vuông, mỗi cạnh 10 m, cao 23,5 m, gồm 3 phần chính: đế, thân và mái. Cửa tháp quay về phía Đông. Đứng trên núi Nhạn du khách có thể ngắm toàn cảnh TP.Tuy Hòa. Trong dân gian vẫn còn lưu lại câu chuyện về việc xây tháp Nhạn. Hằng năm vào rằm tháng Giêng âm lịch, nơi đây diễn ra hội thơ Nguyên Tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách. Tháp Nhạn có vị trí thuận lợi vì nằm trong TP Tuy Hòa. CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch tương đối tốt.
- Chùa Đá Trắng (Chùa Từ Quang)
Loại di tích: di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia. Năm công nhận: 29.06.1997.
Địa điểm: thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An.
Chùa nằm trên núi có nhiều tảng đá trắng nên gọi là chùa Đá Trắng. Chùa dựa lưng vào núi Xuân Đài có độ cao gần 100 m nhìn ra con sông Cái. Chùa được xây từ năm 1797 dưới triều vua Quang Toản (triều Tây Sơn). Năm 1889 chùa được ban sắc tứ. Phía Tây là khu mộ các vị hòa thượng khai sơn và trụ trì của chùa. Trong chùa có quả Đại hồng chung nặng 330 kg do hòa thượng Pháp Ngũ đúc tại kinh đô Phú Xuân. Xung quanh chùa là vườn xoài Đá Trắng mà ngày xưa dùng để tiến vua và mang danh hiệu là “Bạch Thạch Yêm Ba”. Vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch nơi đây tổ chức hội chùa thu hút nhiều du khách.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các điểm du lịch trọng yếu tỉnh Phú Yên. Trong luận văn, tác giả đã tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi của từng điểm trên. Những điểm này được đánh giá bởi 8 tiêu chí khác nhau. Các điểm du lịch được đánh giá là những nơi có tài nguyên du lịch được công nhận cấp quốc gia và có vai trò quan trọng cho du lịch tỉnh. Có một số điểm không được tiến hành đánh giá vì thiếu một số thông tin cần thiết và vì vai trò không thực sự quan trọng của nó đối với du lịch tỉnh Phú Yên.
Bảng 2.7. Kết quả tổng điểm đánh giá các điểm du lịch tỉnh Phú Yên
Độ hấp dẫn của TNDL | Thời gian hoạt động du lịch | Sức chứa khách du lịch | Vị trí và khả năng tiếp cận | CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch | Sự kết hợp giữa TNDL và CSHT, CSVCKT | Giá trị xếp hạng | Độ bền vững của môi trường | Tổng điểm | |
Vũng Rô | 12 | 6 | 4 | 3 | 6 | 9 | 9 | 8 | 57 |
Đường số 5 | 3 | 8 | 2 | 4 | 2 | 6 | 9 | 8 | 42 |
Nơi diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh | 3 | 8 | 2 | 3 | 2 | 3 | 9 | 8 | 38 |
Địa đạo Gò Thì Thùng | 9 | 4 | 8 | 2 | 6 | 6 | 9 | 8 | 52 |
Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương | 9 | 2 | 2 | 3 | 2 | 6 | 9 | 8 | 41 |
Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Phú Yên | 6 | 4 | 2 | 2 | 2 | 6 | 9 | 8 | 39 |
Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến | 6 | 4 | 2 | 2 | 2 | 6 | 9 | 8 | 39 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Và Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Phú Yên
- Cơ Cấu Doanh Thu Du Lịch Phú Yên Phân Theo Các Hạng Mục Giai Đoạn 2001 – 2010
- Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 13
- Kết Quả Tổng Hợp Điểm Đánh Giá Các Cụm Du Lịch Tỉnh Phú Yên
- Định Hướng Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Phú Yên Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm
- Dự Báo Nhu Cầu Buồng Lưu Trú Giai Đoạn 2010 –2030
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh | 9 | 2 | 2 | 4 | 2 | 6 | 9 | 8 | 42 |
Đồng Khởi Hòa Thịnh | 3 | 4 | 2 | 3 | 2 | 3 | 9 | 8 | 34 |
Thành An Thổ | 6 | 4 | 2 | 3 | 2 | 3 | 9 | 8 | 37 |
Thành Hồ | 9 | 8 | 2 | 4 | 2 | 6 | 9 | 8 | 48 |
Gành Đá Đĩa | 12 | 6 | 8 | 3 | 2 | 6 | 9 | 8 | 54 |
Núi Đá Bia | 12 | 6 | 4 | 3 | 6 | 9 | 9 | 8 | 57 |
Đầm Ô Loan | 12 | 6 | 2 | 4 | 2 | 6 | 9 | 8 | 49 |
Vịnh Xuân Đài | 12 | 6 | 8 | 3 | 2 | 6 | 9 | 8 | 54 |
Bãi Môn – Mũi Điện | 12 | 6 | 2 | 4 | 6 | 9 | 9 | 8 | 54 |
Tháp Nhạn | 9 | 8 | 6 | 4 | 6 | 12 | 9 | 8 | 62 |
Chùa Đá Trắng (Chùa Từ Quang) | 9 | 8 | 2 | 2 | 2 | 6 | 9 | 8 | 46 |
Nguồn: Tính toán của học viên
(Xem phụ lục 14 - 20, trang 175 - 190)
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch tỉnh Phú Yên
Điểm du lịch | Tổng điểm | Mức độ | |
1 | Vũng Rô | 57 | Rất thuận lợi |
2 | Đường số 5 | 42 | Thuận lợi |
3 | Nơi diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh | 38 | Thuận lợi |
4 | Địa đạo Gò Thì Thùng | 52 | Thuận lợi |
5 | Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương | 41 | Thuận lợi |
6 | Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Phú Yên | 39 | Thuận lợi |
7 | Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ | 39 | Thuận lợi |
8 | Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh | 42 | Thuận lợi |
9 | Địa điểm diễn ra cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh | 34 | Không thuận lợi |
10 | Thành An Thổ | 37 | Thuận lợi |
11 | Thành Hồ | 48 | Thuận lợi |
12 | Gành Đá Đĩa | 54 | Rất thuận lợi |
13 | Núi Đá Bia | 57 | Rất thuận lợi |
14 | Đầm Ô Loan | 49 | Thuận lợi |
15 | Vịnh Xuân Đài | 54 | Rất thuận lợi |
16 | Bãi Môn – Mũi Điện | 54 | Rất thuận lợi |
17 | Tháp Nhạn | 62 | Rất thuận lợi |
18 | Chùa Đá Trắng (Chùa Từ Quang) | 46 | Thuận lợi |
Nguồn: Tính toán của học viên Kết quả 18 điểm du lịch được tiến hành đánh giá có 6 điểm du lịch rất thuận lợi, chiếm 33,33 %; có 11 điểm du lịch thuận lợi, chiếm 61,11 %; có 1 điểm du lịch không
thuận lợi, chiếm 5,55 %. Điểm du lịch có điểm số cao nhất là Tháp Nhạn với 62 điểm. Tỷ lệ điểm so với điểm tối đa là 86,11 %. Điểm du lịch có điểm số thấp nhất là Địa
điểm diễn ra cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh với 34 điểm. Tỷ lệ so với điểm tối đa là 47,22%.
Nhìn chung, hạn chế lớn nhất của các điểm du lịch là về CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch. Nhiều điểm tuy đã được công nhận cấp quốc gia nhưng vẫn còn khai thác theo kiểu tự phát, sơ sài, thiếu sự quản lý chặt chẽ trong các khâu tiếp thị quảng cáo, đưa đón khách, dịch vụ ăn uống, công tác bảo vệ mội trường… Do đó, tính hiệu quả khi khai thác các điểm du lịch không cao. Những điểm du lịch khai thác có hiệu quả cao thường tập trung ở TP Tuy Hòa và vùng phụ cận.
Như vậy, Phú Yên có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Điểm mạnh của du lịch Phú Yên là tài nguyên du lịch còn hoang sơ, môi trường chưa bị suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của du lịch Phú Yên là CSHT và CSVCKT, nguồn lao động chất lượng cao. Nếu đầu tư tốt, nhất là CSHT và CSVCKT thì du lịch Phú Yên sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
2.2.2.2. Cụm du lịch
Căn cứ vào sự phân bố về mặt không gian của các tài nguyên du lịch, cũng như căn cứ vào các điều kiện KTXH, CSHT… tổ chức không gian du lịch tỉnh Phú Yên có thể gồm các không gian trọng yếu sau:
- TP Tuy hòa và vùng phụ cận
Đặc điểm chung: Cụm du lịch này bao gồm TP Tuy Hòa và huyện Đông Hòa có diện tích tự nhiên 375 km2, dân số hơn 266,5 nghìn người, chiếm 7,5 % diện tích và 30 % dân số toàn tỉnh. Mật độ trung bình: 711 người/km2, đông nhất tỉnh. Đây là không gian động lực cho du lịch tỉnh Phú Yên hiện nay. Hoạt động du lịch chủ yếu gắn với đô thị Tuy Hòa với lợi thế về CSHT, CSVCKT, nhân lực. Ở đây tập trung hầu hết các đầu mối giao thông quan trọng: quốc lộ 1A, quốc lộ 25 quốc lộ 29, ga đường sắt Bắc – Nam, sân bay Đông Tác, cảng Vũng Rô.
Trung tâm du lịch: TP Tuy Hòa là trung tâm của cụm du lịch này và cũng là trung tâm du lịch của tỉnh Phú Yên. Trung tâm thương mại và dịch vụ Vũng Rô là trung tâm bổ trợ gắn với Khu kinh tế Nam Phú Yên.
Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch ở đây đa dạng và phong phú: bãi biển Tuy Hòa, bãi biển Long Thủy, Vũng Rô, núi Đá Bia, mũi Điện, rừng cấm Bắc Đèo
99
Cả… Ở đây có nhiều làng nghề, tập quán sinh hoạt độc đáo: đan đát Vĩnh Phú, gốm Hòa Vinh, hoa Bình Ngọc…
Sản phẩm du lịch chủ yếu:
+ Sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch tự nhiên: tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, leo núi, du thuyền…
+ Sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch nhân văn: tham quan danh thắng, tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa, tìm hiểu làng nghề truyền thống…
+ Sản phẩm du lịch gắn với đô thị: tham quan mua sắm, dịch vụ công, MICE, quá cảnh, vui chơi giải trí.
Trong không gian du lịch này, trọng điểm đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch tập trung ở TP Tuy Hòa, khu vực vịnh Vũng Rô.
Đối tượng khách du lịch chủ yếu:
+ Khách du lịch với mục đích thương mại, công vụ gắn với TP Tuy Hòa, Khu kinh tế Nam Phú Yên, cảng Vũng Rô.
+ Khách nội địa từ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, khách nội tỉnh.
+ Khách quốc tế: Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…
- TX Sông Cầu và vùng phụ cận (Bắc Phú Yên)
Đặc điểm chung: Cụm du lịch này bao gồm Tx. Sông Cầu và phía Đông huyện Tuy An với diện tích tự nhiên 904 km2, dân số hơn 231 nghìn người, chiếm 17,87 % diện tích và 26,1 % dân số toàn tỉnh. Mật độ trung bình: 255,72 người/km2. Đây là không gian chủ đạo của hoạt động nghỉ dưỡng biển, đảo của Phú Yên. Khách du lịch có thể đến đây bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Trung tâm du lịch: Trung tâm chính là Tx. Sông Cầu với các địa danh Vịnh Xuân Đài, bãi biển Từ Nham, Gành Đá Đĩa. Trong đó Vịnh Xuân Đài là một trong những vịnh đẹp nhất miền Trung. Trung tâm du lịch bổ trợ là khu vực đầm Cù Mông.
Tài nguyên du lịch: Vùng biển phía Bắc Phú Yên có nhiều cảnh đẹp, hệ sinh thái nhiệt đới đặc trưng. Bờ biển khúc khuỷu, núi ăn sát ra biển tạo nên những vịnh, đầm, đảo, bãi biển rộng có giá trị khai thác du lịch cao: vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, hòn Yến, hòn Chùa, Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Rạng, Bãi Xép… Ngoài ra
đây cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử và lễ hội đặc sắc của cư dân bản địa: lễ hội cầu ngư, lễ hội Đầm Ô Loan, lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng… Đây là nơi thuận lợi cho phát triển du lịch tổng hợp.
Một đặc điểm rất quan trọng làm tăng giá trị không gian du lịch là môi trường tự nhiên ở đây khá hoang sơ, chưa chịu nhiều tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu hoạt động nuôi trồng thủy sản ở đây không được kiểm soát chặt chẽ theo quy hoạch thì có thể trong một thời gian không xa, những giá trị du lịch khu vực này sẽ mất dần.
Sản phẩm du lịch chủ yếu:
+ Sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch tự nhiên: tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, leo núi, lặn biển, du thuyền, văn hóa ẩm thực như sò huyết, cua huỳnh đế, hàu, ghẹ, tôm hùm…
+ Sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch nhân văn: tham quan tìm hiểu di tích khảo cổ thành An Thổ, mộ và đền thờ Lê Thành Phương…
Trong cụm du lịch này, trọng điểm đầu tư các sản phẩm du lịch tập trung ở đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa - vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông.
Đối tượng khách du lịch chủ yếu:
+ Khách nội địa từ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên, Bình Định...
+ Khách quốc tế: Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…
- Cao nguyên Vân Hòa và vùng phụ cận
Đặc điểm chung: Cụm du lịch này bao gồm toàn bộ huyện Đồng Xuân, một phần huyện Sơn Hòa và huyện Tuy An. Đây là vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, vùng căn cứ cách mạng. Hạn chế lớn nhất ở đây là giao thông, địa hình, công tác quảng bá, xúc tiến… Hiện nay cụm du lịch này còn kém phát triển, chỉ có một vài điểm du lịch lẻ tẻ.
Trung tâm du lịch: Trung tâm du lịch của cụm này là cao nguyên Vân Hòa.
Trung tâm du lịch bổ trợ là thị trấn La Hai.
Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch quan trọng nhất là vùng cảnh quan và khí hậu cao nguyên Vân Hòa, các làng văn hóa dân tộc thiểu số, cảnh quan dọc sông Kỳ Lộ, nguồn nước khoáng nóng Trà Ô, Triêm Đức, địa đạo Gò Thì Thùng…
+ Sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch tự nhiên: Du lịch nghỉ dưỡng núi tại cao nguyên Vân Hòa, du lịch tham quan gắn với các vùng cảnh quan độc đáo dọc sông Kỳ Lộ, du lịch nghỉ dưỡng suối nước khoáng Triêm Đức.
+ Sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch nhân văn: Du lịch cộng đồng gắn với tìm hiểu văn hóa dân tộc tại buông Xí Thoại và Hà Rai, du lịch về nguồn tìm hiểu căn cứ địa cách mạng.
Trong cụm du lịch này, trọng điểm đầu tư để phát triển các sản phẩm du lịch tập trung ở khu nghỉ mát cao nguyên Vân Hòa.
Đối tượng khách du lịch chủ yếu:
+ Khách nội địa: Bình Định, Khánh Hòa và khách nội tỉnh.
+ Khách quốc tế: ưu tiên phân khúc thị trường khách tham quan gắn với hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa, khám phá mạo hiểm, đối tượng khách du lịch lưu trú dài ngày: Nhật, Pháp, Úc, Nga…
- Sông Hinh và vùng phụ cận (Tây Nam Phú Yên)
Đặc điểm chung: Cụm du lịch này bao gồm toàn bộ huyện Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa và một phần huyện Sơn Hòa. Đây là vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, vùng căn cứ cách mạng, núi non hùng vĩ. Hạn chế lớn nhất ở đây là giao thông, địa hình, sự phân tán các điểm du lịch, công tác quảng bá, xúc tiến… Hiện cụm du lịch này chỉ mới có một vài điểm du lịch lẻ tẻ.
Trung tâm du lịch: Trung tâm du lịch là thị trấn Hai Riêng gắn với hồ thủy điện Sông Hinh. Trung tâm phụ trợ là thị trấn Củng Sơn gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, hồ thủy điện Sông Ba Hạ, thác Hòa Nguyên.
Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch tự nhiên có: khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, nước khoáng Phú Sen, suối nước nóng Lạc Sanh, vực phun Hòa Mỹ, đập Đồng Cam, hồ thủy điện Sông Ba Hạ, hồ thủy điện Sông Hinh… Tài nguyên du lịch nhân văn có: di tích đồng khởi Hòa Thịnh, di tích thời tiền sử Eo Bồng, gò Dương, gò Dinh…