đánh nhiều trận và làm chủ một vùng rộng lớn từ Phú Yên đến Bình Thuận. Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của nghĩa quân, tháng 2.1887, thực dân Pháp dồn lực lượng đàn áp. Ngày 14.02.1887, ông bị bắt và giam tại nhà lao An Thổ. Thực dân Pháp ra sức mua chuộc nhưng ông không quy hàng. Ngày 20.02.1887, ông bị xử tử tại bến đò Cây Dừa. Mộ Lê Thành Phương được đặt trên núi Đá Trắng, gần đèo Quán Cau. Hằng năm, nhân dân tổ chức giỗ ông vào ngày 28 tháng Giêng âm lịch. Về khai thác du lịch, giao thông đến đây tương đối thuận lợi vì nằm gần quốc lộ 1A nhưng cơ sở lưu trú hiện chưa phát triển. Hiện nơi đây đã khai thác du lịch phục vụ du khách địa phương.


- Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Phú Yên

Loại di tích: di tích lịch sử quốc gia. Năm công nhận: 18.06.1997.

Địa điểm: Thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03.02.1930), một số thanh niên tri thức yêu nước Phú Yên tìm cách liên lạc để tổ chức các cuộc đấu tranh. Ngày 05.10.1930, tại nhà đồng chí Phan Lưu Thanh, xóm Bồ Đề, thôn Phước Long, xã Xuân Long (nay là khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân) đã tổ chức hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Phú Yên với 8 đảng viên. Đồng chí Phan Lưu Thanh được bầu làm Bí thư. Sau ngày đất nước thống nhất, nơi đây được gìn giữ và công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Về phát triển du lịch, giao thông và cơ sở lưu trú ở đây tương đối tốt vì nằm ở thị trấn La Hai. Tuy nhiên, hiện du lịch chủ yếu chỉ phục vụ du khách địa phương.

- Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ

Loại di tích: di tích lịch sử quốc gia. Năm công nhận: 22.08.2008.

Địa điểm: xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa.

Đây là nơi gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến chống Mỹ của tỉnh từ năm 1962 đến năm 1975. Di tích khu căn cứ gắn với nhà thờ Bác Hồ và nhiều thắng cảnh đẹp của vùng cao nguyên Vân Hòa. Hiện du lịch nơi đây còn gặp nhiều khó vì giao thông không thuận tiện và CSVCKT hầu như chưa có gì. Vùng cao nguyên Vân Hòa ở độ cao 400 m có khí hậu mát mẻ và nổi tiếng với cây sa nhân tím (Đà Lạt của Phú Yên). Nếu được đầu tư thích đáng thì đây sẽ là nơi nghỉ mát lý tưởng.

- Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh Loại di tích: di tích lịch sử quốc gia. Năm công nhận: 27.07.1996.

Địa điểm: xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa.

Lương Văn Chánh là người Bắc Hà, dưới thời vua Lê Thế Tông được phong chức Thiên Vũ vệ Đô chỉ huy sứ. Năm Mậu Dần 1578, ông được chúa Nguyễn Hoàng


cử vào ổn định vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả. Nhờ có công lớn, ông được thăng Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, sau làm Trấn Biên quan. Ông đã chiêu mộ lưu dân vùng Thanh – Nghệ, Thuận Hóa và các nơi khác vào khai hoang, lập ấp và là cơ sở để chúa Nguyễn Hoàng lập ra phủ Phú Yên. Ông là vị thành hoàng mở đất dựng làng, bảo vệ nhân dân. Ông mất ngày 19 tháng 9 năm Tân Hợi 1611. Mộ nằm trên gò cao, quay mặt ra sông Bến Lội, hướng về núi Chóp Chài. Hằng năm vào ngày 6 tháng 2 và ngày 19 tháng 9 (âm lịch) Phú Yên tổ chức lễ hội Đền thờ Lương Văn Chánh. Về phát triển du lịch, giao thông đến đây tương đối thuận lợi vì gần TP Tuy Hòa tuy nhiên CSVCKT hầu như chưa có gì.

- Địa điểm diễn ra cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh

Loại di tích: di tích lịch sử quốc gia. Năm công nhận: 06.11.2005.

Địa điểm: xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa.

Ngày 22.12.1960, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Phú Yên và Huyện ủy Tuy Hòa 1, nhân dân xã Hòa Thịnh đã đứng lên làm cuộc Đồng khởi, đập tan bộ máy ngụy quyền, thiết lập chính quyền tự quản cách mạng. Cuộc Đồng khởi Hòa Thịnh là bước mở đầu quan trọng cho phong trào cách mạng vùng nông thôn đồng bằng Phú Yên, chuyển phong trào cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, tạo cơ sở cho nhân dân toàn tỉnh đẩy mạnh và phát triển phong trào đấu tranh cách mạng, là bước mở đầu cho phong trào giải phóng các tỉnh đồng bằng khu 5. Cùng với Bến Tre, Trà Bồng, Đồng khởi Hòa Thịnh đã đi vào lịch sử Phú Yên và lịch sử dân tộc. Giao thông đến đây tương đối thuận lợi nhưng CSVCKT hầu như chưa có gì. Du lịch nơi đây hiện chỉ chủ yếu phục vụ du khách địa phương.

- Thành An Thổ nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam

Loại di tích: di tích khảo cổ quốc gia. Năm công nhận: 22.08.2005.

Địa điểm: xã An Dân, huyện Tuy An.

Thành được xây dựng vào thời vua Minh Mạng (1832-1836) theo kiến trúc bình đồ hình vuông, là trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến từ đầu thế kỷ XIX


đến năm 1899 - nơi đây gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử Cuộc khởi nghĩa Cần Vương do chí sĩ Lê Thành Phương lãnh đạo. Thành An Thổ đóng vai trò là tỉnh lỵ của Phú Yên trong suốt gần 60 năm, sau đó là phủ lỵ của phủ Tuy An đến năm 1939. Trong thời gian từ năm 1901 đến năm 1906, ông Trần Văn Phổ là phụ thân Tổng Bí thư Trần Phú, đến giữ chức Giáo thụ tại Tuy An. Ông đã đưa cả gia đình đến đây làm việc, sinh sống và đồng chí Trần Phú đã chào đời ở nơi đây vào ngày 1/5/1904. CSHT và CSVCKT tương đối tốt vì nằm trên quốc lộ 1A và tuyến du lịch trọng yếu của tỉnh. Hiện tại tỉnh có chú trọng phát triển du lịch phục vụ du khách địa phương và ngoài tỉnh.

- Thành Hồ

Loại di tích: di tích khảo cổ quốc gia. Năm công nhận: 09.2005.

Địa điểm: Thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa.

Thành Hồ còn được gọi là thành An Nghiệp, án ngữ phía bắc sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Tuy hiện thành chỉ còn là phế tích, nhưng đây từng là vị thế hiểm yếu về quân sự chính trị của vương quốc Chăm Pa. Thành có bình đồ hình chữ nhật, cao 3 – 5 m, rộng 20 – 30 m, bốn chòi canh ở bốn góc. Tường thành phía nam chạy dọc theo sông Đà Rằng, dài 825 m, đã bị nước sông xói lở. Tường thành phía đông dài 732 m, tường phía tây dài 940 m, phía bắc dài 738 m. Giao thông đến đây và nơi lưu trú tương đối thuận lợi vì nằm gần thị trấn Phú Hòa. Tuy nhiên, hiện di tích Thành Hồ chỉ còn là phế tích và chưa được trùng tu thích đáng, tài nguyên du lịch đang bị suy thoái nghiêm trọng. Du lịch ở đây chủ yếu phục vụ khách địa phương.

- Gành Đá Đĩa

Loại di tích: thắng cảnh quốc gia. Năm công nhận: 23.01.1997.

Địa điểm: xã An Ninh Đông, huyện Tuy An.

Gành Đá Đĩa có chiều rộng khoảng 50 m và trải dài hơn 200 m, là một thắng cảnh thiên tạo hiếm thấy. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau nên có tên gọi là gành Đá Đĩa. Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở gành Đá Đĩa là loại


đá bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách nay khoảng gần 200 triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển bất ngờ bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những cột đá bị cắt thành nhiều khúc. Bên cạnh gành Đá Đĩa có một bãi cát dài khoảng 3 km. Cát ở đây trắng mịn, sạch và nước biển luôn trong xanh. Phong cảnh ở đây còn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và môi trường thuần khiết. Gành Đá Đĩa được xem là một hiện tượng địa chất hết sức độc đáo ở nước ta. Hiện tại giao thông đến đây thuận tiện. Tuy nhiên, CSVCKT chưa được đầu tư xứng với tầm của một thắng cảnh quốc gia. Nơi đây chưa có cơ sở lưu trú, khu bán đồ lưu niệm, chưa có các dịch vụ đi kèm. Du lịch ở đây hiện phục vụ cho du khách trong và ngoài nước nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng.

- Núi Đá Bia

Loại di tích: thắng cảnh quốc gia. Năm công nhận: 27.03.2009.

Địa điểm: xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa.

Núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), dân gian gọi là Núi Ông, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả. Núi có độ cao tuyệt đối 706 m, trên đỉnh có tảng đá cao khoảng 76 m, mây thường xuyên che lấp khối đá tạo nên cảnh quan hùng vĩ, ấn tượng. Từ đây có thể nhìn bao quát khung cảnh xung quanh: Vũng Rô (Phú Yên), vịnh Vân Phong (Khánh Hòa), đồng bằng Tuy Hòa, núi Chóp Chài, sông Ba...

Từ xưa, núi Đá Bia đã được xem là ngọn núi thiêng với tên gọi Lingaparvata (cách gọi người Chăm). Tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chămpa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này. Vì thế, núi được gọi là núi Đá Bia. Năm 1836,vua Minh Mạng cho thể hiện hình tượng dãy núi vào Tuyên Đỉnh. Phan Thanh Giảng vào giữa thế kỷ XIX khi quan đây cũng đã để lại bài thơ chữ Hán. Hiện tại CSHT và CSVCKT ở đây tương đối tốt vì nằm ngay trên quốc lộ 1A, có hệ thống nhà nghỉ đạt chuẩn cũng như các dịch vụ đi kèm khác. Nơi đây hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh.


- Đầm Ô Loan

Loại di tích: thắng cảnh quốc gia. Năm công nhận: 27.09.1996.

Địa điểm: huyện Tuy An.

Đầm Ô Loan nằm sát quốc lộ 1A, dưới chân đèo Quán Cau, cách thị xã Tuy Hòa khoảng 25 km về phía Bắc. Đây là đầm nước lợ, có diện tích tự nhiên khoảng

1.570 ha, tiếp giáp các xã An Cư, An Hòa, An Hải, An Hiệp và An Ninh Đông của huyện Tuy An. Đầm được bao bọc bởi núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn cát An Hải với một lạch nước thông ra biển về phía bắc. Giữa đầm có hai tảng đá lớn chồng lên nhau gọi là hòn Chồng. Đứng trên đèo Quán Cau nhìn xuống, đầm Ô Loan giống như con phượng hoàng đang sải cánh. Hằng năm, vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch, lễ hội đua thuyền truyền thống đầm Ô Loan được tổ chức, thể hiện nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống của Phú Yên. Giao thông đến đây rất thuận lợi vì nằm cạnh quốc lộ 1A. Tuy nhiên CSVCKT mới chỉ có một vài nhà nghỉ, nhà hàng còn nhỏ lẻ. Hiện nay đầm Ô Loan đã đưa vào khai thác du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước.

- Vịnh Xuân Đài

Loại di tích: thắng cảnh quốc gia. Năm công nhận: 20.01.2011.

Địa điểm: thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An.

Vịnh Xuân Đài nằm ngay bên Quốc lộ 1A rộng trên 13.000 ha, cửa vịnh rộng khoảng 4,4 km, bờ vịnh dài đến 50 km, sâu từ 7 m đến 18 m. Ba mặt vịnh là những dải núi bao bọc và vươn ra biển. Vịnh trải dài trên nhiều địa hình khác nhau với nhiều cái tên: gành Đèn, mũi Đá Ong, vũng Lắm, bãi Từ Nham… Vịnh Xuân Đài nằm trải dài và kết nối với các địa danh khác dọc theo Quốc lộ 1A tạo thành chuỗi điểm đến thú vị, như: Đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa… Xuân Đài là một trong những nơi đặt chân đầu tiên của lưu dân người Việt trên vùng đất trấn biên Phú Yên hơn 400 năm trước. Nơi ghi đậm chiến công đầu tiên của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đánh tan đội thủy quân chủ lực của Nguyễn Ánh, mở ra triều đại Tây Sơn. Đây còn là nơi diễn ra hoạt động ngoại giao đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dưới thời vua Minh Mạng. Hiện nay vịnh Xuân Đài đang được quy hoạch trở thành khu du lịch quốc gia.


CSHT và CSVCKT đã và đang được đầu tư mạnh. Nơi đây hiện thường xuyên phục vụ du khách trong và ngoài nước.

- Bãi Môn - Mũi Điện

Loại di tích: thắng cảnh quốc gia. Năm công nhận: 2008.

Địa điểm: thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa.

Bãi Môn - Mũi Điện nằm liền kề nhau. Mũi Điện còn có tên gọi là Mũi Đại Lãnh, Mũi Kê Gà, Cap Varella; có tọa độ địa lý: 12053’48’’ vĩ độ Bắc và 109027’06’’ kinh độ Đông. Từ thành phố Tuy Hoà theo tuyến đường Hoà Hiệp - Phước Tân - Bãi Ngà khoảng 24 km hoặc đi từ thành phố Tuy Hòa theo quốc lộ 1A khoảng 25 km đến lưng chừng đèo Cả, gặp đường xuống Vũng Rô, đi theo đường nhựa về phía Đông

khoảng 5 km là đến Bãi Môn - Mũi Điện. Từ Bãi Môn lội qua một suối nước ngọt đi theo đường núi, vượt lên khoảng 400 bậc cấp, dài 500 m là lên đến Trạm Hải Đăng. Cuối Thế kỷ XIX, đại úy sỹ quan người Pháp tên là Varella đã phát hiện và ghi nhận tầm quan trọng của mũi đất này trên bản đồ hàng hải thế giới, người pháp gọi là Cap Varella. Năm 1890, người Pháp xây dựng ngọn hải đăng với mục đích định hướng cho tàu thuyền hoạt động trên biển ra vào vịnh Vũng Rô. Trải qua chiến tranh, ngọn hải đăng đã bị đổ nát. Năm 1995, ngọn hải đăng được xây dựng và hoạt động lại. Đây là một trong 8 ngọn hải đăng có trên 100 năm tuổi trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt động của Việt Nam; là ngọn hải đăng nằm gần hải phận quốc tế nhất. Còn Bãi Môn là bãi biển được Mũi Nạy ở phía Bắc và Mũi Điện ở phía Nam che chắn, bờ biển dài hơn 400 m, cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhẹ, độ dốc nhỏ và thoải dần ra xa. Hiện tại đường tới Bãi Môn – Mũi Điện khá thuận lợi. Tuy nhiên, CSVCKT ở đây còn yếu, chỉ có một trạm dừng chân nhỏ và chưa có các dịch vụ khác. Hiện nơi đây đã được khai thác phục vụ du lịch cho du khách trong và ngoài nước.

- Tháp Nhạn

Loại di tích: di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia. Năm công nhận: 16.11.1988.

Địa điểm: Phường 1, thành phố Tuy Hòa, bên bờ sông Đà Rằng.

Đây là một công trình kiến trúc vào loại lớn của người Chăm, xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI, tọa lạc trên núi Nhạn ở độ cao 64 m. Tháp có cấu trúc bình đồ

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 06/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí