Chương Trình Kiểm Toán Khoản Cho Vay Khách Hàng (Trích)


Khi thực hiện kiểm toán các qui trình nghiệp vụ, KTVNB chủ yếu sử dụng các thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ) để thu thập các bằng chứng về tính đầy đủ và tính hiệu quả của HTKSNB. Các KTVNB áp dụng các phương pháp kiểm toán như: phỏng vấn, xác minh tài liệu và tính toán khi tiến hành các thử nghiệm tuân thủ. Nhân viên kiểm toán cũng tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh để tiến hành kiểm tra, đánh giá, trên cơ sở đó khái quát tổng thể từ mẫu chọn để đưa ra kết luận kiểm toán. Nhìn chung, việc chọn mẫu kiểm toán chủ yếu dựa trên xét đoán chủ quan và kinh nghiệm của các KTV, và chứ không dựa trên các qui định, hướng dẫn chính thức. Ví dụ các khoản mục, nghiệp vụ được kiểm tra thường là các khách hàng có dư nợ lớn nhất, các khoản nợ xấu, các giao dịch vượt hạn mức...

Sau đây là một số thủ tục kiểm toán được bộ phận KTNB thực hiện đối với các qui trình nghiệp vụ quan trọng tại các CTTC Việt Nam:

KTNB nghiệp vụ tín dụng


Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng là một trong những nội dung chính trong kế hoạch kiểm toán hàng năm và cũng là nội dung chính trong các chương trình kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của chủ tịch HĐQT, TGĐ các CTTC.

Nội dung kiểm toán hoạt động tín dụng:


Đánh giá kết quả của hoạt động tín dụng trong thời hiệu kiểm toán: đánh giá các chỉ tiêu về tổng dư nợ, cơ cấu cho vay, chất lượng hoạt động tín dụng. Khi phân tích, đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng, KTVNB đi sâu vào phân tích các rủi ro như: hồ sơ khách hàng chưa đầy đủ; thông tin thẩm định về khách hàng và khoản vay chưa đầy đủ, chính xác; không tuân thủ việc phân cấp uỷ quyền trong cho vay; thông tin hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp không khớp đúng; thực hiện đăng ký và quản lý tài sản không đúng qui định; căn cứ giải ngân chưa đầy đủ...

Kiểm toán thực hiện qui trình, qui định hoạt động tín dụng

Nhân viên kiểm toán tiến hành chọn mẫu các khoản vay và kiểm tra đầy đủ trình tự thực hiện các khoản vay này của cán bộ tín dụng, đối chiếu, so sánh với các qui định, qui chế nhằm đánh giá tính tuân thủ của khoản vay. Thông thường, nhân viên KTNB sẽ căn cứ vào sao kê về nợ vay, báo cáo tín dụng, sổ phụ kế toán về dư nợ vay để chọn mẫu


một số khoản vay. Sau khi chọn mẫu khoản vay, nhân viên KTNB kiểm tra hồ sơ vay, kiểm tra tác nghiệp cho vay và các vấn đề khác liên quan.

- Kiểm toán hồ sơ khoản vay: hồ sơ khoản vay phải đầy đủ theo qui định của công ty; giữa sao kê, sổ phụ và cân đối tài khoản phải trùng khớp về tên khách hàng, tài khoản, số tiền vay nhằm tránh hiện tượng đơn vị được kiểm toán không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ những khoản vay xấu.

- Kiểm tra việc tuân thủ trình tự cho vay: kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại hồ sơ theo các văn bản pháp luật hiện hành, các qui định nghiệp vụ như qui trình thẩm định, qui trình tín dụng… Các bước tiến hành kiểm toán việc tuân thủ cho vay gồm các bước: kiểm tra về trình tự thẩm định, kiểm tra trình tự phê duyệt tín dụng, kiểm tra trình tự cho vay, kiểm tra việc tất toán hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản đảm bảo.

Ngoài ra khi thực hiện kiểm toán nghiệp vụ tín dụng, tùy qui mô, tính chất cũng như khả năng xảy ra rủi ro của khoản vay, nhân viên KTNB có thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu trực tiếp với khách hàng vay vốn. Việc đối chiếu được thực hiện thông qua hồ sơ vay vốn và tiếp xúc với khách hàng vay vốn để đánh giá hiệu quả vốn vay, chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không.

Nhìn chung, các KTVNB chủ yếu sử dụng kỹ thuật rà soát hồ sơ để đánh giá việc chấp hành các qui định trong qui trình nghiệp vụ. Tuy nhiên, các KTVNB tại các công ty chưa thực sự chú trọng phân tích, đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của các thủ tục kiểm soát trong qui trình xuất phát từ việc phân tích các rủi ro. Cách thức kiểm tra của các cán bộ KTNB đôi khi mang tính hình thức, máy móc, ví dụ khi đánh giá tổ chức chỉ đạo điều hành các nghiệp vụ. Phương pháp phân tích chưa được sử dụng triệt để để đánh giá hiệu quả nghiệp vụ. Công việc của các KTVNB chủ yếu là rà soát hồ sơ, chứng từ, mà chưa chú trọng phân tích chất lượng, rủi ro của khoản vay.

Kiểm toán nghiệp vụ đầu tư


Nghiệp vụ đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng của các CTTC Việt Nam. Các hoạt động đầu tư chủ yếu được thực hiện bao gồm việc đầu tư góp vốn dài hạn, đầu tư chứng khoán…


Bảng 2.13. Chương trình kiểm toán khoản cho vay khách hàng (Trích)

a. Kiểm tra theo quy định về lĩnh vực ngành nghề, đối tượng cho vay

- theo đúng quy định của PVFC và pháp luật…

b. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp vay vốn

Kiểm tra các giấy tờ sau:

- Quyết định thành lập (đối với doanh nghiệp Nhà nước)

- Biên bản góp vốn (đối với Công ty cổ phần/Công ty trách nhiệm hữu hạn)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bắt buộc)…

c. Kiểm tra hồ sơ tài chính

- Kiểm tra báo cáo tài chính: 02 năm gần nhất

- Kiểm tra năng lực tài chính: Các giấy tờ chứng minh vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tự có của phương án/dự án xin vay vốn tại PVFC; Thông tin CIC; Xếp hạng tín dụng khách hàng (theo Quy chế xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hiện hành tại PVFC; Kiểm tra các chỉ tiêu tài chính…

d. Kiểm tra hồ sơ bảo đảm

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

- Báo cáo định giá…

e. Kiểm tra hồ sơ khoản vay

- Đơn xin vay vốn: Phải phù hợp ngày tháng, số tiền, người đại diện ký đơn phù hợp quy

định của hồ sơ pháp lý.

- Mục đích vay vốn

+ Phù hợp với các ngành nghề đã đăng ký kinh doanh

+ Phù hợp với quy định tại Quy chế hoạt động tín dụng và các hướng dẫn quy chế hoạt

động tín dụng

- Hạn mức cho vay thoả mãn các điều kiện quy định tại Quy chế tín dụng …

f. Kiểm tra hồ sơ thẩm định, trình cho vay

Các yếu tố cần phải có để phân tích trong Tờ trình

- Thông tin C.I.C

- Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với PVFC và các TCTD khác

- Kiểm tra thẩm định độc lập…

g. Kiểm tra việc ký kết Hợp đồng …

h. Kiểm tra hồ sơ giải ngân …

i. Việc kiểm tra sau cho vay và định giá lại tài sản bảo đảm…


(Nguồn: Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí, 2009)


Kiểm toán hoạt động đầu tư bao gồm các nội dung chính sau đây:


Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư, danh mục, tỷ lệ các loại hình đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau có tuân thủ các hạn mức rủi ro, lĩnh vực đầu tư cho phép của công ty hay không; đánh giá khả năng cân đối vốn đầu tư với kế hoạch đầu tư từng giai đoạn của công ty.

Kiểm toán việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ đầu tư

KTVNB chọn mẫu một số khoản đầu tư và thực hiện kiểm tra sự đầy đủ của các hồ sơ pháp lý và sự tuân thủ trình tự đầu tư qua các bước chính trong qui trình nghiệp vụ. Đối với việc đầu tư chứng từ có giá, KTVNB đánh giá năng lực tài chính của tổ chức phát hành thông qua các chỉ tiêu tài chính như quy mô vốn, cơ cấu vốn, uy tín và khả năng cạnh tranh, trình độ tổ chức, năng lực của bộ máy lãnh đạo… Đối với việc đầu tư, góp vốn dài hạn vào các dự án, doanh nghiệp, KTVNB kiểm tra, tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, các chỉ số an toàn, các chỉ tiêu xác định hiệu quả như NPV, IRR, so sánh giá trị đầu tư với các tỷ lệ giới hạn theo qui định của NHNN và của bản thân công ty. Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, KTVNB đánh giá hiệu quả đầu tư với các chứng khoán được giao dịch, sự tuân thủ của bộ phận đầu tư trong việc lập các báo cáo, phân tích định kỳ. Một nội dung thường được chú trọng kiểm tra là việc tuân thủ các qui trình nghiệp vụ và tính đầy đủ của hồ sơ chứng từ qua các bước trong qui trình như tờ trình đề xuất việc đầu tư, biên bản của bộ phận thẩm định, thẩm quyền phê duyệt hạn mức đầu tư, việc ký quyết định đầu tư, hợp đồng góp vốn có đúng thẩm quyền, hồ sơ, pháp lý về chủ dự án, kiểm tra việc xác nhận số vốn đầu tư đã góp, kiểm tra việc nhận lãi, cổ tức và việc hạch toán vào sổ sách của công ty…

Tương tự như với nghiệp vụ tín dụng, KTVNB chưa thực sự chú trọng phân tích, đánh giá qui trình, chưa chú trọng đánh giá rủi ro làm cơ sở cho các thủ tục kiểm toán mà chủ yếu kiểm tra tính tuân thủ thể hiện trong hồ sơ các nghiệp vụ.

Kiểm toán nghiệp vụ huy động vốn - nguồn vốn


Mục tiêu của kiểm toán huy động vốn nhằm đánh giá thực trạng, chất lượng hoạt động huy động vốn, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro. KTNB hoạt động huy động vốn gồm các nội dung chính sau:

Đánh giá chung về kết quả hoạt động huy động vốn, tỷ lệ các nguồn vốn huy


động, sự tăng trưởng các nguồn vốn huy động.


Kiểm tra sự đầy đủ của các hồ sơ tài liệu và sự tuân thủ qui trình nghiệp vụ, bao gồm kiểm tra tính tuân thủ trong việc quản lý thông tin khách hàng, lưu hồ sơ khách hàng, kiểm tra việc khai báo mã sản phẩm, mã số khách hàng, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ gốc trong nghiệp vụ rút tiền; kiểm tra việc áp dụng lãi suất huy động và biên độ đối với các sản phẩm huy động vốn, kiểm tra việc tính lãi và trả lãi đối với từng loại sản phẩm; kiểm tra việc áp dụng các hình thức khuyến mãi trong công tác huy động vốn; kiểm tra việc hạch toán lãi và gốc; đối với nghiệp vụ ủy thác vốn, kiểm tra hồ sơ pháp lý của các tổ chức, đối tượng tham gia ủy thác quản lý vốn, kiểm tra việc ký các hợp đồng ủy thác quản lý vốn, hợp đồng tiền gửi có đúng thẩm quyền và đúng qui định của công ty…

Khi kiểm toán nghiệp vụ huy động vốn, KTNB tại các công ty chưa chú trọng đánh giá chiến lược phát triển huy động vốn, phân tích một số rủi ro gắn với huy động vốn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.

Kiểm toán nghiệp vụ kế toán


Mục tiêu chính của KTNB hoạt động kế toán là nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý của các BCTC và kiểm tra và đánh giá việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán của đơn vị, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán. KTNB hoạt động kế toán tại các CTTC Việt Nam gồm các nội dung chính sau :

Kiểm tra, đối chiếu sự khớp đúng về số liệu trên từng BCTC dựa trên các phương pháp tổng hợp, cân đối, các mối quan hệ cơ bản về số liệu như tổng tài sản có = tổng tài sản nợ; phân tích và xem xét mối quan hệ và sự phù hợp giữa các BCTC với qui mô và kết quả hoạt động năm kiểm toán, có tham chiếu số liệu năm trước; kiểm tra, đối chiếu sự khớp đúng giữa các BCTC với nhau, lưu ý đến số liệu phản ánh số dư đầu kỳ; số cuối kỳ trên các các BCTC phải tương ứng và khớp nhau, lưu ý đến tỉ giá ngoại tệ được áp dụng cũng phải tương ứng và khớp nhau; Kiểm tra, đối chiếu sự khớp đúng của từng chỉ tiêu trên BCTC với nguồn số liệu để lập BCTC.

Kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng mẫu qui

định, kiểm tra việc kiểm soát chứng từ trước khi thực hiện nghiệp vụ, việc sắp xếp, phân


loại, bảo quản và lưu giữ chứng từ theo đúng qui định.


Kiểm tra việc chấp hành một số nghiệp vụ cụ thể như kế toán tiền mặt, kiểm tra các khoản chi tiêu tài chính có đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, đảm bảo thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra nghiệp vụ chi tiêu tiền lương, mua sắm tài sản cố định; hạch toán dự phòng nợ khó đòi; hạch toán các khoản phải thu, phải trả; hạch toán thuế, hạch toán các khoản vốn và quỹ theo chế độ kế toán hiện hành…

Ngoài các qui trình nghiệp vụ chính trên, bộ phận KTNB còn có thể thực hiện kiểm toán một số hoạt động khác như hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định, kiểm toán công nghệ thông tin… Hoạt động kiểm toán công nghệ thông tin nhìn chung ít được thực hiện tại các CTTC. KTNB chủ yếu đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của các phần mềm, sự phù hợp của hệ thống các báo cáo... Việc đánh giá khả năng bảo mật của hệ thống chưa được thực hiện. Do phần lớn KTVNB không có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, nên việc kiểm tra chủ yếu là từ phương diện người sử dụng, đánh giá các tính năng sử dụng của hệ thống.

Một số ít bộ phận KTNB (3 trong 8 bộ phận KTNB được khảo sát), tham gia vào việc kiểm soát các giao dịch hàng ngày. Cách thực hành này nhìn chung không phù hợp với yêu cầu về tính độc lập của bộ phận KTNB. Về nguyên tắc, KTNB không nên tham gia vào các qui trình nghiệp vụ. Chức năng kiểm soát các qui trình nghiệp vụ nên được cài đặt vào trong các qui trình nghiệp vụ dưới dạng các chốt/các thủ tục kiểm soát phù hợp.

Kiểm toán hoạt động


KTNB tại các CTTC bước đầu thực hiện một số nội dung của kiểm toán hoạt động kết hợp với kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ. Các bộ phận KTNB thường hướng tới kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn tại các bộ phận chức năng. Ví dụ như khi thực hiện kiểm toán nghiệp vụ tín dụng, đầu tư, KTV có thể kết hợp đánh giá hiệu quả của khoản vay dựa trên so sánh lãi suất đầu vào - đầu ra, hoặc đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư, đặc biệt các khoản vốn ủy thác, so sánh tỷ lệ thu nhập bình quân của khoản đầu tư, cho vay với lãi suất huy động vốn hoặc phí ủy thác của bên ủy thác, so sánh các phương án sử dụng vốn khác nhau, tính NPV, IRR của các dự án để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án. Như vậy, hình thức của kiểm toán hoạt động khá đơn giản. Nội


dung kiểm toán hoạt động cũng không được thực hiện thường xuyên như với kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ. Kiểm toán hoạt động thường chỉ được thực hiện với một số khoản mục lớn của các nghiệp vụ chính như tín dụng, đầu tư, huy động vốn, và có thể được kết hợp với nội dung kiểm toán báo cáo kế toán quản trị.

Bảng 2.14. Mẫu hồ sơ kiểm toán


TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM


PHIẾU KIỂM TRA ĐẤU GIÁ CHỨNG KHOÁN

Thời gian kiểm tra

Cán bộ kiểm tra:

Đơn vị được kiểm tra:

Chuyên viên phụ trách hồ sơ:

Số tiền PVFC cam kết đầu tư:

Thời gian xử lý hồ sơ:


STT


Tên hồ sơ


Quy

định

Thực tế tại hồ sơ (Ghi cụ thể ngày, tháng,

năm)

Bản chín

h


Bản sao


BSC C


Khôn g có

I

Hồ sơ pháp lý của đơn vị tham gia đấu giá






1

Quyết định thành lập (nếu có)

Bản sao CC





2

Đăng ký kinh doanh

Bản sao CC





3

Giấy phép đầu tư nước ngoài (nếu có)

Bản sao CC





4

Điều lệ công ty

Bản sao CC





5

Hợp đồng liên doanh liên kết (nếu có)

Bản sao CC





6

Biên bản họp Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về quyết định vay vốn (nếu có)


Bản chính










II

Hồ sơ tài chính






1

Bản cân đối kế toán

Bản sao CC





2

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

Bản sao CC





3

Thuyết minh BCTC

Bản sao CC





4

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bản sao CC





III

Hồ sơ tham gia đấu giá chứng khoán






1

Bản công bố thông tin

Bản sao CC











IV.

Báo cáo đánh giá tình hình thị trường đối với loại cổ phiếu

trúng giá


Bản chính





VII

Các giấy tờ khác












Nhận xét của CBKT: Cán bộ Kiểm tra (ký ghi rõ họ tên)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam - 15

(Nguồn: Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí, 2009)


Phụ lục 2.5 mô tả các thủ tục kiểm toán của qui trình kiểm toán nghiệp vụ đầu tư của một CTTC. Theo qui trình này, các thủ tục kiểm toán chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ qui trình nghiệp vụ về các vấn đề như tỷ trọng hạn mức đầu tư và danh mục đầu tư, sự đầy đủ của các hồ sơ pháp lý... . KTVNB cũng kiểm tra một số nội dung liên quan đến BCTC như việc đối tượng trích lập dự phòng, phương pháp trích lập dự phòng... Qui trình kiểm toán cũng kết hợp một số nội dung kiểm tra tính toán hiệu quả của các khoản đầu tư qua một số chỉ tiêu như NPV, IRR...

Do các hướng dẫn thực hiện kiểm tra được lập cho từng qui trình hoạt động, ví dụ tín dụng, đầu tư,..., nên các loại hình kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ thường được thực hiện đan xen trong mỗi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, loại hình kiểm toán tuân thủ được thực hiện phổ biến nhất. Qua phỏng vấn và khảo sát các hồ sơ kiểm toán, Tác giả nhận thấy các bộ phận KTNB đều tuân thủ theo các qui trình kiểm tra đã được lập.

Bảng 2.14 mô tả một trang hồ sơ kiểm toán đối với nghiệp vụ đầu tư. Qua Bảng 2.14, có thể thấy nội dung kiểm tra chú trọng vào việc xem xét sự đầy đủ của các hồ sơ pháp lý của nghiệp vụ này.

Về phạm vi kiểm toán


Theo kết quả khảo sát, tất cả các bộ phận KTNB đều khẳng định KTNB được phép tiếp cận không giới hạn tới tất cả các hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động kiểm toán chủ yếu chú trọng tới tính tuân thủ các qui trình nghiệp vụ. Đối với việc đánh giá hiệu quả, kết quả hoạt động của BGĐ, theo kết quả khảo sát, có 3 trên 8 bộ phận KTNB có đánh giá kết quả hoạt động của BGĐ công ty. Tuy nhiên, việc đánh giá không được thực hiện thường xuyên (một lần một năm), và chỉ giới hạn ở việc đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết của HĐQT, mức độ hoàn thành kế hoạch của BGĐ. KTNB cũng chưa chú trọng kiểm toán các vấn đề như việc xây dựng chiến lược, mục tiêu của toàn công ty cũng như của các phòng ban nghiệp vụ, các phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro của công ty.

Bước 3: Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán


Kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm KTNB và người phụ trách bộ phận KTNB thực hiện soát xét hồ sơ kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 18/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí