Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 26


Thứ tư, Các tập đoàn cần chú ý bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của kiểm toán phục vụ cho công tác KTNB cả về số lượng và chất lượng. Các tập đoàn cần xây dựng chiến lược về nhân sự đối với bộ phận KTNB, chủ động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các KTVNB. Hơn nữa, cần xác định các quy chế tuyển dụng nhân sự kiểm toán phù hợp và đảm báo chất lượng kiểm toán. Hơn nữa, cần xây dựng chính sách đãi ngộ thoả đáng với KTVNB.


3.5.3. Đối với các tổ chức nghề nghiệp

Hiện nay, vẫn chưa có tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp riêng cho KTVNB trong khi nhu cầu trao đổi thông tin, bổ sung kiến thức của các KTVNB ngày càng lớn. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế thúc đẩy sự phát triển về số lượng của đội ngũ KTVNB. Hiện nay, để trao đổi thông tin và kiến thức, các KTVNB chủ yếu sử dụng các diễn đàn trên mạng. Việc lập các nhóm KTVNB hoạt động trong các doanh nghiệp để trao đổi nghiệp vụ cũng hoàn toàn mang tính tự phát. Do đó, đòi hỏi các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp phải xem xét việc hình thành một tổ chức hiệp hội riêng cho KTVNB ở Việt Nam. Về mặt nguyên tắc, các KTVNB là những người hành nghề kế toán kiểm toán nên đều có thể trở thành hội viên Hội kế toán Việt Nam (VAA). Tuy nhiên, theo quan điểm của Tác giả, VAA hoàn toàn có thể tổ chức Hội KTVNB Việt Nam trực thuộc VAA nhằm tạo điều kiện cho các KTVNB trao đổi kinh nghiệm và còn có thể quản lý về hành vi đạo đức nghề nghiệp của hội viên.

Hơn nữa, kiểm soát chất lượng KTNB không chỉ là nhiệm vụ đặt ra đối với bản thân KTNB các tập đoàn mà cần có sự phối hợp của hiệp hội nghề nghiệp KTVNB. Hiệp hội sẽ đưa ra các cơ chế kiểm soát, vận hành cơ chế kiểm soát đó một cách hữu hiệu và tạo điều kiện cho KTNB các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm KTNB của các nước trên thế giới.


Kết luận chương 3

Các tập đoàn kinh tế của Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách và vận hội. Hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh toàn cầu, môi trường kinh doanh luôn thay đổi là những thách thức không nhỏ đối với các tập đoàn. Mặc dù có nhiều thành tựu và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân song các tập đoàn không tránh khỏi nhiều hạn chế: hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, các chương trình dự án chưa xây dựng một cách thấu đáo, đa dạng hóa kinh doanh tham giam vào nhiều ngành mới nhiều rủi ro, tổn thất tài sản do quản lý kém còn xảy ra. Trong luận án, tác giả đã đưa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

ra khẳng định về vai trò của các tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời tác giả cũng đề cập đến quan điểm hoàn thiện và định hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế.

Hoàn thiện tổ chức KTNB trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết khi KTNB của các tập đoàn hiện nay còn chưa đáp ứng hiệu quả yêu cầu của quản lý. Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm của các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh đến những điểm khác biệt của tập đoàn kinh tế với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, giữa các tập đoàn của Việt Nam với các tập đoàn kinh tế trên thế giới, Luận án đã tập trung vào các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức KTNB tạo tính linh hoạt trong hoạt động và thu được hiệu quả cao nhất. Các giải pháp quan trọng được đề cập trong Luận án gồm:

Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 26

Một là, Liên kết các loại hình kiểm toán thích ứng với từng loại hình doanh nghiệp thành viên của tập đoàn. Trong đó, kiểm toán hoạt động được xem là lĩnh vực hoạt động then chốt và chủ yếu làm gia tăng giá trị. Luận án cũng nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong KTNB tại các tập đoàn của Việt Nam khi có nhiều loại hình doanh nghiệp thành viên, đặc biệt có cả các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Hai là, Thay đổi hướng tiếp cận đối tượng kiểm toán để phù hợp với xu hướng phát triển mới của KTNB hiện đại. Hướng tiếp cận sẽ được chuyển đổi dần từ tiếp cận theo phương pháp truyền thống thông qua tiếp cận, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ sang hướng tiếp cận dựa trên đánh giá rủi ro. Các giải pháp về quy trình thực hiện KTNB, xây dựng chương trình kiểm toán… đều được phát triển theo hướng tiếp cận này.

Ba là, Lựa chọn mô hình tổ chức KTNB phù hợp với các tập đoàn kinh tế của Việt Nam trong đó có phân tích đến các mối quan hệ của KTNB với Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc và các bộ phận chức năng khác trong tập đoàn. Đồng thời cũng đưa ra giải pháp tổ chức KTNB trong từng loại hình doanh nghiệp thành viên, đối với công ty mẹ, công ty con có quy mô lớn và công ty con có quy mô hoạt động vừa và nhỏ.

Để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp, Luận án cũng đưa ra kiến nghị với cơ quan nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp nhằm tạo tiền đề phát triển KTNB trong các tập đoàn.


KẾT LUẬN


Các tập đoàn kinh tế của Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách và vận hội. Hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh toàn cầu, môi trường kinh doanh luôn thay đổi là những thách thức không nhỏ đối với các tập đoàn. Mặc dù có nhiều thành tựu và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân song các tập đoàn không tránh khỏi nhiều hạn chế: hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, các chương trình dự án chưa xây dựng một cách kỹ lưỡng trên nhiều giác độ, đa dạng hóa kinh doanh, tham gia vào nhiều ngành mới nhiều rủi ro, tổn thất tài sản do quản lý kém còn xảy ra. Trong bối cảnh đó, KTNB được coi như cách thức hiệu quả làm gia tăng giá trị cho quản lý doanh nghiệp.

Tác giả Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tập đoàn kinh tế, xem xét các đặc trưng cơ bản của tập đoàn kinh tế. Trên cơ sở đó, tác giả Luận án đã đưa ra vấn đề lý luận cơ bản của KTNB trong tập đoàn kinh tế. Tổ chức KTNB trong tập đoàn kinh tế được triển khai trên hai nội dung lớn đó là tổ chức công tác và tổ chức bộ máy KTNB. Đặc biệt, tác giả đã phân tích những ảnh hưởng của loại hình tập đoàn đến tổ chức KTNB.

Trên cơ sở của lý luận, tác giả Luận án đã nghiên cứu tổ chức KTNB trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam một cách hệ thống. Thông qua nghiên cứu khảo sát, tác giả đã đưa ra kết luận về KTNB trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam: Tổ chức KTNB trong tập đoàn kinh tế là cần thiết mang tính khách quan và chủ quan; Nội dung kiểm toán được thực hiện trong các tập đoàn là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính là chưa phù hợp và không đi theo đúng xu hướng phát triển của KTNB; KTNB trong các tập đoàn mặc dù đã bước đầu thực hiện kiểm toán hoạt động nhưng vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi cách thức tiến hành kiểm toán tài chính; Tổ chức bộ máy KTNB tại các tập đoàn còn chưa đầy đủ, thiếu nhận thức phù hợp về vai trò của KTNB. Luận án đã xem xét đến những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những vấn đề nêu trên.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về KTNB, thông qua thực trạng tổ chức KTNB của các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, Luận án đã trình bày những giải pháp mang tính hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả của KTNB


trong các tập đoàn kinh tế. Các kiến nghị của tác giả nhằm hướng đến hoạt động KTNB phù hợp với xu hướng của kiểm toán hiện đại đồng thời cũng gắn chặt với những đặc trưng riêng của các tập đoàn của Việt Nam như: Kiến nghị về liên kết các loại hình kiểm toán trong đó chú trọng đến kiểm toán hoạt động, kiến nghị về thay đổi cách thức tiếp cận kiểm toán, kiến nghị về mô hình tổ chức hoạt động của KTNB ở các đơn vị thành viên của tập đoàn. Các kiến nghị này đều theo xu hướng tạo tính linh hoạt thích hợp và hiệu quả hoạt động của KTNB trong tập đoàn.

Ngoài ra, Tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước, bản thân các tập đoàn và các hiệp hội nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển KTNB trong các tập đoàn, đóng góp vào hiệu quả hoạt động của các tập đoàn./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 1998,

Hướng dẫn tổ chức kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước


2. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 171/1998/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 1998, Hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước


3. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về Kiểm toán Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội


4. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nxb Tài chính


5. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Nxb Tài chính


6. Chính phủ (1995), Nghị định số 39/CP ngày 27 tháng 6 năm 1995 ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức hoạt động của Tổng công ty nhà nước


7. Chính phủ (1996), Nghị định số 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với Doanh nghiệp nhà nước


8. Chính phủ (2007), Nghị định số 111/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2007 về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo luật doanh nghiệp


9. Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh tế: Lý luận và Kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội


10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội


11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội


12. Euro - Tap Viet (2000), Cẩm nang kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội


13. Hội đồng biên soạn từ điển (1998), Từ điển Anh - Anh - Việt, Nxb Thống kê, Hà Nội


14. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam 4, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội, Hà Nội


15. Đặng Thái Hùng (2008), "Củng cố và kiện toàn bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế", Tạp chí Kiểm toán, 11 (Tháng 11), tr 12-16


16. Bùi Văn Huyền (2008), Xây dựng và phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội


17. Nguyễn Đình Hựu (2008), "Một vài ý kiến về bản chất và vai trò của kiểm toán nội bộ", Tạp chí Kiểm toán, 11 (Tháng 11), tr 9-11


18. Kiểm toán nhà nước (2000), Cẩm nang kiểm toán viên nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội


19. Kiểm toán nhà nước (2007), Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài cấp nhà nước, Hà Nội


20. Phan Trung Kiên (2008), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinhh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội


21. Martin Grimwood - Đặng Kim Cương (dịch) (2008), Sổ tay kiểm toán nội bộ song ngữ Việt-Anh, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội


22. Ngân hàng thế giới(2006), Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc quản trị công ty (ROSC): Đánh giá tình hình quản trị công ty của Việt Nam, Hà Nội


23. Từ điển thương mại Anh - Pháp - Việt 1995, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội


24. Nguyễn Đình Phan (1996), Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội


25. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2008), Tài liệu hội thảo góp ý dự thảo nghị định về Tập đoàn kinh tế nhà nước, Hà Nội


26. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước


27. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp


28. Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội


29. Nguyễn Quang Quynh - Ngô Trí Tuệ (2006), Kiểm toán tài chính, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội


30. Nguyễn Quang Quynh - Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Lý thuyết kiểm toán,

Nxb Tài chính, Hà Nội


31. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế


32. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết mô hình công ty mẹ - công ty con và tập đoàn kinh tế


33. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2008), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình tập đoàn kinh tế


34. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết việc thực hiện mô hình thí điểm tập đoàn VINASHIN


35. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết mô hình công ty mẹ - công ty con và tập đoàn kinh tế


36. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2008), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình tập đoàn kinh tế


37. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2008), Báo cáo sơ kết mô hình công ty mẹ - công ty con và tập đoàn kinh tế


38. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2008), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình tập đoàn kinh tế


39. Đặng Văn Thanh (1997), Từ điển thuật ngữ kế toán, Nxb Thống kê, Hà Nội


40. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006, Phê duyệt danh sách tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2007 - 2010


41. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2001), Quy chế kiểm toán nội bộ


42. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2001), Quy trình kiểm toán nội bộ


43. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2005), Tài liệu tập huấn công tác kiểm toán nội bộ năm 2005 - Tập 1


44. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2005), Tài liệu tập huấn công tác kiểm toán nội bộ năm 2005 - Tập 2


45. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (1999), Quy chế kiểm toán nội bộ


46. Tổng công ty Khoáng sản - TKV (2006), Quy chế kiểm toán nội bộ


47. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội


48. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội


49. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội


50. Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2003), Tài liệu đào tạo: Đại diện lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, Phần 1- Hệ thống quản lý chất lượng


51. Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2003), Tài liệu đào tạo: Quản lý quá trình đánh giá nội bộ


52. Vũ Huy Từ (2002), Mô hình Tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội


53. Victor Z. Brink, Herbert Witt - Khoa Kế toán, Truờng đại học kinh tế quốc dân (dịch) (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát, Nxb Tài chính, Hà Nội


54. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2005), Tài liệu hội thảo về kinh nghiệm quốc tế về tập đoàn kinh tế, Hà Nội.


55. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2005), Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về tập đoàn kinh tế, Hà nội


56. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội


57. www.chinhphu.vn (Trang Thông tin điện tử của Chính phủ)


58. www.kiemtoannn.gov.vn (Trang Thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước)


59. www.mof.gov.vn (Trang Thông tin điện tử của Bộ Tài chính)


60. www.mpi.gov.vn (Trang Thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)


Tiếng Anh


61. Accountancy Tution Center Limited (2001), Audit and Assurance Services (International), Paper 3.1, BPP Publishing Limited, London


62. Accountancy Tution Center Limited (2001), Audit and Assurance Services (International), Paper 2.4, BPP Publishing Limited, London


63. A.P. Alvarez, "The role of Internal Audit in Policy and Decision making", The Internal auditor, November/ December 1970


64. Alvin A. Arens, James K. Loebbecke, W. Morley Lemon, Ingrid B. Splettstoesser, Auditing and other assurance services, Pearson Education Canada Inc., Tonronto


65. John A Edds (1980), Management Auditing: Concetps and Practices, Kendall/Haut Publishing Company, Dubuque, Iowa USA


66. FTMS Consultants (Singapore) Pte Ldt (1998), ACCA The Audit Framework (Certificate Paper 6 - Study text), BPP Publishing Limited, London


67. Peter A. Hyhrr (1969), "Operation auditing: A run for daylight”, Financial Executive, May 1969


68. INTOSAI (2004), Implementation Guidelines for Performance Auditing Standard and Guideliné for Performance Auditing based on INTOSAI’s Auditing Standard and practical experience, Stockholm


69. Robert R. Moeller (2004), Sarbanes - Oxley and the New Internal Auditing Rules, Jonh Wiley and Son, USA

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023