Đánh Giá Tài Nguyên Sinh Khí Hậu Phục Vụ Du Lịch Tỉnh Phú Yên


Bảng 2.1. Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ du lịch tỉnh Phú Yên


STT

Tiêu chí đánh giá

Tuy Hòa

Sơn Hòa

1

Số giờ nắng

Rất tốt

-

2

Nhiệt độ trung bình năm

Khá thích nghi

Khá thích nghi

3

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất

Nóng

Khá thích nghi

4

Số tháng có nhiệt độ ≥ 270C

Rất xấu

Rất xấu

5

Biên độ nhiệt năm

Nóng

Khá thích nghi

6

Số tháng có độ ẩm ≥ 90%

Rất tốt

Rất tốt

7

Lượng mưa năm

Thích nghi

Thích nghi

8

Tốc độ gió trung bình

Rất tốt

Tốt

9

RSI

Bất tiện nghi

Bất tiện nghi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Nguồn: Tính toán của học viên


(Xem phụ lục 12, trang 170 - 175)


- Thủy văn

Tài nguyên nước mặt: Mạng lưới sông suối của Phú Yên phần lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn phía tây, dãy Cù Mông phía bắc, và dãy Đèo Cả phía nam. Những sông thuộc phạm vi tỉnh thường ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ. Đáng chú ý là 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch. Tổng diện tích lưu vực là 4.886 km2. Các sông suối đều đổ ra biển Đông. Mật độ sông suối ở Phú Yên tương đối dày: 0,3 - 1,3 km/ km2, trung bình là 0,5 km/ km2.

Tổng lượng dòng chảy 8.400 tỉ km3, song phân bố không đều trong năm. Mùa

lũ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 70 % lượng nước. Mùa kiệt từ tháng 1 đến tháng 8. Hệ thống sông ngòi Phú Yên hàng năm đổ ra biển khoảng 12,13 tỷ m3 nước, mang theo lượng phù sa, bùn cát gần 2,3 triệu tấn và các chất hoà tan khoảng 0,55 triệu tấn. Điều này tạo nên vùng sinh thái nước lợ giàu dinh dưỡng cho các loài thuỷ sinh vật phát triển phong phú ở các vùng cửa sông. Tuy nhiên ở vùng cửa sông hàng

năm bị bồi lấp nhiều, cần phải nạo vét.


Trên các sông đã xây dựng các hồ thủy điện, hồ thủy lợi, ngoài phục vụ cho mục đích chính là cho tưới tiêu và sản xuất còn phục vụ mục đích tham quan du lịch như hồ thủy điện Sông Hinh, hồ thủy điện sông Ba Hạ.

Mạng lưới sông ngòi Phú Yên phổ biến ở dạng nhánh cây và nan quạt, tốc độ tập trung nước lớn. Độ dốc bình quân lưu vực lớn là điều kiện thuận lợi cho dòng chảy phát sinh nhất là khi mưa tập trung, cường độ mưa lớn dẫn đến xâm thực bề mặt diễn ra mãnh liệt. Do vậy, trên các triền sông, triền suối thường có những thác ghềnh tạo nên cảnh quan đẹp. Chúng có thể phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt du lịch mạo hiểm. Mạng lưới kênh rạch trên đồng bằng ven biển và các vùng cửa sông nối các đầm phá như đầm Ô Loan, đầm Cù Mông… sẽ là cơ sở phát triển du lịch sông nước, là các điểm nhấn cho các tuyến du lịch.

Nguồn nước mặt Phú Yên phong phú về số lượng, chất lượng nước tương đối sạch, bảo đảm lâu dài cho sinh hoạt và sản xuất.

Tài nguyên nước ngầm:

- Nước dưới đất trong trầm tích Đệ Tứ: Phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển.

+ Tầng chứa nước hỗn hợp sông, hồ, biển, đầm lầy, thống Holoxen, chiều dày tầng chứa nước từ 10 - 15 m, mức độ nước không đều (lưu lượng tại các điểm lộ và giếng múc thí nghiệm thay đổi từ 0,21 - 0,43 l/s).

+ Tầng chứa nước bãi bồi sông thống Holoxen: đây là tầng chứa nước rất tốt, lưu lượng nước từ 1 - 2 lít, chất lượng nước tốt.

+ Tầng chứa nước sông biển thống Holoxen dưới giữa: chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 5 - 10 - 20 m, mức độ chứa trung bình 0,02 - 0,7 l/s.

+ Tầng chứa nước sông biển hỗn hợp thống Pleistoxen giữa trên: phân bố độ sâu 15 - 30 m chủ yếu trong phạm vi đồng bằng ven chân núi, một số ở đồng bằng ven biển. Nước thường nhiễm phèn.

+ Phức hệ chứa nước trong các thành tạo có tuổi Neogen - Đệ Tứ: mức nước dưới đất thường sâu, mức độ chứa nước trung bình 0,1 - 0,21 l/s, chất lượng nước tốt thuộc loại Clorua bicacbonat natri.

- Nước dưới đất trong các trầm tích trước Đệ Tứ:


+ Phức hệ chứa nước trong trầm tích Neogen - Hệ tầng sông Ba khả năng chứa nước tốt, nhưng bị các trầm tích có tuổi Holoxen che phủ, phân bố độ sâu 30 – 50 m, chất lượng nước tốt.

+ Nước dưới đất trong các trầm tích tuổi Jura, khả năng chứa nước không đều, chất lượng nước tốt. Lưu lượng tại điểm lộ: 0,05 - 0,26 l/s, tại lỗ khoang: 0,09 - 2,021 l/s.

+ Nước dưới đất trong các thành tạo đá biến chất, xâm nhập phân bố rộng rãi trong vùng (chủ yếu vùng núi), khả năng chứa nước kém, chúng chỉ tồn tại trong các đới phong hóa, nứt nẻ.

Theo kết quả nghiên cứu, Phú Yên có 5 điểm nước khoáng lộ thiên phân bố ở Phú Sen, Mỹ Thành (Phú Hòa), Trà Ô - Thiêm Đức (Đồng Xuân), Lạc Sanh (Tây Hòa), lưu lượng từ 3 - 5 l/s. Tuy nhiên các mỏ nước khoáng này còn nhỏ so với các địa phương khác như Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu…

Về chất lượng nước dưới đất, phần lớn các vùng đều đáp ứng tốt cho sinh hoạt. Ở một số vùng ven biển như thị xã Sông Cầu, thành phố Tuy Hòa, huyện Đông Hòa… chất lượng nước thay đổi phức tạp hơn do sự xen kẽ tầng chứa nước ngọt và nước mặn. Đặc biệt tại phạm vi thành phố Tuy Hòa biểu hiện nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt. (Xem phụ lục 4; 5; 6;7 trang 157 - 164)

- Thổ nhưỡng

Đất đai tỉnh Phú Yên được hình thành nhờ quá trình phong hóa nhiệt đới ẩm trên nền cấu trúc địa chất phức tạp, địa hình chia cắt mạnh từ độ cao 0 - 1000 m, vì vậy đất đai Phú Yên rất phong phú và đa dạng với 8 nhóm và 20 loại đất.

Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích khá lớn, phân bố chủ yếu ở các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Tây Hòa. Nhóm đất đen chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở Sơn Hòa, Phú Hòa, Tuy An, Sông Cầu, thành phố Tuy Hòa. Đất xám bạc màu phân bố chủ yếu ở Sông Hinh, Sơn Hòa. Đất phù sa dọc theo các sông suối trong tỉnh đều có, tập trung nhất ở đồng bằng Tuy Hòa. Ngoài ra còn có nhóm đất cát ven biển phân bố phía đông, nhóm đất mặn phân bố ở các vùng trũng ven biển.

Tính đa dạng và phong phú của các loại đất Phú Yên cho phép phát triển nhiều loại cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp phục vụ đời sống và sản xuất. Ở Phú


Yên có một số làng nghề trồng hoa, cây kiểng và rau quả có thể phục vụ du lịch như: Ngọc Lãng, Hòa Kiến… Ngoài ra còn phải kể đến thảm rừng nhiệt đới phát triển trên đất đỏ vàng có giá trị cao đối với các hoạt động du lịch: Khu Bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, rừng cấm Bắc Đèo Cả.

- Sinh vật

Về thực vật: Trên lãnh thổ Phú Yên, thảm thực vật tự nhiên gồm các kiểu rừng rụng lá và nửa rụng lá, rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, nhưng rừng tốt không còn nhiều. Những nơi rừng bị đẩy lùi thì cây lùm bụi, trảng cỏ tạp lan rộng. Cây trồng cũng rất phong phú, từ cây lương thực, rau màu tới cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày cũng như cây ăn quả.

Theo tài liệu của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên thì diện tích rừng hiện nay có 165.915 ha (chiếm 32,5 % diện tích tự nhiên), trong đó rừng gỗ tự nhiên là 142.688 ha với trữ lượng 13,5 triệu m3 gỗ. Diễn thế rừng đang có xu hướng giảm rừng giàu và trung bình, tăng diện tích rừng nghèo. Độ che phủ khoảng 30 % và ngày càng thấp. Đây là xu thế xấu do nạn phá rừng, khai thác bừa bãi mỗi ngày một nghiêm trọng; quản lý và bảo vệ rừng chưa chặt chẽ. Vì vậy, với nguồn tài nguyên này, trong tương lai phải đặt nhiệm vụ khoanh nuôi tu bổ, tái sinh rừng và trồng rừng. Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất. Việc khai thác rừng phải tính đến tái sinh rừng.

Về động vật: Ở đây có thể gặp nai, hoẵng, lợn rừng, chồn, và rất nhiều loài chim có giá trị kinh tế. Sông biển ở Phú Yên lắm tôm nhiều cá. Các giống vật nuôi được chú ý phát triển là trâu, bò, lợn, gà và các loại gia cầm khác.

Nằm phía tây tỉnh Phú Yên thuộc xã Krông Trai và Krông Pa của huyện Sơn Hòa, cách thành phố Tuy Hòa 80 km theo quốc lộ 25 là rừng cấm Krông Trai rộng

22.290 ha. Ở đây có hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng đông và tây dãy Trường Sơn, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Qua điều tra, thống kê được 236 loài thực vật, 50 loài thú, 182 loài chim và 22 loài bò sát. Trong đó nhiều loài động thực vật quý hiếm rất có giá trị cho nghiên cứu khoa học và tham quan tìm hiểu. Đặc biệt trong hệ sinh thái nửa rụng lá là cây giáng hương.

Khu rừng cấm Bắc Đèo Cả có tổng diện tích 8.740 ha, có hệ thực vật rừng thường xanh chạy ra sát biển. Đây là một đặc điểm hết sức độc đáo, một lợi thế so


sánh của Phú Yên so với các tỉnh khác. Nơi đây còn bảo tồn hơn 100 loài thực vật, và hàng chục loài chim, thú quý hiếm có giá trị cao đối với du lịch và nghiên cứu khoa học. hệ sinh thái ở đây là núi, thực vật rừng kín thường xanh. Hiện nay một phần của khu rừng đã được sử dụng để khai thác du lịch và làm đường dẫn đến điểm du lịch Bãi Môn và mũi Đại Lãnh.

Ở khu vực đảo Hòn Nưa có thể quan sát thấy san hô với đủ loại khác nhau như: san hô cành, san hô hình hoa. Xung quanh đảo còn là nơi tập trung nhiều loại cá cảnh và động vật đáy. (Xem phụ lục 8, trang 164 - 165)

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

- Các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh

Phú Yên, tính đến thời điểm hiện tại đã có 39 di tích được xếp hạng, trong đó có 18 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 21 di tích xếp hạng cấp tỉnh [36]. Các di tích được phân bổ trải dài trên địa bàn tỉnh từ đèo Cù Mông (tiếp giáp với Bình Định) đến đèo Cả (tiếp giáp với Khánh Hòa).

Các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh xếp hạng quốc gia

Di tích lịch sử (có 9 di tích): Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh; Mộ và đền thờ Lê Thành Phương; Địa đạo gò Thì Thùng; Chiến thắng đường 5; Địa điểm diễn ra cuộc khởi nghĩa Hòa Thịnh; Nơi xảy ra cuộc thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh; Vũng Rô; Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Phú Yên; Căn cứ tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ.

Di tích khảo cổ (có 2 di tích): Thành Hồ có niên đại từ thế kỷ XII - XV; Thành An Thổ.

Danh lam thắng cảnh (có 5 danh thắng): Gành Đá Đĩa; Bãi Môn - Mũi Điện; Núi Đá Bia; Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài.

Di tích kiến trúc - nghệ thuật (có 2 di tích): Tháp Nhạn; Chùa Đá Trắng (Chùa Từ Quang).

Các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp tỉnh

Các di tích cấp tỉnh gồm có: Địa điểm quản thúc và giải thoát Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (có 3 di tích); Mộ và Đền thờ Đào Trí; Mộ Nguyễn Hào Sự; Mộ Nguyễn Hữu Dực; Hành cung Long Bình; Vụ thảm sát chợ Giã; Vụ thảm sát thôn Phú Sơn; Vụ


thảm sát Gành Đá - Vũng Bầu; Những vụ thảm sát tại xã An Lĩnh; Vụ thảm sát Gò É - Gộp Dệt; Vụ thảm sát xã An Hòa; Núi Sầm; Núi Hiềm; Suối Cối; Trại an trí Trà Kê; Gành Đá; Chùa Khánh Sơn; Tháp Chăm Đông Tác; Núi Hương - Chùa Hương - Bàu Hương.

Ngoài ra Phú Yên còn có các công trình xây dựng lớn đáng chú ý: Cầu Đà Rằng; Đập Đồng Cam; Thủy điện Sông Hinh; Thủy điện Sông Ba Hạ.

Nhìn chung, trong số những di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng của tỉnh đa số thuộc về di tích lịch sử, văn hóa. Thắng cảnh tự nhiên có số lượng ít hơn nhưng có vai trò quan trọng, đặc biệt là các đầm phá, vịnh biển. Những di tích có khả năng khai thác du lịch cao: Gành Đá Đĩa, vịnh Xuân Đài, Vũng Rô, Kèn đá và Đàn đá Tuy An. Tuy nhiên, nhiều di tích hiện tại đang bị xuống cấp cần phải trùng tu, bảo vệ.

- Các lễ hội truyền thống, văn hóa văn nghệ dân giang

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay có rất nhiều lễ hội với quy mô và thời gian tổ chức khác nhau. Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân. Phú Yên có các lễ hội: Hội đua thuyền trên sông Ngân Sơn; Lễ hội sông nước Tam Giang; Lễ hội Đầm Ô Loan; Hội đua thuyền Sông Đà Rằng; Lễ hội sông nước Đà Nông; Lễ dâng hương Đập Đồng Cam; Hội đua ngựa gò Thì Thùng; Lễ hội Chùa Đá Trắng; Hội Chùa Ông; Hội đêm thơ Nguyên Tiêu trên núi Nhạn; Lễ hội Cầu Ngư; Lễ hội đền thờ Lê Thành Phương; Lễ hội đền thờ Lương Văn Chánh; Hội đánh bài chòi; Lễ hội đâm trâu; Lễ hội bỏ mã; Lễ hội cầu an; Hội mừng sức khỏe; Lễ hội mừng cơm mới của người Ba Na; Hò khoan.

Những lễ hội, văn hóa văn nghệ dân giang tiêu biểu ở Phú Yên: Lễ hội Đầm Ô Loan: mùng 7 tháng Giêng (âm lịch); Lễ hội Cầu Ngư: tháng Giêng đến tháng 6 (âm lịch); Hội đánh bài chòi: Tết Nguyên Đán; Hội đua ngựa gò Thì Thùng: mùng 9 tháng Giêng (âm lịch); Lễ hội đâm trâu: tháng 2 đến tháng 3 (âm lịch). Đặc biệt, Phú Yên có bộ Kèn đá, Đàn đá được phát hiện năm 1990, tại Tuy An, có niên đại 2.500 năm. Ngày 19.12.2012, tiến sĩ Katherine Mauller Marin, Trưởng đại diện UNESCO Việt Nam đã thẩm định và đề nghị tỉnh Phú Yên lập hồ sơ đệ trình lên UNESCO để đề nghị công nhận đàn đá, kèn đá Tuy An là di sản văn hóa của nhân loại.


Những lễ hội truyền thống, văn hóa văn nghệ dân giang là nét đẹp của địa phương cần được bảo tồn và gìn giữ, là tài nguyên du lịch đặc sắc thu hút nhiều du khách. Hiện nay, một số nét đẹp văn hóa truyền thống đó đang ngày càng mai một dần dưới ảnh hưởng của lối sống hiện đại. Số lượng những nghệ sĩ, nghệ nhân trong các lĩnh vực như hát bài chòi, múa siêu, hò bả trạo… đang ngày càng ít dần. Do vậy, tỉnh cần phải có chính sách phù hợp để giữ gìn và lưu truyền cho đời sau. (Xem phụ lục 9, trang 165 - 167)

- Làng nghề truyền thống

Phú Yên có một số làng nghề: Bánh tráng Hòa Đa; Gốm sứ mỹ nghệ Quảng Đức; Làng rau, hoa Bình Ngọc; Làng rau Bình Kiến; Dệt thổ cẩm; Đan lát Vinh Ba; Dệt chiếu cói An Cư; Làng nước mắm Gành Đỏ; Làng gốm Phụng Nguyên; Đan bóng Mò O… Các làng nghề là một nét đẹp văn hóa của cư dân Phú Yên và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch. (Xem phụ lục 10, trang 168 - 169)

- Ẩm thực

Người dân Phú Yên có nghệ thuật ẩm thực khá cao. Đến Phú Yên du khách sẽ được thưởng thức những món ăn độc đáo. Các món ăn nổi tiếng là: Bánh tráng Hòa Đa; Sò huyết Ô Loan; Cá ngừ đại dương (cá bò gù); Gỏi sứa; Ghẹ đầm Cù Mông; Tôm hấp nước dừa; Chả giông; Hàu Ô Loan; Ốc nhảy Sông Cầu… Trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển thì nghệ thuật ẩm thực có vai trò hết sức quan trọng. (Xem phụ lục 11, trang 169 - 170)

Đánh giá chung về tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên:

Phú Yên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, cả tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn nhân văn. Cả hai loại tài nguyên này bổ trợ cho nhau làm nên sức hút cho du lịch tỉnh. Trong đó, tài nguyên du lịch biển có vai trò quan trọng. Những tài nguyên du lịch có khả năng khai thác cao cần được đầu tư thích đáng để hình thành những điểm đến lý tưởng, thỏa mãn nhu cầu du khách. Những tài nguyên du lịch ít có khả năng hơn có vai trò đáp ứng nhu cầu khách trong tỉnh. Cần đầu tư mạnh vào khu du lịch biển tổng hợp Vũng Rô và vịnh Xuân Đài để tăng tính cạnh tranh và tạo nên sắc thái riêng cho du lịch Phú Yên.

69


Hình 2 2 Bản đồ Tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên Người thực hiện Học viên 1


Hình 2.2. Bản đồ Tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên

Người thực hiện: Học viên Trần An Vinh

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 06/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí