Một Số Hình Thức Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch (Vận Dụng Cho Cấp Tỉnh)

+ Du lịch thăm quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi mặt.

+ Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe (thể chất và tinh thần) sau những thời gian làm việc căng thẳng.

+ Du lịch thể thao không chuyên là loại hình nhằm đáp ứng lòng ham mê thể thao của mọi người. Khách du lịch có thể tự mình chơi một môn thể thao nào đó để giải trí. Các hoạt động thể thao du lịch được ưa chuộng là săn bắt, câu cá, chơi golf. bơi thuyền, lướt ván, trượt tuyết...

+ Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Tùy thuộc vào mức độ và yêu cầu, có thể chia ra thành hai loại là du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm.

+ Du lịch nghỉ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khỏi phục sức khóe của con người sau những ngày lao động vất vả. Địa điểm ưa thích đối với các du khách tham gia hoạt động nghỉ dưỡng thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp như các bãi biển, các vùng núi, vùng quê...

- Du lịch kết hợp

Ngoài mục đích du lịch thuần túy cũng có nhiều cuộc hành trình tham quan vì các lý do khác nhau như học tập, công tác, hội nghị, tôn giáo... Trong cuộc hành trình này không ít người đã sử dụng dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống tại khách sạn và tranh thủ thời gian để tham quan, ngắm cảnh, về cơ bản có các loại hình du lịch két hợp sau đây:

+ Du lịch tôn giáo là một hình thức du lịch tâm linh. Khách đến hành hương, cúng bái. chiêm ngưỡng trong sự tôn kính nghiêm trang, gìn giữ bản sắc tự nhiên cùng tín ngưỡng người dân bản xứ như chùa, đền, thánh địa...

+ Du lịch học tập, nghiên cứu là loại hình du lịch ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đối với hành. Địa điểm đến là những nơi có các đối tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyên, các di tích lịch sử, văn hóa...

+ Du lịch thể thao kết hợp khác với du lịch thể thao thuần túy ở chỗ chuyến đi của các vận động viên có mục đích chính là luyện tập, tham dự các hoạt động thể thao. Ngoài thời gian luyện tập thi đấu, họ có thể tìm hiểu các giá trị tự nhiên - xã hội ở nơi đến. Vì vậy, có thể coi chuyến đi của họ là chuyến du lịch thể thao kết hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

+ Du lịch công vụ bao gồm những người đi dự hội nghị, hội thảo hoặc tham gia các cuộc họp, đàm phán kinh doanh. Bên cạnh mục đích chính là thực hiện các công việc, họ có thể tranh thủ nghỉ dưỡng, tham quan trong thời gian rảnh rỗi.

+ Du lịch chữa bệnh với mục đích của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho khách du lịch. Địa điểm đến thường là những khu an dưỡng, khu vực có nguồn nước khoáng, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên đẹp.

Phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xu thế hội nhập quốc tế - 4

+ Du lịch thăm thân là loại hình kết hợp du lịch kết hợp du lịch với mục đích thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè. Loại hình này có ý nghĩa quan trọng với các nước có nhiều kiều bào sống xa Tổ quốc.

- Bên cạnh việc phân loại theo tài nguyên du lịch còn có sự phân loại theo lãnh thổ hoạt động, phân loại theo vị trí địa lý, phân loại theo thời gian của các cuộc hành trình, phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông và phân loại theo hình thức tổ chức.

1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Sự phát triển của ngành du lịch chịu sự chi phối của hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành du lịch. Các nhân tố bao gồm 2 nhóm: Các nhân tố ảnh hưởng đến cung du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch.

a. Nhân tố cung du lịch

Cung du lịch là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán là các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có khả năng và sẵn sàng đáp ứng ở các mức giá khác nhau cho khách du lịch trong một thời gian và không gian nhất định. Cung du lịch là một bộ phận của cung hàng hóa dịch vụ nói chung trên thị trường và nó được hình thành tổng hợp từ nhiều nhân tố: tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, hàng hóa và dịch vụ, sự an toàn xã hội, sự mến khách của cộng đồng dân cư,..điểm đến.

* Vị trí địa lý

Đây là một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Vị trí địa lý bao gồm vị trí địa lý về mặt tự nhiên (các chi tiêu về giới hạn tọa độ, giới hạn lãnh thổ và các điểm đặc biệt có liên quan) và vị trí địa lý kinh tế - xã hội, chính trị.

Đối với hoạt động du lịch, có hai yếu tố về vị trí cần xét đến là điểm đến nằm trong khu vực phát triển về du lịch ở mức độ nào và khoảng cách từ điểm đến tới nơi phát sinh cầu du lịch ngắn hay dài. Tuy nhiên, để xét điểm đến du lịch chịu ảnh

hưởng tích cực hay tiêu cực từ vị trí địa lý thì còn phải xét trong loại hình du lịch nào, ví dụ đối với loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm thì vị trí thuận lợi, gần đường giao thông chưa chắc đã có nhiều ý nghĩa. Đối với các loại hình du lịch còn lại thì vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn đến sức hấp dẫn của điểm đến.

* Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững.

* Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch, số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố về mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Ngoài ra, vì nhu cầu DL phụ thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư. Để thúc đẩy DL phát triển, việc nghiên cứu, phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi là rất cần thiết

* Cơ sở hạ tầng - Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng là tiền đề cần thiết cho sự phát hiển của bất cứ ngành kinh tế nào, du lịch cũng không ngoại lệ bởi nó cần phải có các nền tảng thuận lợi để phục vụ du khách.

- Hệ thống giao thông vận tải: Yếu tố này quyết định tới sự tồn tại của các điểm đu lịch vì thực chất du lịch là một chuyến đi ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của du khách, cần phải đưa họ từ nơi ở đến điểm du lịch và đi lại trong điểm du lịch ấy. Do đó, hệ thống đường xá, cầu cống và các phương tiện giao thông thuận tiện sẽ giảm bớt thời gian di chuyển, tăng thời gian lưu trú của khách. Mạng lưới giao thông bao gồm đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không. Phương tiện giao thông: ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, thuyền, máy bay, cáp treo...

- Hệ thống thông tin liên lạc: Ngày nay, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin nằm trong số những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới và Lào. Sự bùng nổ của thông tin đã khiến cuộc sống của con người trở nên gần nhau hơn. Du

khách có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin về điểm đến, về tour du lịch. Chưa bao giờ cơ hội quảng bá du lịch trở nên dễ dàng như thế.

- Hệ thống điện và cấp thoát nước: Điện và nước là điều kiện không thể thiếu để đáp ứng các nhu cầu bức thiết của cuộc sống con người hiện nay, đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Hệ thống điện đảm bảo cho các thiết bị phục vụ hoạt động vui chơi giải trí được vận hành thông suốt. Hệ thống cấp thoát nước vừa đảm bảo cung cấp nước sạch, vừa đảm bảo xử lý nguồn nước thải ra môi trường của điểm đến, trả lại sự trong sạch cho môi trường.

Ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách, đó là tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch và lao động du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Bao gồm: hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống, cơ sở phục vụ dịch vụ vui chơi giải trí và cơ sở dịch vụ bổ trợ khác. Trình độ phát triển của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển du lịch. Một quốc gia, một địa phương muốn phát triển du lịch tốt trước hết phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.

* Chính sách phát triển du lịch

Để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ mỗi quốc gia cần có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch. Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của đất nước; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các chính sách phát triển du lịch mang tính ưu tiên, có mối liên quan hữu cơ với nhau, cần được ban hành và thực hiện đồng bộ gắn với những điều kiện tiên quyết. Chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển du lịch là các bước thực hiện chính sách do vậy cần có đủ những điều kiện cần thiết để chính sách được thực thi hiệu quả. Sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương quyết định đến sự thành công của các chính sách. [34]

b. Nhân tố cầu du lịch

Cầu du lịch là cầu về sản phẩm du lịch. Cầu du lịch phụ thuộc vào nhiều nhân tố như nhân tố kinh tế - thu nhập, thời gian rỗi, tâm lí và động cơ du lịch, đẳng cấp xã hội (thể hiện sự vượt trội của cá nhân so với nhóm xã hội),..

* Sự phát triển kinh tế - xã hội

- Về kinh tế: Khả năng phát triển du lịch phụ thuộc vào tình hình và xu hướng phát triển KT-XH. Khi kinh tế phát triển, mức sống tăng lên thì nảy sinh nhu cầu du lịch và biến nhu cầu đó trở thành hiện thực. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ góp phần phát triển du lịch. Đó là sự tăng dần tỉ trọng ở khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế, trong đó có du lịch. Có thể khẳng định rằng du lịch là một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn so với các ngành kinh tế khác.

- Về xã hội: Du lịch giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cải thiện đời sống nhân dân. Du lịch có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phục hồi sức khỏe của con người. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức sống và khả năng lao động của con người. Du lịch có khả năng góp phần tái tạo sức lao động của con người thông qua nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Hàng năm, đa số tổ chức và doanh nghiệp đều thực hiện những kỳ nghỉ ngắn ngày và dài ngày nhằm phục hồi sức khỏe, gắn kết thành viên.

Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới trình độ nhất định. Một trong những yếu tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội. Không có mức thu nhập cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi, du lịch. Nhìn chung, ở các nước phát triển có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.

* Thời gian nhàn rỗi

Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi. Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch. Thời gian rỗi là thời gian cần thiết để con người nâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè và vui chơi giải trí.

* Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát

triển du lịch. Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch mang tính chất kinh tế - xã hội và là sản phẩm của sự phát triển xã hội, đó là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe và khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sống.

* Trình độ dân trí và văn hóa

Khi kinh tế phát triển, trình độ dân trí và văn hóa được nâng cao thì động cơ đi du lịch tăng lên, thói quen đi du lịch hình thành ngày cành rõ rệt và trở thành nhu cầu. Những người có trình độ văn hóa thấp thường ít có nhu cầu du lịch mặc du ho có thời gian rỗi và các điều kiên vật chất khác. Tại các điểm du lịch, trình độ dân trí của người làm du lịch, cộng đồng dân cư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điểm du lịch, tạo sự hấp dẫn cho du khách.

* Điều kiện chính trị, an ninh quốc phòng

Trong điều kiên hội nhập và phát triển, du lịch chỉ có thể phát triển trong điều kiện chính trị xã hôi ổn định, cộng đồng các dân tộc sinh sống ổn định, hợp tác và cùng phát triển. Thực tế cho thấy các quốc gia phát triển, chính trị xã hội ổn định, an toàn con người cao thì du khách sẽ đến đông và ngành du lịch phát triển. [31]

1.1.1.4. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch (vận dụng cho cấp tỉnh)

Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch được sử dụng khác nhau ở các quốc gia tùy thuộc vào trình độ phát triển du lịch, quan niệm tổ chức và quản lí của từng nước. Hiện nay, ở Việt Nam (và cả Lào) có các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch sau: điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, trung tâm du lịch, đô thị du lịch, cụm du lịch, vùng du lịch. Do thực tế phát triển du lịch tại địa bàn nghiên cứu (tỉnh Luang Prabang - Lào), đề tài tập trung vào nghiên cứu các hình thức: điểm du lịch, tuyến du lịch, tiểu vùng du lịch.

a. Điểm du lịch

Điểm du lịch là hình thức thấp nhất trong tổ chức lãnh thổ du lịch, có quy mô nhỏ, mỗi điểm du lịch tập trung một hoặc một vài loại tài nguyên du lịch, có khả năng đảm bảo cho nhu cầu lưu trú của khách từ 1-2 ngày. Điểm du lịch là nơi tập trung ít nhất một loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, lịch sử văn hóa, hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô khác nhau. Luật du lịch Việt Nam đưa ra khái niệm điểm du lịch như sau: “điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.

b. Cụm du lịch

Dựa trên tình hình thực tế nghiên cứu tại tỉnh Luang Prabang - Lào, đề tài đề xuất đưa ra hình thức cụm du lịch và áp dụng cho địa phương. Hình thức này có từ 2- 5 điểm du lịch (trong đó có một điểm du lịch cấp quốc gia hoặc nghĩa vùng), hoảng cách giữa các điểm du lịch có thể đi lại bằng phương tiện giao thông (ô tô) trong vòng 1 giờ đồng hồ (khoảng cách từ 10-30 km từ điểm du lịch hạt nhân). Như vậy, cụm du lịch là nơi bao gồm một số điểm du lịch có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ cần thiết đảm bảo phục vụ khách du lịch.

c. Tuyến du lịch

“Tuyến du lịch là lô trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không”. Như vậy, việc hình thành, phát triển và khai thác các tuyến du lịch chủ yếu dựa vào mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông kết nối các điểm du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch. Trong các tuyến du lịch có thể kết hợp đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch để phục vụ tốt nhất nhu cầu của du khách. Tuyến du lịch được công nhận là tuyến du lịch quốc gia khi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Kết nối khu du lịch, điểm du lịch (trong đó có điểm du lịch, khu du lịch quốc gia) có tính bền vững, liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế (trên khu vực biên giới, sân bay, hải cảng).

- Cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ du lịch phục vụ du khách dọc tuyến du lịch.

1.1.2. Về tài nguyên du lịch

1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và mối liên hệ giữa chúng được lôi cuốn vào để phục vụ cho mục đích du lịch. Các yếu tố tự nhiên bao gồm: địa hình, nguồn nước, khí hậu, sinh vật là các yếu tố có ảnh hưởng nhất đến hoạt động du lịch.

a. Địa hình: Địa hình miền núi là dạng địa hình có ý nghĩa quan trọng với du lịch bởi tính đa dạng, có nhiều cảnh quan khác thường hấp dẫn du khách. Nơi đây cũng tập trung giới động thực vật phong phú, nhiều hệ sinh thái độc đáo, thích hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi mạo hiểm...

Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi và đồng bằng, chúng được phân biệt bằng độ cao địa hình. Các dạng địa hình đặc biệt bao gồm kiểu địa hình Karst và kiểu địa hình ven biển có giá trị lớn trong khai thác du lịch. Địa hình Karst được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan (đá vôi, thạch cao...). Kiểu Karst hấp dẫn du khách nhất là các hang động karst.

Địa hình ven bờ các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sông, hồ) có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Địa hình này có thể tận dụng khai thác du lịch với nhiều mục đích khác nhau, từ tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao dưới nước...

b. Khí hậu: Khí hậu cũng được coi là một dạng tài nguyên du lịch. Có hai chỉ tiêu khí hậu cần lưu ý là: nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra phải tính đến các yếu tố khác như áp suất khí quyển, gió, ánh nắng mặt trời, lượng mưa... Đặc biệt cần chú ý đến các hiện tượng thời tiết đặc biệt có thể làm cản trở chuyến du lịch như bão, lũ, sóng thần...Khí hậu ảnh hưởng đến tính mùa vụ du lịch. Dựa vào khí hậu, có thể xác định mùa du lịch: mùa du lịch cả năm, mùa đông và mùa hè. Như vậy, dựa vào đặc điểm về khí hậu có thể định hướng được việc tổ chức kinh doanh du lịch, xác định kế hoạch hành trình chuyến đi và sản phẩm du lịch.

c. Thủy văn: Tài nguyên thủy văn bao gồm nước trên mặt và nước ngầm, nước khoáng đều có thể phục vụ mục đích du lịch. Nước trên mặt bao gồm các biển, sông, hồ... có ý nghĩa lớn với du lịch. Không chỉ cung cấp nước sinh hoạt mà nó còn tạo ra môi trường cho các hoạt động du lịch biển, du lịch sông nước. Nước ngầm ít có giá trị với du lịch, chủ yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại điểm đến của du khách.

Trong tài nguyên nước không thể không nói đến nước khoáng là nguồn tài nguyên phục vụ nhu cầu chữa bệnh, nghỉ dưỡng của khách du lịch. Nước khoáng có thành phần hóa học đặc biệt và các tính chất lý học có tác dụng đối với sức khỏe con người. Tài nguyên thủy văn còn gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thông qua tác động đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn.

d. Sinh vật: Do nhu cầu và thị hiếu du lịch gần đây đã thay đổi, con người sau những mệt mỏi, căng thẳng của cuộc sống đô thị muốn quay về hòa mình vào thiên nhiên. Các sinh vật bao gồm động vật và thực vật trong các hệ sinh thái đa dạng và phong phú là một loại tài nguyên thích hợp phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch dã

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí