Cơ Sở Thực Tiễn Của Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch


Du lịch là một ngành kinh tế vì vậy không thể không đặt mục tiêu về kinh tế. TCLT du lịch như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải bằng mọi giá để đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế mà không chú trọng về môi trường. Vì vậy, mục tiêu cũng hết sức quan trọng đó là phải bảo vệ tài nguyên du lịch để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Các loại TNDL dễ bị xuống cấp nếu chúng ta không bảo vệ giữ gìn và luôn đầu tư tu bổ. Trong quá trình khai thác tài nguyên cần phải bảo vệ, giữ gìn tài nguyên để có thể khai thác lâu dài và hiệu quả hơn.

Mục tiêu rất quan trọng của TCLT du lịch đó là sự thống nhất của vùng du lịch và cộng đồng. Trong mỗi vùng du lịch có cộng đồng cư dân sinh sống. Mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong vùng du lịch chủ yếu do cộng đồng dân cư. Việc thống nhất vùng du lịch và cộng đồng dân cư sẽ là động lực để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế.

1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam‌

1.2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Trước hết là Vị trí địa lýcó nhiều thuận lợi; nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cửa ngõ trên tuyến đường hàng hải quốc tế. Việt Nam nằm trong khu vực được đánh giá là có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, trong đó có hoạt động du lịch.

Thứ hai là tiềm năng phát triển du lịch biển của Việt Nam. Với đường bờ biển dài khoảng 3260km ( từ Móng Cái đến Hà Tiên), có nhiều bãi biển đẹp có thể khai thác du lịch. Ngoài ra nước ta có gần 4 000 hòn đảo, trong đó có một số quần đảo xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc,….có giá trị lớn về du lịch. Đặc biệt hệ sinh thái rừng ngặp mặn ven biển nước ta có tính đa dạng sinh học cao. Do đó chúng ta có thể khai thác loại hình du lịch sinh thái, tham quan trải nghiệm thiên nhiên và các hoạt động du lịch thể thao trên biển.

Thứ ba là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Nước ta có đa dạng sinh học cao với hệ động thực vật phong phú, nhiều loài quý hiếm và hệ sinh


thái đa dạng. Đến nay, cả nước có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 31 vườn quốc gia và hàng trăm khu bảo tồn thiên nhiên, 400 nguồn nước nóng .v.v.đã và đang được khai thác. Ở một số vùng của nước ta, điều kiện khí hậu quanh năm mát mẻ, phù hợp với sức khỏe con người, cũng được coi là nguồn tài nguyên quan trọng trong hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Ở nước ta, địa hình chủ yếu là đồi núi, cấu trúc địa chất nhiều hang động đá vôi đã hình thành, tạo ra những cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Quần thể hang động Phong Nha- Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long với quần thể các đảo đá vôi đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đỉnh Fanxipan- đỉnh núi cao nhất Đông Dương (cao 3142m) và cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang đang được lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là công viên địa chất của nhân loại. Hệ thống sông, suối, hồ đa dạng là tiềm năng quan trọng để phát triển loại hình du lịch đường thủy, đặc biệt là du lịch bằng đường thủy dọc sông Mê Koong nối sang các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Koong mở rộng.

Thứ tư là tiềm năng du lịch văn hóa, lịch sử. Phải nói rằng, tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam hết sức đa dạng, đặc săc, với nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của đất nước. Hiện nay, nước ta có 7 di sản văn hóa thế giới ( 4 di sản văn hóa vật thể và 4 di sản văn hóa phi vật thể) được UNESCO công nhận, gần 3000 di tích, thắng cảnh được xếp hạng quốc gia. Bên cạnh đó là sự phong phú về lễ hội, đặc sắc về văn hóa nghệ thuật, tinh tế về nghệ thuật ẩm thực, tinh xảo về các nghề truyền thống cùng với sự đa dạng văn hóa của 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam…Bên cạnh những lợi thế đó, Việt Nam còn được đánh giá là đất nước ổn định chính trị, an toàn, an ninh. Đặc biệt , sự mến khách, thân thiện của người dân là yếu tố cơ bản tạo nên sức hút của du lịch Việt Nam.

1.2.1.2. Tình hình phát triển và đóng góp của Du lịch đối với nền kinh tế

Năm 1960, Chính phủ ban hành nghị định số 26/CP ( 9/7/1960) thành lập Công ty du lịch Việt Nam đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch. Tuy nhiên từ đó đến năm 1990, Du lịch Việt Nam vẫn là ngành chưa được nhiều người biết tới.


Quyết định của chính phủ thành lập lại Tổng cục Du lịch trực thuộc Chính phủ vào cuối năm 1992 đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành Du lịch. Du lịch Việt Nam đã tăng trưởng nhanh, có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Năm 1990, Việt Nam mới đón được khoảng 250.000 lượt khách quốc tế, đến năm 2008 đón được 4,2 triệu lượt, thu nhập du lịch đạt gần 4 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam đã vững vàng ở vị trí thứ 5 trong số các nước ASEAN nếu xét về lượng khách quốc tế và thu nhập từ du lịch [23, tr7]. Kết cấu hạ tầng tại các trung tâm du lịch lớn và tại nhiều điểm du lịch đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại của khách du lịch. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch được nâng lên. Nhiều khách sạn cao cấp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí được xây dựng, đặc biệt là các khách sạn cao cấp ở một số thành phố lớn và tại các khu du lịch nghỉ dưỡng biển ở miền Trung và Nam Trung bộ. Sự tăng trưởng nhanh của ngành du lịch với những đóng góp quan trọng vào GDP, tăng thu ngoại tệ, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, khôi phục nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống, truyền thống văn hóa ở nhiều địa phương được khơi dậy, bộ mặt đô thị được tô điểm đẹp hơn đã tác động tổng hợp tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế của nhiều vùng, địa phương trong cả nước. Chính những lợi ích du lịch đem lại thời gian qua đã tạo được nhận thức mới về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội. Ngay trong Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ( giai đoạn 2006-2010) đã đề cập tới những đóng góp to lớn của du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước “Ngành du lịch đã có sự phát triển mạnh mẽ…Thị trường du lịch không ngừng được mở rộng. Cơ cấu du lịch đã dược đa dạng hóa với nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn hơn để khai thác tiềm năng du lịch. Doanh thu du lịch đã tăng trưởng nhảy vọt, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, xóa đói giảm nghèo cũng như góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế”. Hiện nay, Du lịch đóng góp khoảng 5% GDP của quốc gia, khẳng định vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân.


Lực lượng lao động trong ngành du lịch đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay có khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch. Từ năm 1991 đến 2009, lao động trực tiếp từ lĩnh vực du lịch đã tăng gần 20 lần, từ 21.000 lên 370.000; lao động gián tiếp ước tính khoảng 737.800 trong năm 2009.

Du lịch là ngành kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Riêng năm 2009, thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch đạt khoảng 8,8 tỷ USD/ 22,48 tỷ USD, chiếm 41% tổng số vốn đăng ký FDI vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực hợp tác trong lĩnh vực du lịch với nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội Du lịch châu Á- Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội du lịch Đông Nam Á (ASEAN); Liên minh châu Âu (EU). Hợp tác đa phương trong khu vực được đẩy mạnh: hợp tác Việt Nam-Lào- Campuchia, Việt Nam-Lào-Thái Lan, Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan- Myanmar, Tiểu vùng sông Meekoong mở rộng, Hành lang Đông –Tây v.v.. Hợp tác song phương về du lịch với nhiều quốc gia được đẩy mạnh. Những hoạt động trên tạo cho Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến nhiều hơn. Sự tăng trưởng và hội nhập của ngành Du lịch Việt Nam góp phần tạo dựng hình ảnh chung của ASEAN với những nét đặc sắc riêng trên bản đồ du lịch thế giới.

Mặc dù vậy, so với tiềm năng du lịch to lớn của Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm còn thấp và còn giữ khoảng cách khá xa so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia. Du lịch vẫn chưa thực sự được quan tâm phát triển tương xứng với vị trí của nó trong nền kinh tế.

1.2.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam‌

Từ đầu thập niện 90 của thế kỷ XX, dưới sự chỉ đạo của tổng cục Du lịch, công tác phân vùng du lịch nước ta đã được triển khai trên phạm vi cả nước. Căn cứ vào hệ thống phân vị và tiêu chí phân vùng đã được lựa chọn, nhóm các nhà khoa học đã chia nước ta thành 3 vùng du lịch với 2 á vùng, 11 tiểu vùng và nhiều trung tâm, điểm du lịch. Phương án này đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1996-2010 và được thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 1995.


Đây chính là phương án phân vùng du lịch đầu tiên ở nước ta có cơ sở khoa học. Hiện nay, sơ đồ 3 vùng du lịch đang được sử dụng phổ biến và phát huy tác dụng.

Bảng 1.1: Sơ đồ các vùng du lịch của Việt Nam

[22, tr.202]


vùng

Á vùng

Tiểu vùng du lịch

Trung tâm du lịch


1. Bắc Bộ


Trung tâm


Hà Nội

Duyên hải Đông Bắc

Miền núi Đông Bắc

Miền núi Tây Bắc

Nam Bắc Bộ

2. Bắc Trung Bộ


Phía Bắc

Huế- Đà Nẵng

Phía Nam

3. Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Nam Trung Bộ

Duyên hải

TP. Hồ Chí Minh

Tây Nguyên

Nam B

Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


1.2.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu‌

Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ, Á vùng du lịch Nam Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện nay, tỉnh đã hoàn chỉnh qui hoạch du lịch với trung tâm du lịch Vũng Tàu và 3 cụm: du lịch Núi Dinh, Long Hải-Phước Hải, Bình Châu-Hồ Linh.

TP.Vũng Tàu được xác định là thành phố du lịch biển, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao ven biển, giải trí về đêm và du lịch thương mại - hội nghị.

Cụm Long Hải - Phước Hải là cụm văn hóa, thể thao, nghỉ dưỡng biển kết hợp tham quan di tích, danh thắng.

Cụm du lịch Núi Dinh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và mua sắm khi kết hợp với trung tâm thương mại Thị xã Bà Rịa.

Cụm du lịch Bình Châu - Hồ Linh là khu du lịch phức hợp, bao gồm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp điều dưỡng, giải trí văn hóa, thể thao cao cấp, sân golf và du lịch sinh thái.



Người thực hiện Trần Thị Thanh Huệ Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ 1


Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huệ


Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH HUYỆN XUYÊN MỘC Tỉnh Bà Rịa 2


Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH HUYỆN

XUYÊN MỘC (Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)


2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu‌

Huyện Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là huyện nằm ở vị trí địa lý vô cùng quan trọng. Vốn là địa đầu của miền Đông Nam Bộ nối liền với cực Nam Trung Bộ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây Bắc giáp huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Châu Đức và Đất Đỏ, phía Nam giáp Biển Đông. Diện tích toàn huyện là 64.092,59 ha, là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh, chiếm 32,76% diện tích toàn tỉnh.

Từ nhiều thế kỷ trước, nơi đây toàn là rừng già, là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc Châu Ro. Từ năm 1623, những người Việt từ các tỉnh miền Trung bắt đầu vào đây cùng đồng bào dân tộc khai phá, tạo dựng vùng đất này. Dân số toàn huyện năm 2011 là 150.535 người. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số huyện tương đối ổn định: 1,1%-1,2%. Tuy nhiên trình độ học vấn và chuyên môn còn thấp.

Hiện nay, kinh tế-xã hội của huyện đang có những chuyển biến theo chiều tích cực: giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III; Tỷ lệ dân đô thị liên tục tăng, quá trình xây dựng nông thôn mới đang được đẩy mạnh…Tổng GDP trên địa bàn toàn huyện năm 2010 đạt tỷ lệ tăng trưởng 11,47% trong giai đoạn 2005- 2010. Trong đó tốc độ tăng trưởng của khu vực I ( Nông –Lâm –Ngư nghiệp) bình quân giai đoạn 2010 là 8,78%/năm. Đây là mức tăng trưởng khá so với mức tăng GDP khu vực I của cả nước. Khu vực II ( Công nghiệp-Xây dựng) có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005-2010 là 30,17%. Mức tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng trưởng khu vực II của cả nước ( 36,5%). Tốc độ trăng trưởng khu vực III ( Thương mại-Dịch vụ) trong đó có du lịch giai đoạn 2005-2010 là 9,22%/năm. Tốc độ tăng trưởng này được đánh giá là chậm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là do hậu quả của cơn bão số 9 cuối năm 2006.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023