Cơ Cấu Doanh Thu Du Lịch Phú Yên Phân Theo Các Hạng Mục Giai Đoạn 2001 – 2010

78


Bảng 2.4. Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Yên phân theo các hạng mục giai đoạn 2001 – 2010


Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

2000

2001

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tăng TB

(%)

Tổng doanh

thu

12,40

14,77

24,63

26,54

36,90

57,06

85,40

162,18

253,80

450,00

43,20

Các hạng mục

Ăn uống

4,42

6,90

8,06

8,44

10,33

13,63

18,28

38,11

75,61

140,6

41,3

Lưu trú

3,43

4,64

7,88

7,68

12,08

20,31

33,26

56,53

76,98

137,5

44,6

Lữ hành

0,84

1,47

1,54

1,75

1,99

3,25

4,76

8,53

15,20

27,10

41,6

Vận chuyển

0,19

0.35

0,49

0,53

0,81

1,43

2,13

4,54

7,61

16,70

56,5

Bán hàng hóa

1,36

2,54

2,96

3,08

5,76

6,93

10,79

23,03

31,42

68,50

48,00

Doanh thu

khác

2,15

2,27

3,69

5,07

5,93

11,51

16,17

31,43

46,98

59,50

39,40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 12

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, năm 2012


2.2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

CSVCKT du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, thể thao, vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển…

Bảng 2.5. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Yên


Năm

Tổng số cơ sở lưu trú

Tổng số buồng

Tổng số giường

2000

12

251

512

2002

13

282

560

2003

12

301

602

2004

15

344

669

2005

24

536

1.051

Tăng TB

14,9 %

16,4 %

15,5 %

2006

32

739

1.350

2007

35

792

1.414

2008

44

933

1.691

2009

67

1.484

2.380

2010

100

2.178

4.000

Tăng TB

23,6 %

25,8 %

23,4 %

2011

108

2.500

4.200

2012

117

2.690

4.500

2013

120

2.760

4.630

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, năm 2012


- Cơ sở lưu trú

Giai đoạn 2000 - 2010, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch Phú Yên phát triển khá nhanh. Năm 2000 chỉ có 12 cơ sở hoạt động với 251 buồng và 512 giường. Năm 2005 tăng lên 24 cơ sở với 536 buồng và 1.051 giường. Đến năm 2010, Phú Yên có khoảng 100 cơ sở lưu trú với 2.178 buồng và 4000 giường. Năm 2013, cả tỉnh có 2 khách sạn 5 sao (Cenduluxe hotel, Vietstar Resort & Spa Phú Yên), 2 khách sạn 4 sao (Kaya, Sài Gòn – Phú Yên), 01 khách sạn 3 sao, 04 khách sạn 2 sao, 39 khách sạn 1 sao, 51 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch. Một số khách sạn, khu du lịch lớn đã đi vào


hoạt động và đang tiếp tục đầu tư theo tiêu chuẩn 4 - 5 sao như: khu du lịch Sao Việt, khu du lịch Hòn Ngọc - Bãi Tràm, khu Thuận Thảo golden beach Resort, khu du lịch Bãi Xép, khách sạn Long Beach... (Xem phụ lục 33, trang 202 – 204)

Trong những năm gần đây, du lịch phát triển khá mạnh, lượt khách du lịch lưu trú giai đoạn 2010 - 2010 tăng bình quân 23,6 %/năm, trong đó khách quốc tế tăng 34

%/năm; số buồng lưu trú tăng 25,8 %/năm, số giường lưu trú tăng 23,4 %/năm. Cơ sở lưu trú ở Phú Yên phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Những nơi phát triển nhanh nhất là TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu, huyện Tuy An…

Công suất sử dụng buồng đang ngày càng tăng lên. Năm 2000, công suất sử dụng buồng trung bình là 31 %, năm 2005 là 36 % , năm 2010 là 55,7 %. Chất lượng cơ sở lưu trú luôn chú trọng nâng cao như tăng cường trang thiết bị, tiện nghi đầy đủ, hiện đại, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Quy mô cơ sở lưu trú chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, đạt trung bình 22,09 buồng/cơ sở. Số cơ sở dưới 20 buồng chiếm 55,2 %, từ 20 - 40 buồng chiếm 26,86 %, trên 40 buông chiếm 11,94 %. Một số khách sạn có số buồng lưu trú nhiều: Cendeluxe có 218 buồng, Sài Gòn - Phú Yên có 90 buồng, Kaya có 82 buồng… Trong số các cơ sở lưu trú, có 9,5 % thuộc về doanh nghiệp nhà nước, 90,5 % thuộc về doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh nước ngoài.

- Cơ sở ăn uống, nhà hàng

Cơ sở ăn uống, nhà hàng có thể nằm trong hoặc độc lập với các cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí… Phú Yên trong thời gian qua rất quan tâm phát triển các cơ sở này. Hiện tại Phú Yên có khoảng 40 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với 18.500 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu du khách. Các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn có 67 cơ sở với 8.500 chỗ ngồi, trong đó có 26 cơ sở có quy mô lớn và chất lượng cao. Chúng phần lớn nằm ở TP Tuy Hòa. Giá cả cho dịch vụ ăn uống ở Phú Yên rẻ hơn nhiều nơi khác, trung bình từ 50.000 - 200.000 đồng /xuất ăn. Đây là một lợi thế cho du lịch tỉnh nhà.

- Các khu vui chơi, giải trí và dịch vụ khác

Các khu vui chơi giải trí bao gồm trung tâm thể thao, nhà hát, rạp chiếu phim, bể bơi, vũ trường… có tác dụng bổ trợ, thậm chí có khi đóng vai trò quan trọng để thu


hút và giữ chân khách. Hiện toàn tỉnh có 1 sân vận động, 6 nhà thi đấu thể thao. Các trung tâm giải trí Trung tâm giải trí và sinh thái Thuận Thảo, Câu lạc bộ Phù Đổng, Khu du lịch sinh thái Đá Bia, Khu du lịch Nhất Tự Sơn… Nhìn chung, các khu vui chơi, giải trí ở Phú Yên còn ít về số lượng và kém về chất lượng. Những dịch vụ bổ trợ cho du lịch vẫn còn là điểm yếu của tỉnh.

2.2.1.4. Lao động trong ngành du lịch


Bảng 2.6. Cơ cấu lao động ngành du lịch Phú Yên, giai đoạn 2000 - 2013

Đơn vị: Người


Năm

Tổng số

Trình độ đào tạo

ĐH và trên ĐH

CĐ và Trung học

Lao động khác

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

2000

203

20

10,0

29

14,0

154

76,0

2001

252

42

17,0

35

13,5

175

69,5

2002

268

45

17,0

40

14,5

183

68,5

2003

255

47

18,4

37

14,5

171

67,1

2004

297

56

18,9

46

15,5

195

65,6

2005

349

63

18,1

59

16,9

227

65,0

2006

880

98

11,1

138

15,7

644

73,2

2007

1.456

146

10,1

230

15,7

1.080

74,2

2008

1.670

164

9,8

264

15,8

1.242

74,4

2009

2.000

368

18,4

404

20,2

1.228

61,4

2010

3.250

530

16,3

1.140

35,1

1.580

48,6

2011

3.300

544

16,5

1.171

35,5

1.585

48,0

2012

3.310

546

16,5

1.175

35,5

1.587

48,0

2013

3.600

608

16,9

1.314

36,5

1.677

46,6

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, năm 2012


Số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Lao động trong ngành du lịch gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là lao động làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, các công ty lữ hành, các cơ sở dịch vụ du lịch khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động liên quan đến du lịch. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và gián tiếp thường là 1/2,2. Thời gian qua, đội ngũ hoạt động du lịch của tỉnh tăng mạnh về số lượng. Chất lượng nguồn lao động đang ngày được cải thiện.


Người

4000

3.600

3500

3.250 3.300 3.310

3000


2500


2000

2.000

1.670

1500

1.456

1000

880

500

203

252 268

255

297

349

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện tổng số lao động du lịch Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013

Mặc dù có sự gia tăng đáng kể về đội ngũ lao động ngành trong những năm gần đây, đội ngũ lao động du lịch Phú Yên vẫn còn thiếu và yếu nếu so sánh với các tỉnh thành trong khu vực: TP Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận… Nhìn chung, lao động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm phần lớn, trình độ ngoại ngữ còn thấp. Hiện tại, lao động du lịch Phú Yên đang thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.


2.2.1.5. Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển

Từ những chủ trương, chính sách phù hợp Phú Yên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Tính trong giai đoạn 2006 - 2010, UBND tỉnh đã có quyết định chấp thuận đầu tư cho 54 dự án, tổng diện tích trên 1.726 ha, tổng số vốn đăng ký là 93.163 tỷ đồng. Trong đó: nhà đầu tư trong nước: 43 dự án với số vốn là 12.284,4 tỷ đồng; nhà đầu tư nước ngoài: 11 dự án với số vốn là 5.054,9 triệu USD. Trong số các dự án đầu tư có một số đã đi vào hoạt động có hiệu quả như Trung tâm giải trí và sinh thái Thuận Thảo, khu du lịch sinh thái Đá Bia, khu du lịch Bãi Bàu, khu du lịch Núi Thơm… Nhìn chung, vì Phú Yên là tỉnh nghèo, ngân sách du lịch còn hạn hẹp nên vốn đầu tư cho du lịch còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

2.2.1.6. Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch

Trước khi Phú Yên được đăng cai Năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ (2011), còn rất ít người biết đến vùng đất này. Sự kiện trên thực sự là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển mình của du lịch tỉnh nhà. Các hoạt động trước, trong, và sau sự kiện đã làm gia tăng một lượng khách đáng kể đến Phú Yên. Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Phú Yên đã được quan tâm thực hiện từ trước, nhưng thực sự mạnh kể từ sự kiện trên. Một số sự kiện đáng chú ý:

- Năm 2001 có: Hội chợ triển lãm Triển vọng Việt Nam (lần 1); Hội chợ triển lãm Việt Nam - Hoa Kỳ.

- Năm 2002 có: Hội chợ triển lãm Triển vọng Việt Nam (lần 2).

- Tháng 04.2003, tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tại TP Hồ Chí Minh (lần 1).

- Năm 2004 có: Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam.

- Tháng 03.2005, tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tại TP Hồ Chí Minh (lần 2).

- Năm 2009 có: Chương trình duyên dáng Việt Nam lần thứ 22; Cuộc thi chung kết Sao Mai 2009.

- Năm 2010 có: Cuộc thi Sao Mai điểm hẹn 2010; Hoa hậu Trái Đất 2010.

- Năm 2011 có nhiều sự kiện lớn được tổ chức: Chương trình duyên dáng Việt Nam lần 23; Hội thơ Nguyên tiêu núi Nhạn; Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch


các dân tộc Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên; Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên; Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17…

- Năm 2012 có: Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Phú Yên tại các tỉnh Tây Nguyên.

- Năm 2013 có: Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Phú Yên tại Hà Nội.

- Tháng 07. 2014 có: Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Phú Yên tại TP Hồ Chí Minh.

Phú Yên đã ký kết các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch với nhiều tỉnh thành trong khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… Tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn đi công tác các nước: khối EU, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… để nghiên cứu thị trường du lịch cũng như quảng bá hình ảnh Phú Yên với thế giới.

Phú Yên cũng đã xây dựng nhiều ấn phẩm quảng bá du lịch: website du lịch Phú Yên, sách du lịch, cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên, bản đồ du lịch Phú Yên, ảnh du lịch, phim tài liệu về du lịch Phú Yên… Hợp tác quảng bá hình ảnh Phú Yên với đài truyền hình Việt Nam, tạp chí du lịch và giải trí, các website của nhiều công ty lữ hành…

Nhìn chung, Phú Yên đã có nhiều cố gắng trong việc giới thiệu hình ảnh tỉnh nhà với du khách trong và ngoài nước. Điều này đã mang lại những thành công đáng ghi nhận bước đầu. Tuy nhiên, do kinh phí còn eo hẹp, chủ yếu là vốn nhà nước, do một số công ty du lịch chưa thực sự tích cực trong việc quảng bá du lịch Phú Yên nên hiệu quả còn thấp, hoạt động còn mờ nhạt.

2.2.1.7. Quản lý nhà nước về du lịch

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về du lịch, sự giúp đỡ của Tổng cục Du lịch và Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết về phát triển du lịch ở các giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn 2011 - 2015 có thể kể đến như: Nghị quyết Số: 36/NQ-HĐND (2011) Về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020”; Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên số: 1194/QĐ - UBND (2011) phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh


tế - xã hội vùng cao nguyên Vân Hòa tỉnh Phú Yên đến năm 2020”; Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên số: 911/QĐ - UBND (2013) phê duyệt “Đề án phân cấp quản lý di tích - danh thắng đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Phú Yên”… Những nghị quyết trên là cơ sở để định hướng du lịch, quản lý hoạt động du lịch tỉnh một cách dễ dàng, để thu hút đầu tư từ các công ty du lịch trong và ngoài nước. Qua mỗi giai đoạn, tỉnh Phú Yên đều có sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện trong ngành du lịch, đưa ra kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Ngành du lịch tỉnh đã phối hợp với nhiều ngành liên quan khác: ngành công an, ngành giao thông vận tải, ngành thông tin liên lạc, ngành xây dựng, ngành giáo dục… để phối hợp thực hiện các chương trình, dự án du lịch.

2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ

2.2.2.1. Điểm du lịch

- Vũng Rô

Loại di tích: di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm công nhận: 18.06.1997.

Địa điểm: xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa. Diện tích: 1.640 ha.

Vũng Rô được các dãy núi Đèo Cả, Đá Bia, Hòn Bà bao bọc cả 3 hướng Bắc, Đông, Tây. Trong vịnh có nhiều bãi tắm: Bãi Chùa, Bãi Trân Châu, Bãi Bàng… Đá Bia - Vũng Rô - Đèo Cả là những địa danh lịch sử, văn hóa tiêu biểu của Phú Yên. Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là nơi đón những con tàu không số trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Hiện nay, tỉnh Phú Yên đang có kế hoạch xây dựng nơi đây trở thành vịnh thuyền buồm đầu tiên của Việt Nam gồm cầu tàu có sức chứa 350 thuyền buồm kích cỡ từ 10 - 60 m cùng hệ thống dịch vụ đi kèm. Tuy nhiên, việc xây dựng cảng biển và nhà máy lọc dầu Vũng Rô đã dẫn đến xung đột lợi ích giữa các ngành, có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển du lịch ở đây. Vũng Rô nằm liền kề quốc lộ 1A, quốc lộ 29, trên tuyến đường Phước Tân - Bãi Ngà và có cảng biển Vũng Rô và do đó tiện lợi về mặt giao thông cho việc phát triển du lịch. Tuy nhiên về mặt CSVCKT, hiện nay ở đây chưa có khách sạn, chỉ có một vài nhà nghỉ chất lượng chưa tốt nên không thể đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024