Thống Kê Học Sinh, Lớp Học Một Số Trường Năm Học 2017 - 2018

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát về thực trạng các trường khảo sát

Trong những năm qua bức tranh về tình hình giáo dục đào tạo tỉnh Thái Nguyên nói chung và giáo dục THCS nói riêng có những khởi sắc và chuyển biến tích cực.

Hệ thống trường trung học cơ sở được củng cố và phát triển cả loại hình công lập và ngoài công lập đáp ứng được yêu cầu thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS và phát triển giáo dục trung học; đảm bảo tỷ lệ học sinh trên lớp, giáo viên trên lớp đúng quy định, đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục địa phương. Hệ thống quy mô trường lớp, học sinh tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Hiện nay ở các phường, xã có điều kiện đang thực hiện phổ cập giáo dục trung học; việc thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật đạt kết quả tốt; thực hiện hiệu quả, có giải pháp sáng tạo mang lại hiệu quả rõ rệt trong đổi mới tổ chức quản lý giáo dục trung học của địa phương.

Toàn TP. Thái Nguyên hiện nay (năm học 2017 - 2018) có 36 trường THCS công lập, với 471 lớp; 17.451 học sinh; 73 cán bộ QLGD; 1.130 GV. (Nguồn:TCCB- PGD thành phố Thái Nguyên - Thống kê biên chế, bổ nhiệm CBQL, GV, NV 2017- 2018).

Công tác chỉ đạo hoạt động dạy và học được đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều các hoạt động, phong trào đã được tổ chức thực hiện như: Hội thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh THCS; Hội thi giải Toán, Tiếng Anh, Vật lí trên mạng interet; Hội thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS; Hội thi sử dụng thí nghiệm giỏi dành cho học sinh THCS; Hội trại ngôn ngữ và phản biện Tiếng Anh; Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 9; Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; Ngày hội đọc sách cấp TP.v.v…

Để hiểu rõ hơn khách thể điều tra và địa bàn khảo sát chúng tôi đã thống kê một số số liệu sau (các số liệu này được tổng hợp từ phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thái Nguyên).

Bảng 2.1. Thống kê học sinh, lớp học một số trường năm học 2017 - 2018


TT

Tên trường

THCS

Số lớp

Số học sinh

K6

K7

K8

K9

TS

K6

K7

K8

K9

TS

1

Quang Trung

6

5

5

6

22

258

208

240

268

974

2

Chu Văn An

5

5

5

5

20

211

211

208

216

846

3

Trưng Vương

3

3

3

4

13

125

119

130

154

528

4

Gia Sàng

3

3

3

4

13

120

113

110

134

477

Tổng

17

16

16

19

68

714

651

688

772

2825

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên - 6

Qua bảng 2.1 chúng ta thấy, 4 trường THCS mà chúng tôi khảo sát có tất cả 68 lớp, với 2.825 học sinh. Số học sinh ở trường THCS Quang Trung và THCS Chu Văn An đông gần gấp đôi số học sinh ở trường THCS Trưng Vương và THCS Gia Sàng. Mặt bằng chung, với số lượng học sinh đông như vậy, công tác quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục sẽ vất vả hơn, phải có biện pháp tổ chức tốt hơn, nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của học sinh sẽ cao hơn.

Bảng 2.2. Quy mô phát triển giáo dục một số trường THCS TP Thái Nguyên


Trường THCS thành phố TN

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017

2017-2018

Số

lớp

Số

HS

Số

lớp

Số

HS

Số

lớp

Số

HS

Số

lớp

Số

HS

Số

lớp

Số

HS

Quang Trung

20

912

21

947

22

1056

22

987

22

974

Chu Văn An

20

823

20

825

20

827

20

836

20

846

Trưng Vương

10

356

12

442

13

499

13

510

13

528

Gia Sàng

11

377

11

375

12

415

13

455

13

477

Tổng

61

2468

64

2589

67

2797

68

2788

68

2825

Qua bảng 2.2 số lớp và số học sinh của 4 trường chúng tôi khảo sát có sự biến động nhẹ, số lớp và số học sinh có sự thay đổi không đáng kể trong 5 năm học gần nhất. Chính sự ổn định này sẽ giúp các cán bộ QLGD có chiến lược, kế hoạch dài hơi cho việc phát triển nhà trường. Các hoạt động giáo dục được kế thừa, phát huy những ưu điểm từ các năm học trước bổ sung, hoàn thiện ở năm học sau. Điều này giúp nhà trường ổn định hơn, phát triển bền vững. Các cán bộ QLGD có kế hoạch hiệu quả giúp giáo viên nhà trường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý học đường.

Bảng 2.3. Thống kê cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên


TT

Tên trường

THCS

BGH

Tổ

trưởng

Giáo

viên

Tư vấn

viên

Đoàn

đội

Nhân

Viên

Tổng số

CB - GV

1

Quang Trung

2

3

44

0

1

5

51

2

Chu Văn An

2

4

40

0

1

4

47

3

Trưng Vương

2

3

28

0

1

5

34

4

Gia Sàng

2

3

27

0

1

4

33

Tổng

8

13

139

0

4

18

165

Từ số liệu trên chúng ta thấy, ở 4 trường THCS chúng tôi khảo sát có tất cả 8 hiệu trưởng, hiệu phó; 13 tổ trưởng; 139 giáo viên; 4 giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn - Đội; 18 nhân viên và không có tư vấn viên chuyên trách nào. Tổng toàn bộ cán bộ, nhân viên của 4 trường là 165 người. Chúng tôi lựa chọn 104 người, bao gồm chuyên viên Phòng Giáo dục, các cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, tư vấn viên, cán bộ Đoàn - Đội để khảo sát. Theo đánh giá của chúng tôi với số lớp và số học sinh của trường THCS Quang Trung và THCS Chu Văn An mà mỗi trường chỉ có một hiệu trưởng và một hiệu phó là hơi ít so với thực tế. Việc bố trí các mảng quản lý, phân công, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ sẽ gặp không ít khó khăn. Một cán bộ quản lý phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ không thể đầu tư công sức cho mọi hoạt động của nhà trường, càng không thể có thời gian bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sư phạm, trình độ chuyên môn cho bản thân.

Trong các hoạt động của nhà trường, thì hoạt động ưu tiên số một là hoạt động dạy và học, các hoạt động khác chỉ là hoạt động thứ yếu, trong đó có cả hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường sẽ khó được quan tâm đầu tư đúng mức.

Qua trò chuyện, phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của bốn trường, chúng tôi được biết, công tác tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Các trường chủ yếu tự làm, tự mày mò học hỏi kinh nghiệm của nhau, còn mang tính tự phát. Một số trường trong năm có mời một số thầy cô giảng dạy bộ môn tâm lý giáo dục ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đến nói chuyện theo chuyên đề. Tuy nhiên, con số này vô cùng khiêm tốn, các trường chủ yếu thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh chủ yếu thông qua việc tích hợp, lồng ghép vào các bài giảng, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, các tiết sinh hoạt lớp hoặc sinh hoạt dưới cờ.

Qua trò chuyện, phỏng vấn để tìm hiểu khái quát các khó khăn tâm lý mà học sinh các trường gặp phải, đa số các em đều cho rằng có các khó khăn chủ yếu sau: Khó khăn trong học tập, khó khăn trong các mối quan hệ, khó khăn trong vấn đề cá nhân, khó khăn trong hướng nghiệp. Cụ thể, nhiều học sinh khó tập trung chú ý trên lớp, áp lực trong học tập, thi cử, kiến thức được học quá nhiều so với khả năng của bản thân; khó khăn trong việc hiểu và đáp ứng mong muốn của người khác; khó khăn trong giao tiếp, thiếu tự tin…

Để làm rõ một phần những khó khăn trong học tập, trong phấn đấu rèn luyện (hạnh kiểm) của học sinh, từ đó có cái nhìn bao quát hơn thực trạng tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên, chúng tôi tổng hợp kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh trong năm học gần nhất, năm học 2016 - 2017 thể hiện qua bảng 2.4a và 2.4b như sau:

Bảng 2.4a. Xếp loại học lực của học sinh THCS TP Thái Nguyên năm học 2016–2017‌


Các trường THCS

Học lực

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Quang Trung

310

31,8

468

48

156

16

41

4,3

1

0,1

Chu Văn An

654

77,3

157

18,6

35

4,1

0

0

0

0

Trưng Vương

223

42,4

222

42

78

14,8

4

0,8

0

0

Gia Sàng

197

41,3

189

39,6

87

18,2

4

0,9

0

0

Bảng 2.4b. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS TP Thái Nguyên năm học 2016–2017‌

Các trường THCS

Hạnh kiểm

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Quang Trung

828

84,8

141

14,4

7

0,7

0

0

Chu Văn An

815

96,3

31

3,7

0

0

0

0

Trưng Vương

483

91,4

40

7,6

5

0,1

0

0

Gia Sàng

426

89,3

45

9,4

6

1,3

0

0

Qua bảng 2.4a và 2.4b chúng ta thấy, xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh bốn trường THCS mà chúng tôi khảo sát, chúng tôi có nhận định như sau:

Về mặt học lực, đa số các em có học lực từ trung bình trở lên, đạt 98,5%. Trong đó có 48,2% đạt học lực giỏi; 37,1% đạt học lực khá. Tuy nhiên, vẫn còn học sinh đạt học lực yếu và kém chiếm 1,5% trên tổng số 4 trường. Cá biệt, trường Quang Trung có 41 học sinh học lực yếu và 1 học sinh học lực kém.

Về hạnh kiểm, cả 4 trường khảo sát đều không có học sinh nào có hạnh kiểm yếu; hạnh kiểm trung bình còn 0,5% rơi vào các trường THCS Quang Trung, THCS Trưng Vương, THCS Gia Sàng; hạnh kiểm khá tốt đạt 99,5% trên tổng số học sinh. Như vậy, mặt bằng chung về học tập và hạnh kiểm vẫn còn nhiều học sinh gặp khó khăn, cần được giúp đỡ, cần sự hỗ trợ tâm lý từ các thầy cô giáo, từ các nhà tư vấn tâm lý học đường.

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Thu thập, xử lý số liệu, phân tích và đánh giá được thực trạng tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên, từ đó đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng về hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên.

- Thực trạng về tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

* Để khảo sát thực trạng về tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản; phương pháp điều tra bằng ankét; phương pháp quan sát và trao đổi trò chuyện; phương pháp khảo nghiệm sư phạm…

* Phương thức xử lý số liệu.

Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học và phần mềm Excel để xử lý số liệu theo mục đích khảo sát, điều tra.

- Công thức tính phần trăm: 0 0

A .100

B

Trong đó: + A là số lượng khách thể trả lời

+ B là số lượng khách thể được nghiên cứu

- Sử dụng phần mềm excel để tính tổng, tính phần trăm.v.v…

2.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THCS thành phố Thái Nguyên về tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò và sự cần thiết của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh THCS, chúng tôi sử dụng câu 1 (phụ lục 1, phụ lục 2 và phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên


Stt


Nội dung

Mức độ đánh giá

Rất

quan trọng

Quan

trọng

Không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giúp học sinh nhận diện những khó khăn về

tâm lý và biết cách tìm nơi trợ giúp

214

81,1

48

18,2

2

0,8


2

Giúp phụ huynh học sinh biết phát hiện khó khăn về tâm sinh lý của con cái; biết phối

hợp với các lực lượng giáo dục


206


78


53


20,1


5


1,9


3

Giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách

toàn diện cho học sinh


198


75


62


23,5


4


1,5


4

Góp phần giáo dục, đào tạo cho xã hội một đội ngũ tri thức trẻ trong tương lai, phát triển hài hòa về các mặt: thể chất; trí tuệ; đạo đức; thẩm mỹ; có kỹ năng lao động; kỹ năng làm chủ bản thân, vượt qua mọi khó khăn trong

cuộc sống.


195


73,9


58


22


11


4,2

Chung

203

76,9

55

20,8

6

2,3

Qua bảng 2.5 cho thấy có 97,7% cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên nhận thức về hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh ở các trường THCS là rất quan trọng và quan trọng. Ở mức rất quan trọng chiếm 76,9%, ở mức quan trọng là 20,8%. Điều này khẳng định vai trò của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS. Ta biết rằng, mục đích trên hết của các hoạt động giáo dục là phục vụ nhu cầu của học sinh, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Do đó, các nhà giáo dục đều nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường. Đặc biệt, Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa ban hành thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT, ngày 18/12/2017 hướng dẫn các trường phổ thông triển khai

thực hiện công tác, hỗ trợ tư vấn tâm lý học đường cho học sinh. Đây là hành lang pháp lý vô cùng quan trọng để tất các trường phổ thông trong cả nước đồng loạt thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong trường học.

Vai trò của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường có tác động, ảnh hưởng đến rất nhiều chủ thể, cá nhân, tổ chức. Trong bốn nội dung được đề cập, ở mức rất quan trọng, nội dung được các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh lựa chọn nhiều nhất là: Giúp HS nhận diện những khó khăn về tâm lý và biết cách tìm nơi trợ giúp (81,1%). Ở nhà trường phổ thông, mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào người học, vì người học, giúp người học phát triển. Do đó, hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cũng lấy người học làm trung tâm, người học là đối tượng chính của sự tác động. Nội dung được nhận thức ở mức rất quan trọng xếp thứ hai là: Giúp phụ huynh học sinh biết phát hiện khó khăn về tâm sinh lý của con cái, biết phối hợp với các lực lượng giáo dục (78%); tiếp theo là nội dung: Giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh (75%); xếp cuối cùng là nội dung: Góp phần giáo dục, đào tạo cho xã hội một đội ngũ tri thức trẻ trong tương lai, phát triển hài hòa về các mặt: thể chất; trí tuệ; đạo đức; thẩm mỹ; có kỹ năng lao động; kỹ năng làm chủ bản thân, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống (73,9%).

Như vậy, đa số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lý trong trường học. Tuy nhiên, nội dung thứ tư: Góp phần giáo dục, đào tạo cho xã hội một đội ngũ tri thức trẻ trong tương lai, phát triển hài hòa về các mặt: thể chất; trí tuệ; đạo đức; thẩm mỹ; có kỹ năng lao động; kỹ năng làm chủ bản thân, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống các ý kiến cho rằng hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường có vai trò ảnh hưởng thấp nhất trong bốn nội dung là điều chưa thoả đáng, bởi vì suy cho cùng tất cả các hoạt động giáo dục tác động đến học sinh đều nhằm tạo ra cho đất nước nguồn lực trí thức trẻ đủ sức, đủ tài gánh vác trọng trách của đất nước. Mặt khác, qua khảo sát thực trạng ở các trường, nhiều nơi mảng hỗ trợ tâm lý học đường còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm. Nhiều học sinh không biết thậm chí chưa từng được nghe về hỗ trợ tâm lý học đường nên các em cho rằng nó không có vai trò ảnh hưởng gì với bản thân, với xã hội.

Qua bảng số liệu trên, nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường còn những hạn chế nhất định. Điều này, giúp cho CBQLGD, Hiệu trưởng các trường khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường tại trường THCS phải có biện pháp nâng cao nhận thức cho học sinh, cho cán

bộ giáo viên về vai trò của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, để khi có khó khăn tâm lý học sinh sẽ tìm đến các thầy cô, các tư vấn viên nhằm giúp các em giải tỏa các vướng mắc trong học tập, trong cuộc sống.

2.3.2. Những khó khăn tâm lý thường gặp của học sinh THCS.

Để tìm hiểu thực trạng những khó khăn tâm lý thường gặp của học sinh THCS TP. Thái Nguyên (thông qua hình thức tự đánh giá), chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Khó khăn tâm lý thường gặp của học sinh THCS TP. Thái Nguyên



Stt


Các biểu hiện

Mức độ khó khăn

Thường xuyên

khó khăn

Đôi khi

khó khăn

Không

khó khăn

SL

%

SL

%

SL

%

1

Khó khăn tâm lý liên quan đến học tập

74

46,3

81

50,6

5

3,1


1.1. Khó tập trung chú ý trên lớp

79

49,4

76

47,5

5

3,1

1.2. Không hiểu bài giảng

33

20,6

121

75,6

6

3,8

1.3. Thiếu phương pháp học tập hiệu quả

97

60,6

61

38,1

2

1,3

1.4. Khó khăn trong việc vận dụng kiến thức đã

được học để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

58

36,3

94

58,8

8

5

1.5. Khó khăn trong việc ghi nhớ các nội dung đã

học trên lớp

62

38,8

90

56,3

8

5

1.6. Phải chịu nhiều áp lực học tập từ bạn bè,

cha mẹ, thầy, cô giáo

115

71,9

43

26,9

2

1,3

2

Khó khăn tâm lý liên quan đến vấn đề định

hướng nghề nghiệp trong tương lai

111

69,4

43

26,9

6

3,8


2.1. Thiếu thông tin về ngành nghề

155

96,9

5

3,1

0

0

2.2. Dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác

147

91,9

13

8,1

0

0

2.3. Mong muốn về nghề nghiệp của bản

thân trái ngược với mong muốn của bố mẹ

89

55,6

66

41,3

5

3,1

2.4. Mong muốn về nghề nghiệp của bản thân

trái ngược với định hướng của thầy, cô giáo

97

60,6

61

38,1

2

1,3

2.5. Mong muốn về nghề nghiệp của bản

thân trái ngược với ý kiến của bạn bè

66

41,3

69

43,1

25

15,6

2.6. Mong muốn về nghề nghiệp của bản

thân mâu thuẫn với khả năng của mình

113

70,6

42

26,3

5

3,1

3

Khó khăn tâm lý liên quan đến giao tiếp, các mối quan hệ tình cảm

104

65

44

27,5

12

7,5


3.1. Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với

thầy cô giáo

107

66,9

49

30,6

4

2,5

3.2. Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với bạn

bè, đặc biệt là bạn khác giới

73

45,6

54

33,8

33

20,6

3.3. Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với các

thành viên trong gia đình

123

76,9

31

19,4

6

3,8

3.4. Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với

cộng đồng

114

71,3

42

26,3

4

2,5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022