Các Nhân Tố Tác Động Đến Tclt Du Lịch Huyện Xuyên Mộc


2.2. Các nhân tố tác động đến TCLT du lịch huyện Xuyên Mộc‌

2.2.1. Vị trí địa lý‌

Điểm cực Bắc của huyện ở vĩ độ 10,50B; điểm cực Nam ở vĩ độ 10,26B; điểm cực Tây ở kinh độ 107,23Đ; Điểm cực Đông ở kinh độ 107,35 Đ . Phía Bắc giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; Phía Nam được bao bọc bởi biển Đông ( với chiều dài đường bờ biển 32km); Phía Đông giáp huyện Hàm Tân- tỉnh Bình Thuận; Phía Tây giáp huyện Châu Đức và Đất Đỏ. Vị trí địa lí đó đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên lãnh thổ huyện là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ cao. Chịu tác động của các khối khí di chuyển qua biển và vai trò của biển Đông- nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nhờ đó thảm thực vật bốn mùa xanh tươi, giàu sức sống. Tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. Vị trí và hình thể đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên, từ bờ biển vào sâu trong nội địa rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái cả trên rừng, ven và dưới biển.

Đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Phước Bửu và các xã: Phước Thuận, Phước Tân, Xuyên Mộc, Bông Trang, Tân Lâm, Bàu Lâm, Hòa Bình, Hòa Hưng, Hòa Hiệp, Hòa Hội, Bưng Riềng, Bình Châu.

2.2.2. Qui mô, độ hấp dẫn và phân bố tài nguyên du lịch‌

2.2.2.1. Tài nguyên tự nhiên

Địa hình, địa mạo

Địa hình tổng quát của huyện Xuyên Mộc thấp dần từ Bắc xuống Nam, dải bờ biển dài hơn 32 km có nhiều bãi biển đẹp lại tiếp giáp với những cánh rừng hoang sơ của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu. Sự kết hợp giữa cảnh quan miền biển với rừng rậm nhiệt đới tạo nên vẻ đẹp hoang sơ đặc trưng của huyện, tạo nên lợi thế so sánh, sức hấp dẫn cho du lịch biển của huyện khác với vùng biển của những nơi khác.

Quá trình vận động tạo sơn ở phía Đông –Bắc tạo nên một số đỉnh núi sót ( núi Mây Tào và núi Ngọc), tiếp đó là các đồi bát úp. Ngoài ra, còn hình thành nên các đồng bằng nhỏ ven sông. Độ cao tuyệt đối ở các đỉnh núi phía Đông – Bắc như núi Mây Tào ( cao 706 m), núi Ngọc ( 212). Cao độ vùng đồi bát úp trung bình từ 50 –


100m, đồng bằng trung bình từ 2,9 -5m. Độ cao và vị trí này có sức hút rất lớn khách du lịch là học sinh , sinh viên trong các đợt du lịch nhằm sinh hoạt tập thể, ngoại khóa.

Bảng 2.1: Bảng phân bố diện tích đất huyên Xuyên Mộc theo độ dốc


STT

Độ dốc địa hình (độ)

Diện tích (ha)

Chiếm tỷ lệ so với DTTN huyện (%)

1

Dưới 3

36.027

56,1

2

3-8

22.798

35,5

3

8-15

3.018

4,7

4

Trên 15

2.376

3,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 7

(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Xuyên Mộc )

Phần lớn địa hình của huyện có độ dốc dưới 8o bề mặt tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Khí hậu

Nét chung của khí hậu huyện Xuyên Mộc là nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, gió mùa nóng, ẩm và ổn định quanh năm, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển Đông nên khí hậu ôn hòa, mát mẻ rất thuâjn lợi cho hoạt động du lịch. Nhiệt độ trung bình khoảng 26,30C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng cao nhất là tháng 4 nhưng nhiệt độ cũng chỉ vào khoảng 280C. Tháng mát nhất là tháng giêng, nhiệt độ trung bình ở mức lý tưởng của vùng Đông Nam Á: 24,50C . Biên độ nhiệt năm thấp, dao động từ khoảng 3 đến 50C.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm thấp (1396mm), có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, trong đó lượng mưa tập trung vào tháng 7, 8 và 9 hàng năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, với số tháng mưa là 6 tháng, số ngày mưa bình quân trong năm là 124 ngày. Tuy nhiên mưa nhiều nhưng không kéo dài nên ít ảnh hưởng đến tham quan du lịch. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số tháng khô từ 1 đến 3 tháng; số tháng hạn từ 2-3 tháng; số tháng kiệt từ 0-1 tháng. Độ ẩm tuyệt đối trung bình hàng năm là 85,2%. Độ ẩm tuyệt đối: 36% ( tháng 12 và tháng 1). Lượng bốc hơi cao nhất: 43,7% vào tháng 3. Tổng số giờ nắng trong năm 2.500 giờ. Chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: Gió Đông Bắc, Gió Bắc xuất hiện


vào đầu mùa khô; gió chướng xuất hiện vào mùa khô và gió tây, Tây – Nam xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 11.

Bảng 2.2: Đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đối với sức khỏe



Chỉ tiêu

Số tháng có nhiệt

độ >270C

Số tháng có độ ẩm

>90%

Số giờ nắng/năm

Số ngày đầy mây

Tốc độ gió trung bình

m/s

H.Xuyên Mộc

1

0

1500

85

2,5

Kết luận

Tốt

Rất tốt

Rất tốt

Tốt

Rất tốt

(Tiêu chí đánh giá tham khảo [19])

Đối chiếu với các chỉ tiêu khí hậu của địa phương với các chỉ tiêu đánh giá điều kiện sinh khí hậu, ta có:

Bảng 2.3: Đánh giá khả năng thích nghi của con người với khí hậu

(Tiêu chí đánh giá tham khảo [19]



Chỉ tiêu

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Nhiệt độ trung bình tháng nóng

nhất (0C)

Biên độ nhiệt độ năm

(0C)


Lượng mưa năm (mm)

Huyện

Xuyên Mộc

26,3

28

3-5

1396

Hạng

2

2

1

1

Kết luận

Khá thích nghi

Khá thích nghi

Thích nghi

Thích nghi

Dựa vào các tiêu chí trên ta có thể kết luận: Chế độ bức xạ, mây nắng, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của huyện đều rất tốt cho sức khỏe con người, rất thích hợp để phát triển du lịch. Tuy nhiên, mức độ thuận lợi của khí hậu các tháng trong năm không như nhau. Với những điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy, đây là nơi có thể phát triển được loại hình du lịch nghỉ dưỡng. du lịch cuối tuần…

Thủy văn

Trên địa bàn huyện có 2 tuyến sông chính và 03 hồ chứa nhỏ là:

+ Sông Ray dài 120 km, phần chảy qua lãnh thổ huyện Xuyên Mộc khoảng 40 km, là ranh giới tự nhiên với huyện Long Đất và huyện Châu Đức. Với lưu vực rộng khoảng 770 km2. Trên hệ thống sông này có thể xây dựng được nhiều hồ nước,


đáng kể nhất là hồ Sông Ray với dung tích 100-140 triệu m3, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất khoảng 450-600 ngàn m3/ngày đêm.

+ Hệ thống Sông Chùa bắt nguồn từ núi Mây Tàu chảy qua cửa Bến Lội. Sông Chùa là hạ lưu của Sông Bé và sông Đu Đủ. Trước đây lưu lượng sông khá lớn, nhưng sau năm 1985 khi tỉnh Bình Thuận đắp đập Cá Dàng thì nước Sông Chùa cạn dần và cửa Bến Lôi bị bồi lắng ảnh hưởng lớn đến việc thoát nước và ra vào của các phương tiện giao thông thủy.

Các hồ đập hiện có bao gồm: Hồ Xuyên Mộc tại TT Phước Bửu tưới cho 320 ha, hồ Sông Kinh (cầu Mới) tại TT Phước Bửu tưới cho 216 ha ở xã Phước Thuận, hồ Suối Cát tại xã Hòa Hiệp tưới cho 380 ha. Ngoài ra, trong huyện còn có hàng chục bàu tự nhiên như: Bàu Xót, Bàu Ngứa, Bào Non, Bàu Nhám… Các hồ chứa nước, các vùng rừng ngập mặn có thể khai thác cho mô hình du lịch sinh thái.

Đặc biệt, ở phía Đông Bắc khu BTTN có suối nước khoáng Bình Châu, là một nguồn tài nguyên quý giá và nổi tiếng cả nước với những thành phần hóa lí được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.

Suối nước nóng Bình Châu được Bác sĩ Sallet -người Pháp phát hiện ra vào năm 1928, trong chuyến đi khảo sát y khoa miền Đông Nam Bộ và giới thiệu nó trong “Bản tin nghiên cứu Đông Dương” dưới tên gọi là Cù Mi. Nguồn gốc xuất lộ của Suối nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng tại khu vực đầu nguồn căn cứ theo tài liệu nghiên cứu khoa học của Đoàn 801, nó có một nguồn cung cấp nước ở độ cao từ 20 đến 30 mét trở lên (như hồ trên núi Mây Tàu, Núi Hồng Nhung tích tụ nước mưa). Nước từ đó vận động theo các vết nứt nẻ xâm nhập vào lòng đất với độ sâu ít nhất từ 3.000 đến 5.000 mét. Trên đường vận động đó nó được đốt nóng và trao đổi hóa học vơí thành phần vật chất của các lớp đá vây quanh như: lớp chứa nước trong trầm tích biển – đầm lầy (hologen, gio-pleixtoxen), nước trong khe nứt của đá Macma… rồi nhờ áp suất cao tại nơi đây chúng được đẩy lên mặt đất qua đới vỡ vụn tại giao điểm của 03 hệ thống đứt gãy kiến tạo theo hướng: Tây Bắc – Đông Nam; Tây Nam – Đông Bắc.


Nước khoáng, bùn khoáng nóng trào lên qua vô số điểm, tùy theo thành phần vật chất và mức độ cản trở trên đường đi mà chúng xuất lộ với nhiệt độ cao, thấp khác nhau, có xu hướng hoà nhập với nhau tạo thành từng nhóm, cụm rồi hòa chung thành dòng vận động về phía Nam theo hướng dốc tự nhiên của địa hình. Trên đường vận động chúng được bổ sung nước nhạt từ hai bên cánh thung lũng nhưng không đáng kể.

Nước xuất lộ kiểu dạng mạch mang theo nhiều bọt khí có mùi Lưu Huỳnh, những chỗ có nhiều mạch lộ chính nước trào lên mạnh và tạo thành các vũng nước sâu từ 0,5 đến 1 mét gọi là Bàu nước nóng. Có nhiều điểm nước xuất lộ lên dạng hình phễu có đường kính tới 1 mét và rất nhiều điểm lộ nhỏ phân bố rải rác, nước lên yếu hoặc không lên khỏi mặt đất. Bề mặt xuất lộ trên một dải rộng 80 mét vuông, dài 15 mét theo hướng Bắc – Nam.

Hiện nay, trung tâm suối nước nóng có công suất 8m3/s và 70 điểm phun,

nhiệt độ cao nhất trên bề mặt đạt 820 C, trong nước khoáng có chứa nhiều chất khoáng như Silic, Nito, Lưu huỳnh, Natri, clo… có giá trị chữa các bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa, thấp khớp, các bệnh mạch máu, phong thấp, mồ hôi chân tay, bệnh phù cổ trướng, bệnh nhiễm độc mãn tính và một số loại bệnh khác. Tuy nhiệt độ cao nhưng xung quanh các hồ nước cây cỏ vẫn sinh trưởng, xanh tươi quanh khu nước khoáng nóng được bao bọc bởi khu rừng mưa nhiệt đới. Điều này, đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và khai thác có hiệu quả các công trình nghỉ dưỡng, các khu điều dưỡng chữa bệnh, vật lí trị liệu, tắm bùn, đáp bùn, tắm nước khoáng nóng và thăm cảnh quan rừng.

Biển và bờ biển chạy dọc phía Nam lãnh thổ huyện. Biển Xuyên Mộc thuộc vùng bán nhật triều, triều cao nhất là 3,9m, thấp nhất là 0,6m. Vùng biển của huyện tiếp giáp vùng biển của huyện Long Đất và huyện Hàm Tân ( Bình Thuận). Biển sạch đẹp có rừng nguyên sinh ven bờ. Chiều dài đường bờ biển của huyện 32 km, thoải dần ra biển, mực nước nông, các bãi cát vàng, bằng phẳng,…có sức hút lớn đối với du khách, tạo ra lợi thế so sánh của huyện mặc dù vị trí và cơ sở hạ tầng của huyện không tốt bằng thành phố Vũng Tàu.


Nguồn nước ngầm của huyện xếp vào nguồn nước ngầm nghèo, đặc biệt là ven biển Đông và giáp ranh huyện Hàm Tân- tỉnh Bình Thuận không có khả năng khai thác nước ngầm. Trữ lượng nước ngầm đang bị suy giảm nhanh và bị nhiễm bẩn do không khai thác hợp lý. Mực nước ngầm ngày càng sâu, ít và khó khai thác. Vì vậy, lượng nước ngầm sẽ được ưu tiên cho sinh họat, hoạt động kinh doanh du lịch có khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu nước ngọt.

Thổ nhưỡng

Huyện Xuyên Mộc có tài nguyên đất khá phong phú, so với toàn tỉnh đất cát biển chiếm 63,52%, đất xám chiếm 38,72%, đặc biệt đất đỏ bazan chiếm 35,34%. Căn cứ vào địa hình và nguồn gốc hình thành có thể chia đất Xuyên Mộc thành 7 loại: Đất cát ven biển nhiễm mặn ; Đất phù sa mới ; Đất đỏ ba zan ; Nhóm đất đen ; Nhóm đất đỏ trên đá Gralistes ; Nhóm đất vàng ; Nhóm đất xám và bạc màu. Trong đó, Loại đất cát với các dãy cồn cát trắng, vàng có thể cải tạo trồng các loại cây, tạo môi trường phát triển du lịch ; Trên đất phù sa là những cánh đồng rập rờn sóng lúa xanh với những cánh chim bay lượn trên không trung tạo dựng khoảng không bao la, bình yên, sẽ đặc biệt ấn tượng với người dân đô thị.

Sinh vật

Địa bàn của huyện xưa toàn là rừng già. Rừng Xuyên Mộc bị tàn phá nặng nề trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong cuộc định cư sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ( 1975). Một phần rừng còn lại ở Xuyên Mộc đã được qui hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu, là một trong hai khu vườn quốc gia của tỉnh, thuộc hệ sinh thái vườn quốc gia ven biển và hải đảo.

Tài nguyên rừng của huyện Xuyên Mộc có chủng loại động, thực vật phong phú nhất trong tỉnh. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2006 là 22,6%. Đất lâm nghiệp khoảng

18.199 ha ( chiếm 28,4% ). Trong đó rừng sản xuất 5.668 ha, rừng đặc dụng 11.359 ha ( khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu), rừng phòng hộ 896 ha.

- Rừng sản xuất: chủ yếu là Bạch Đàn, Phi Lao, Tràm Lai, trồng từ 2 – 8 năm, trữ lượng bình quân 60 – 180 m3/ ha. Do nhận thức được vai trò kinh tế và môi


trường của rừng, ngành lâm nghiệp và chính quyền địa phương, cộng với sự đầu tư theo chương trình327/ Q Đ- TTg, nên việc trồng và bảo vệ rừng ngày một tốt hơn.

- Rừng đặc dụng ( khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu ) được xếp vào“ Kiểu thực vật rừng kín, nửa rụng lá ẩm nhiệt đới“.

Sự đa dạng về thành phần thực vật trong khu bảo tồn rừng

Thành phần thực vật của khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu gồm 732 loài thực vật bậc cao, thuộc 123 họ đã được định danh. Trong đó có nhiều thực vật đặc hữu và quí hiếm được xếp vào sách đỏ Việt Nam (Xem phụ lục)

Sự đa dạng về thành phần động vật trong khu bảo tồn

Theo quả nghiên cứu về động vật hoang dã (TS. Lê Xuân Cảnh và các cộng sự, 2000) đã thống kê được 205 loài động vật rừng thuộc các lớp ếch nhái, bò sát, chim và thú. So với tổng số loài động vật hoang dã của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu chiếm tỉ lệ 91%.

Nhóm các loài động vật quí hiếm được ghi vào sách đỏ động vật của Việt Nam gồm: có 15 loài bò sát và ếch nhái, chiếm 30% tổng số loài, danh sách các loài ếch nhái và bò sát như sau:

Bảng 2.4: Các loại bò sát và ếch nhái được ghi vào sách đỏ Việt Nam

[10,tr. 56]


STT

Tên gọi

STT

Tên gọi

Việt Nam

Quốc tế

Việt Nam

Quốc tế

1

Rùa vàng

Indotestudo

elongata

8

Vích

Chelonia

mydas

2

Kỳ đà hoa

Varanus

nebulosus

9

Nhông cát

leiolepis

guttata

3

Trăn đất

Python

molurus

10

Trăn gấm

Python

reticulatus

4

Rắn hổ chúa

Ophiophagus

Hannah

11

Rắn hổ mang

Naja naja

5

Rồng đất

Physignathus

cocincinus

12

Rắn cạp nong

Bugarus

fasciatus

6

Rắn ráo thường

Ptyas korros

13

Rắn ráo châu

Ptyas mucosus

7

Tắc kè

Gekko gecko

14

Rùa hộp lưng

đen

Cuora

amboinensis


Lớp chim, kết quả khảo sát năm 2000 đã thống kê được 106 loài. Trong đó:28 loài dễ gặp và gặp nhiều lần ở các sinh cảnh khác nhau chiếm 26,4% tổng số loài, 54 loài gặp trung bình chiếm 50,9%, 22 loài hiếm khi gặp chiếm 20,7% tổng số loài, có 5 loài đã được ghi trong Sách đỏ động vật Việt Nam. Trong số 5 loài chim quý hiếm trên có 2 loài nằm trong danh sách của 47 loài bị đe dọa của Thế giới ở bậc VU là Gà lôi hồng tía (Lophura diardi) và Bồ câu nâu (Columa pucicea ).

Bảng 2.5: Bảng các loài chim được ghi trong Sách đỏ động vật Việt Nam

[10, tr.58]


STT

Tên gọi

Việt Nam

Quốc tế

1

Gà lôi vằn

Lophura nycthemera

2

Gà lôi hồng tía

Lophura diardi

3

Bồ câu nâu

Columa pucicea

4

Cú lợn rừng

Phodius badius

5

Yến núi

Collocalia brevirostris

Lớp thú có 49 loài, thuộc 21 họ và 9 bộ, chiếm 75% tổng số loài thú của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.Các loài thuộc họ Linh trưởng, bộ ăn thịt và bộ gặm nhấm chiếm từ 60% đến 82,4% so với số lượng loài của mỗi bộ trong toàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Như vậy , trong khu BTTN Bình Châu- Phước Bửu có ít nhất 20% tổng số loài thú thuộc nhóm thú quý hiếm ở Việt Nam và Quốc tế. Đây là cơ sở định hướng phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch giải trí, du lịch tham quan…

2.2.2.2. Tài nguyên nhân văn

- Dân cư, dân tộc

Trước thế kỷ XVII, Xuyên Mộc là địa bàn sinh sống chủ yếu của dân tộc thiểu số Chơ Ro. Dân cư rất thưa thớt, cư trú ở các bìa rừng. Từ năm 1623, những người từ miền trung bắt đầu vào đây cùng đồng bào dân tộc Chơ Ro tiếp tục khai phá và tạo dựng vùng đất này. Từ đó dân số tăng nhanh. Dân số tăng nhanh giai đoạn trước

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí