Các Hình Thức Biểu Hiện Của Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch


-Tổ chức lãnh thổ du lịch

Trong nghiên cứu du lịch, TCLT du lịch là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu. Sở dĩ như vậy vì không thể tổ chức và quản lí có hiệu quả hoạt động này nếu không xem xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. Có nhiều quan niệm khác nhau về TCLT du lịch. Theo PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ: “TCLT du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất” [22].

Như vậy, TCLT du lịch là sự phân hoá không gian của du lịch. Sự phân hoá không gian này dựa vào TNDL, CSHT, CSVCKT, lao động trong ngành du lịch, mối liên hệ giữa ngành du lịch với ngành khác, với địa phương khác.

1.1.2.2. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch

TCLT du lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ KT-XH. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết là của sức sản xuất đã dần dần xuất hiện các hình thức TCLT du lịch. Trên bình diện vĩ mô có 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, vùng du lịch.

- Hệ thống lãnh thổ du lịch

Hệ thống lãnh thổ du lịch là một thành tạo thống nhất bao gồm hai yếu tố về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Các chức năng xã hội như giữ gìn sức khoẻ, tăng cường sức sống, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần quốc tế. Vì vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch thường được coi là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết bao gồm nhóm người du lịch, các tổng thể tự nhiên, văn hoá lịch sử, các công trình kĩ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lí. Nét đặc trưng của hệ thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và về lãnh thổ.

Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống bao gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ. Đó là một hệ thống mở, phức tạp gồm có


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong bao gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại, còn cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh và các hệ thống khác.

Xét trên quan điểm hệ thống, hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là các phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hoá, các công trình kĩ thuật, cán bộ phục vụ và điều khiển.

Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 4

+Phân hệ khách du lịch là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu với phân hệ khác của hệ thống bởi vì các thành phần này phụ thuộc vào đặc điểm của khách du lịch. Các đặc trưng của phân hệ khách là cấu trúc, lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa vụ và tính đa dạng của lượng khách du lịch.

+Phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ tham gia hệ thống với tư cách là tài nguyên, là điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Tổng thể này có sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn định và tính hấp dẫn. Phân hệ này được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác.

+ Phân hệ cơ sở vật chất - kỹ thuật là phân hệ đảm bảo cho cuộc sống bình thường của khách du lịch, nhân viên phục vụ và những nhu cầu giải trí đặc biệt. Nét đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ sẵn sàng để khai thác.

+ Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ là phân hệ hoàn thành chức năng dịch vụ cho du khách và đảm bảo cho các xí nghiệp hoạt động bình thường. Số lượng, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của đội cán bộ nhân viên và mức độ sẵn sàng của lực lượng lao động là những yếu tố đảm bảo sự hoạt động tối ưu của hệ thống.


4

I

1

2

3

II

5


Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch (M.Bưchơvarốp, 1975)[22]

Chú giải:

I. Môi trường và các điều kiện phát sinh môi trường du lịch.

II. Hệ thống lãnh thổ du lịch.

1. Phương tiện giao thông vận tải

2. Phân hệ khách du lịch

3. Phân hệ cán bộ phục vụ

4. Phân hệ tài nguyên du lịch

5. Phân hệ cơ sở vật chất kĩ thuật

Luồng khách du lịch

Các mối liên hệ bên trong hệ thống

Các mối liên hệ với hệ thống khác Các mối liên hệ thông tin giữa I và II

- Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch

Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng được liên kết với nhau bằng các mối liên hệ kinh tế, sản xuất và cùng sử dụng chung vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của lãnh thổ (E.A.Koliarov) 1978 [13]. Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch bắt nguồn từ học thuyết về cá thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ do N.N. Koloxovxki đưa ra từ những năm 40 của thế kỉ XX. Thể tổng hợp lãnh thổ được hiểu như là khái niệm để chỉ một thể tổng hợp từ cấp lớn nhất đến cấp nhỏ nhất.


Thể tổng hợp lãnh thổ chỉ xuất hiện ở trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Mỗi thể tổng hợp có lịch sử hình thành riêng và ở mỗi giai đoạn có cấu trúc và TCLT tương ứng. Động lực chủ yếu của nó là nhu cầu du lịch xã hội. Các tiền đề làm nảy sinh thể tổng hợp là các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường [13]. Có 3 giai đoạn hình thành thể tổng hợp lãnh thổ du lịch. Giai đoạn đầu tiên chỉ là việc tập trung một cách đơn giản các cơ sở xí nghiệp du lịch. Giai đoạn tiếp theo phát triển các ngành chuyên môn hoá và tập trung các xí nghiệp du lịch theo dấu hiệu ngành và lãnh thổ. Giai đoạn cuối cùng là sự hình thành cấu trúc lãnh thổ của thể tổng hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu thể tổng hợp lãnh thổ du lịch có ý nghĩa quan trọng, nhằm tổ chức tối ưu hoạt động du lịch trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên du lịch.

-Vùng du lịch

Theo E.A Kôtliarôv (1978), vùng du lịch là “một TCLT hoàn chỉnh với sự kết hợp các điều kiện, đối tượng và chuyên môn hoá du lịch, nó không chỉ là lãnh thổ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí mà còn là một cơ chế hành chính phức tạp, đồng thời có cơ sở nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và các cơ sở văn hoá được hình thành do phân công lao động theo lãnh thổ trong lĩnh vực phi sản xuất” [13].

Theo quan điểm của N.X Mironerko và I.T Tirodokholebok (1981) thì vùng du lịch là một cộng đồng lãnh thổ của các xí nghiệp du lịch chuyên môn hoá phục vụ du khách có quan hệ về mặt kinh tế nhằm thoả mãn tốt các nhu cầu của khách trên cơ sở sử dụng tổng thể tự nhiên, văn hoá lịch sử hiện có và các điều kiện của lãnh thổ.

Theo I. I Pirojnik (1985), “Vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội, một tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp cơ sở hạ tầng đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chuyên môn hoá và các điều kiện KT-XH để phát triển du lịch” [ 13].

Trên quan điểm hệ thống có thể trình bày vùng du lịch như một tập hợp hệ thống lãnh thổ được tạo nên bởi hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. Hệ thống lãnh thổ du lịch và không gian KT-XH xung quanh nhằm đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động có hiệu quả.


Như vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân tạo nên vùng du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch là các khái niệm rất gần gũi với nhau, đồng thời lại có những sự khác biệt cơ bản. Sự khác biệt giữa chúng là ở chỗ hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân của vùng du lịch. Chính từ hạt nhân này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của vùng trong môi trường xung quanh. Các yếu tố của môi trường nuôi dưỡng hạt nhân, giúp cho nó hoạt động và cùng với bản thân hạt nhân trở thành vùng du lịch.

Hệ thống lãnh thổ du lịch không phải là toàn bộ lãnh thổ của vùng mà chỉ là nơi tập trung nguồn TNDL và các công trình kĩ thuật... Vùng du lịch có không gian rộng lớn hơn trong đó bao gồm cả các khu vực sản xuất hàng hoá, vật liệu năng lượng, có đội ngũ cán bộ thông tin, kho tàng, các công trình công cộng. Quan hệ giữa hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch tương tự như quan hệ giữa tổng hợp sản xuất – lãnh thổ và vùng kinh tế tổng hợp [13].

Trên phạm vi một quốc gia, TCLT DL có các vùng du lịch, các tiểu vùng, các khu và các trung tâm du lịch. Trên phạm vi cấp tỉnh, cấp huyện TCLT du lịch thường ở cấp phân vị nhỏ hơn bao gồm: điểm, cụm, khu, tuyến du lịch.

+ Điểm du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [22].

+ Cụm du lịch là không gian lãnh thổ rộng hơn, không có ranh giới pháp lí, tập trung nhiều loại tài nguyên với một nhóm các điểm du lịch đang khai thác hoặc dưới dạng tiềm năng, trong đó trung tâm của nó là một hoặc một vài điểm du lịch có sức thu hút khách cao.

+ Khu du lịch: “Khu du lịch là nơi có TNDL hấp dẫn, với ưu thế về TNDL tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường” [26].

+ Tuyến du lịch: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không” [26].


Như vậy, điểm du lịch là hình thức TCLT du lịch ở cấp nhỏ nhất, cụm du lịch ở cấp lớn hơn, bao gồm nhiều điểm du lịch, tuyến du lịch là lộ trình liên kết giữa các điểm du lịch, gắn liền với các tuyến giao thông.

1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch

TCLT du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau như nhóm khách du lịch, các tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lí; TCLT du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: tài nguyên du lịch, các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.

Tài nguyên du lịch

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

Theo I.I Pirojnik ( 1985), “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa- lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện-kỹ thuật cho phép”.

Ngô Tất Hổ ( 2000) thì cho rằng “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả KT-XH và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”.

Theo Luật Du lịch Việt Nam ( năm 2005) qui định tại điều 4, chương I thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa- lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững”.


Như vậy, cách tiếp cận đối với tài nguyên du lịch giữa các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, nhưng về cơ bản có điểm chung là đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách.

Tài nguyên đối với mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng. Đối với du lịch chữa bệnh, người ta thường quan tâm tới các nguồn nước khoáng và bùn chữa bệnh;thời tiết và khí hậu tốt có tác dụng cho việc hồi phục sức khỏe và nghỉ ngơi, giải trí. Du lịch nghỉ dưỡng được phát triển trên cơ sở những nơi có khí hậu mát mẻ, nguồn nước sạch, không khí trong lành. Có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch thể thao là sự tồn tại của các chướng ngại vật ( ghềnh, đèo, thác nước, địa hình hiểm trở, sóng lớn…) ở vùng có ít dân và cách xa nhau. Đối tượng của du lịch tham quan lại là những danh lam thắng cảnh, lễ hội, các khía cạnh văn hóa dân tộc ( trò chơi dân tộc, thủ công mỹ nghệ truyền thống) hay các đối tượng kinh tế độc đáo( nhà máy thủy điện, cầu hay đường hầm vượt sông, vượt biển).

Nhóm nhân tố kinh tế- xã hội và chính trị

Dân cư và lao động

Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số dân càng đông thì số người tham gia vào hoạt động du lịch càng nhiều. Số người lao động trong sản xuất và dich vụ ngày càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của con người tùy thuộc vào nhiều đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư.

Cần phải nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, vì đây là một trong những nhân tố có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất còn ở tình trạng thấp kém. Vai trò của nguồn lực này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch. Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng, sự xuất hiện và mở rộng những


nhu cầu khác nhau ( tất nhiên trong đó có nhu cầu du lịch ) là kết quả của sự phát triển nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, thì nhu cầu du lịch của dân cư càng lớn, chất lượng dịch vụ càng đa dạng. Ở các nước kinh tế đang phát triển, nhìn chung nhu cầu du lịch còn hạn chế. Ngược lại, nhu cầu du lịch ở các nước phát triển là rất cao và đa dạng.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tác dụng trước hết làm xuất hiện du lịch, rồi sau đó đưa hoạt động này phát triển với tốc độ nhanh hơn. Nền sản xuất xã hội phát triển tạo điều kiện nảy sinh nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến du lịch, không chỉ là nhu cầu nghi ngơi, giải trí, mức sống, thời gian rỗi, mà cả những sản phẩm về vật chất và tinh thần phục vụ cho du khách.

Điều kiện an ninh đảm bảo, chính trị ổn định là cơ sở cho việc hình thành và phát triển các mối quan hệ ở mọi lĩnh vực của thế giới, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Trên phạm vi toàn cầu, du lịch quốc tế ngày càng mở rộng. Du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Hòa bình và ổn định chính tri là đòn bẩy cho hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc củng cố hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa binh và tình hữu nghị.

Điều kiện đảm bảo về y tế trước các dịch bệnh ( dịch bệnh SARS, cúm H1N1, sốt xuất huyết, dịch lao…) cũng ảnh hưởng đến tâm lý và nhu cầu của du khách. Nếu một quốc gia bảo đảm tốt các vấn đề về y tế, chủ động phòng chống và khống chế được các dịch bệnh sẽ khiến du khách an tâm hơn và có thể kéo dài thời gian du lịch. Thêm vào đó, các tai biến thiên nhiên ( như động đất, sóng thần, lũ lụt…) gây mất an toàn cũng là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút khách của các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch. Sự hoạt động mang tính chất xã hội của cá nhân trong thời gian rỗi được quyết định bởi nhu cầu và những định hướng có giá trị. Nhu cầu nghỉ ngơi là hình thức thể

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023