Thực Trạng Phát Triển Và Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Phú Yên


2.1.3. Cơ sở hạ tầng‌

2.1.3.1. Giao thông vận tải

- Đường bộ

Phú Yên có 2.050,91 km đường bộ bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã, đường nội thị. Hệ thống giao thông đường bộ trọng yếu gồm có:

Quốc lộ 1A nối với Bình Định và Khánh Hòa;

Quốc lộ 1D (nối thị xã Sông Cầu với thành phố Quy Nhơn); Quốc lộ 25 nối với Gia Lai;

Quốc lộ 29 nối với Đắc Lắc;

Tỉnh lộ 641 từ Thị trấn Chí Thanh chạy dọc theo đường sắt Bắc - Nam qua thị trấn La Hai rồi gặp lại quốc lộ 1A tại thị trấn Diêu Trì (Bình Định).

Đường Phước Tân - Bãi Ngà chạy từ khu công nghiệp Hòa Hiệp đến cảng Vũng Rô.

Hành lang lưu thông giữa Phú Yên với các tỉnh lân cận và cả nước cũng như nội tỉnh không có nhiều trở ngại lớn cho phát triển kinh tế nói chung cũng như du lịch nói riêng. Vấn đề là chất lượng đường xá. Mặt đường, nền đường, cầu cống trên các trục đường đều đã quá cũ, hẹp, xấu. Tính chung cả quốc lộ, tỉnh lộ, đô thị thì chỉ có khoảng 12 % đường loại tốt, 20 % trung bình, còn lại là đường xấu và rất xấu. Chất lượng đường xấu, hẹp là một thực trạng không hấp dẫn đối với việc mở rộng liên kết và thu hút khách du lịch.

- Đường sắt

Phú yên cũng có đường sắt Bắc - Nam đi qua với ga chính là ga Tuy Hòa, bắt đầu từ Mục Thịnh (Đồng Xuân) đến đèo Cả dài 117 km.

- Đường hàng không

Phú Yên hiện đang vận hành sân bay Đông Tác (Hoạt động từ tháng 4/2003) với 2 đường bay chính: Tuy Hòa - Hà Nội và Tuy Hòa - TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đây vẫn còn là một sân bay nhỏ và đang ngày càng được nâng cấp.

- Đường biển

Phú Yên có 189 km bờ biển rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường biển trong tỉnh cũng như với nhiều địa phương khác dọc bờ biển Việt


Nam hoặc các nước lân cận. Hiện nay, Vũng Rô đang được đầu tư xây dựng cảng biển quốc tế.

Với thực trạng trên, có thể khẳng định hệ thống giao thông Phú Yên vẫn còn khó khăn, chưa hấp dẫn và tạo sự liên kết tốt cho không gian du lịch. Nhưng bước đầu giao thông Phú Yên cũng đảm bảo phần nào nhu cầu trước mắt cho du lịch tỉnh nhà.

2.1.3.2. Hệ thống cung cấp điện và nước

- Hệ thống điện

Phú Yên hiện có nhà máy Thủy điện Sông Hinh với công suất 72 MW, nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ công xuất 220MW và hệ thống đường dây 500 KVA Bắc - Nam. Tỉnh đã đầu tư và vận hành trạm biến áp 110 KV khu công nghiệp Hòa Hiệp, Tuy An. Hiện hệ thống điện đảm bảo cung cấp tốt nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt. Đến nay, 100 % số xã, 95,3 % thôn đã có điện.

- Hệ thống cấp nước

Hiện cả tỉnh có 6 nhà máy cung cấp nước. Nhà máy cấp thoát nước TP Tuy Hòa là lớn nhất với công suất 28.500 m3/ngày đêm, phục vụ cho khu vực TP Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các thị trấn huyện lỵ với công suất khoảng 3.000 m³/ngày đêm. Một số nhà máy nước khác: nhà máy nước thị trấn La Hai; nhà máy nước thị trấn Chí Thạnh; nhà máy nước thị trấn Hai Riêng; nhà máy nước thị trấn Củng Sơn; nhà máy nước thị trấn Phú Hòa; nhà máy nước TX Sông Cầu.

Tuy nhiên, hiện tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước máy còn thấp. Một số nhà máy nước đầu tư chưa có hiệu quả. Nhiều công trình sử dụng sau một thời gian bị hỏng hóc. Đặc biệt, ở Phú Yên vào mùa khô thường xảy ra việc khan hiếm nước.

2.1.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc: Phú Yên có mạng lưới viễn thông khá tốt. Bưu điện trung tâm tỉnh, huyện, xã được trang bị: vi ba, cáp quang... đảm bảo liên lạc thông suốt. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại năm 2012 đạt 40 máy/100 dân.

Hệ thống Internet qua đường truyền ADSL cũng là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn tỉnh.


Tổng số bưu cục, đại lý, kiốt trên toàn tỉnh là 133 đơn vị, tổng số máy điện thoại 14.716 máy; dịch vụ bưu chính cũng phát triển mạnh.

2.2. Thực trạng phát triển và tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên‌

2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch theo ngành‌

2.2.1.1. Khách du lịch

- Số lượt khách du lịch


Bảng 2.2. Diễn biến khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013


Năm

Lượt khách

Trong đó

Khách quốc tế

Khách nội địa

Tổng số

Tỷ trọng %

Tổng số

Tỷ trọng %

2000

35.011

1.073

3,1

33.938

96,9

2001

52.670

1.580

3,0

51.090

97,0

2002

54.736

1.944

3,6

52.792

96,4

2003

61.912

1.812

2,9

60.100

97,1

2004

70.479

2.106

3,0

68.373

97,0

2005

80.500

2.700

3,4

77.800

96,6

Tăng TB

18,1%

20,3%

-

18,0%

-

2006

95.000

2.600

2,7

92.400

97,3

2007

120.100

4.773

4,0

115.327

96,0

2008

165.312

6.517

3,9

158.795

96,1

2009

231.100

8.100

3,5

222.900

96,5

2010

361.000

20.500

5,6

340.500

94,4

Tăng TB

39,6%

67,6%

-

38,6%

-

Tăng TB

(200–2010)

26,3%

34,3%

-

25,9%

-

2011

530.900

30.900

5,8

500.000

94,2

2012

540.800

40.100

7,4

500.700

92,6

2013

640.500

60.500

9,4

580.000

90,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 11

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, năm 2014


Thời gian qua nhờ chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước trong hoạt động du lịch, Phú Yên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về số lượt khách. Đặc biệt trong khoảng 10 năm trở lại đây (2000 - 2010), tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 26,3

%. Có thể đánh giá diễn biến phát triển du khách Phú Yên theo các giai đoạn:

Giai đoạn 2000 - 2005: Tốc độ tăng trưởng bình quân về du khách hằng năm là 18,1 %. Năm 2001, lượng khách du khách du lịch đến Phú Yên đạt 52.670 lượt khách và vẫn duy trì tăng đều ở các năm tiếp theo. Năm 2003, 2004, du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh và các cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị… thì Phú Yên vẫn duy trì được lượng khách và đến cuối năm 2005 cùng với xu hướng hồi phục của du lịch Việt Nam, lượng du khách đến Phú Yên đạt 80.500 người, tăng 2,3 lần so với năm 2000.

Giai đạn 2006 - 2010: cùng với sự hồi phục của du lịch thế giới và Việt Nam, khách du lịch đến Phú Yên vẫn duy trì mạch tăng trưởng đều đặn. Du khách đến Phú Yên qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 tăng ổn định. Năm 2010, lượng khách du lịch đến Phú Yên đạt 361.000 lượt khách, duy trì mức tăng trưởng 39,6%.

Tính chung cho cả giai đoạn 2000 - 2010, lượng khách du lịch đến Phú Yên có nhịp tăng trưởng tương đối bền vững ở mức 26,3 %/năm. Khách đến với mục đích nghỉ dưỡng - tắm biển, tham dự lễ hội là lớn nhất. Tuy nhiên lượng khách này vẫn còn thấp so với các chỉ tiêu dự báo đã đề ra. Nguyên nhân cơ bản là một số dự án chậm đưa vào hoạt động, bên cạnh đó là việc xác định chưa chính xác luồng khách và các thị trường gửi khách du lịch đến với Phú Yên.

Giai đoạn từ năm 2011 cho đến nay, khách du khách lịch đến Phú Yên có nhiều thay đổi khởi sắc. Năm 2011, Phú Yên đăng cai Năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ. Sự kiện này đã tạo cú huých cho du lịch tỉnh nhà. Năm 2011, khách du lịch đến Phú Yên là 530.900 lượt, tăng 47 % so với năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 30.900 lượt, tăng 50,7 % so với năm 2010. Từ sự kiện này khách du lịch tìm đến Phú Yên ngày càng đông và có sự gia tăng đáng kể tỷ trọng khách nước ngoài, trong đó luồng khách chủ yếu đến từ Nga. Năm 2013, lượng khách đến Phú Yên là 640.500 lượt trong đó du khách quốc tế là 60.500 lượt.


Lượt khách

700,000

640.500

600,000

540.800

530.900

500,000

400,000

361.000

300,000

231.100

200,000


100,000

52.67054,73661,91270,479

35,011

165,312

80.50095.000120.100

0,000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013


So với các tỉnh khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, lượng du khách đến Phú Yên còn rất khiêm tốn (lượng khách đến Phú Yên chỉ bằng 24,4 % tới Bình Định, và 10,4 % đến Khánh Hòa). Điều này cho thấy sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của Phú Yên còn yếu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế cao hơn các địa phương khác (25,2 %). Nguyên nhân chính là do sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch với các bãi biển đẹp và môi trường ở đây còn khá trong lành và nguyên sơ, mặc khác là sự cải thiện của hệ thống giao thông.

- Ngày lưu trú trung bình

Số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Yên cho biết số ngày lưu trú của du khách có xu hướng tăng lên, đặc biệt là khách quốc tế. Giai đoạn 2000 - 2005 khách quốc tế lưu trú tại Phú Yên dao động từ 1,6 - 1,8 ngày; giai đoạn từ 2006 – 2008 là 1,7

- 2 ngày, và đến năm 2010 là 2,5 ngày. Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa cũng dao động từ 1,2 - 1,7 ngày. Năm 2013, ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Phú Yên là 1,79 ngày, so với dự báo quy hoạch du lịch đưa ra năm 1996 là còn thấp


(dự báo từ 2,8 - 3,0 ngày). Nguyên nhân vì Phú Yên còn thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng, có nhiều hạn chế về các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, thể thao… do đó không thể giữ chân du khách dài ngày.

- Mức chi tiêu của khách du lịch

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên thì giai đoạn 2000

- 2010, chi tiêu của khách du lịch tại Phú Yên trung bình một khách quốc tế là 900.000

- 1.000.000 VNĐ/ngày (tương đương với 46 USD/ngày); khách du lịch nội địa khoảng

650.000 - 700.000 VNĐ/ngày (tương ứng với 33,4 USD/ngày). Mức chi tiêu thực tế này thấp hơn nhiều so với dự báo quy hoạch năm 1996 là khoảng 80 - 120 USD/ngày (khách quốc tế) và 35 - 45 USD/ngày (khách nội địa).

2.2.1.2. Doanh thu du lịch

- Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch gồm các khoản do du khách chi trả: lưu trú, ăn uống, bán hàng, vận chuyển… Ngoài ra còn có một số ngành dịch vụ khác không phải do ngành du lịch trực tiếp thu: y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, bảo hiểm… là những ngành vừa phục vụ cộng đồng, vừa phục vụ du khách. Tổ chức du lịch thế giới đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nước thành viên về thu nhập du lịch. Nó được tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nước khác (trừ chi phí cho việc vận chuyển hàng không quốc tế). Tuy nhiên ở nước ta nói chung, và Phú Yên nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ khoảng chi trả của du khách chưa được thống kê chính xác.

Số liệu thống kê cho thấy, thu nhập du lịch của tỉnh vừa qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2000 tổng thu nhập du lịch toàn tỉnh mới chỉ khoảng 12,3 tỷ đồng thì đến 2001 đã tăng 1,2 lần và đạt 14,77 tỷ đồng, năm 2003 là 24,63 tỷ, 2005 là 36,9 tỷ tương đương 1,942 triệu USD (dự báo 17,6 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000 – 2005 là 24,4 %. Giai đoạn 2006 - 2010, tiếp tục đà tăng trưởng đó, cùng với sự tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch nội địa đến Phú Yên, thu nhập từ du lịch đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và đột biến. Năm 2011, Phú Yên đăng cai Năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ, doanh thu du lịch tăng vượt bậc, đạt 450 tỷ đồng.


Bảng 2.3. Doanh thu ngành du lịch Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013


Đơn vị: Triệu đồng


Năm

Doanh thu du lịch

Cơ cấu doanh thu (%)

Tổng số

Quốc tế

Nội địa

Tổng số

Quốc tế

Nội địa

2000

12.389,4

533,0

11.856,4

100,0

4,3

95,7

2001

14.765,4

971,3

13.794,1

100,0

6,6

93,4

2002

18.171,0

1.194,5

16.976,5

100,0

6,6

93,4

2003

24.625,8

1.882,8

22.743,0

100,0

7,7

92,3

2004

26.544,6

2.026,8

24.517,8

100,0

7,6

92,4

2005

36.900,0

3.515,4

33.384,6

100,0

9,5

90,5

2006

57.060,0

4.450,7

52.609,3

100,0

7,8

92,2

2007

85.399,2

6.558,7

78.840,5

100,0

7,7

92,3

2008

162.176,4

15.957,7

146.218,7

100,0

9,8

90,2

2009

253.800,0

24.283,3

229.516,7

100,0

9,6

90,4

2010

450.000,0

50.400,0

399.600,0

100,0

11,2

88,8

2011

456.000,0

51.980,0

404.020,0

100,0

11,4

88,6

2012

500.000,0

60.000,0

440.000,0

100,0

12,0

88,0

2013

540.000,0

72.900,0

467.100,0

100,0

13,5

86,5

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, năm 2014


- Cơ cấu doanh thu du lịch

Trong những năm qua, du lịch Phú Yên chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu: lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách. Dịch vụ lữ hành đưa khách du lịch đi tham quan danh lam thắng cảnh còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu du lịch. Khách du lịch lưu lại đây thường không lâu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu du lịch. Khách du lịch đến Phú Yên (cả khách quốc tế và địa phương) đều chi tiêu nhiều cho dịch vụ lưu trú và ăn uống. Trong doanh thu, dịch vụ ăn uống chiếm tỷ lệ dao động từ 29 - 30 %, và dịch vụ lưu trú chiếm trên dưới 36 %.


- Giá trị gia tăng (GDP) du lịch:

Giá trị gia tăng ngành du lịch Phú Yên năm 2000 đạt 10.514 tỷ đồng, năm 2005 đạt 24.908 tỷ và 2010 là 176 tỷ (theo giá so sánh 1994), đạt tốc độ tăng trưởng 32,5

%. Theo niên giám thống kê tỉnh Phú Yên, tỷ trọng doanh thu du lịch so với tổng GDP của tỉnh: năm 2000 là 3,8 %, năm 2005 là 3,1 %, năm 2010 là 3,6 %.


Triệu đồng

600000

500000

450.000

540.000

500.000

456.000

400000

300000

253.800

200000

162.176

100000

85.399

57.060

12.38914.76518.171

24.62626.54536.900

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu du lịch Phú Yên giai đoạn 2000 - 2013

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 06/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí